Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả vàng câu cá ngừ đại dương ở thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Đánh giá hiệu quả vàng câu cá ngừ đại dương ở thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . iv
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . iv
    DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC v
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 3
    1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước . 3
    1.1.1. Nghiên cứu sự di cư của cá ngừ và xác định ngư trường . 3
    1.1.2. Độ sâu phân bố của cá ngừ đại dương . 4
    1.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước biển đến sự phân bố của cá ngừ 5
    1.1.4. Ảnhhưởng của địa hình đáy biển đến sự phân bố của cá ngừ 6
    1.1.5. Đặc điểm sinh học cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) 6
    1.1.6. Đặc điểm sinh học cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) 7
    1.1.7. Công nghệ khai thác cá ngừ 8
    1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước . 9
    CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 15
    2.1. Nội dung nghiên cứu 15
    2.1.1. Khảo sát hiện trạng nghề câu cá ngừ ở thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên . 15
    2.1.2. Khảo sát việc sử dụng vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến trong thực tiễn sản
    xuất ở thành phố Tuy Hòa . 15
    2.1.3. Đánh giá hiệu quả khai thác của vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến 15
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 15
    2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát 15
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 15
    2.2.4. Phân tích và xử lý số liệu 26
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
    3.1. Hiện trạng nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở thành phố Tuy Hòa-Phú Yên 27
    3.1.1. Cơ cấu nghề nghiệp nghề khai thác hải sản tỉnh Phú Yên 27
    3.1.2. Đối tượng, mùa vụ và ngư trường khai thác 28
    3.1.3. Đặc tính kỹ thuật tàu thuy ền làm nghề câu vàng cá ngừ đại dương 28
    3.1.4. Đặc điểm kỹ thu ật vàng câu cá ngừ đại dương ở thành phố Tuy Hòa . 30
    3.2. Khảo sát việc sử dụng vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến trong thực tiễn sản xuất ở
    thành phố Tuy Hòa 33
    3.2.1. Cơ sở khoa học để đề tài “Câu cá ngừ đại dương” đề xuất vàng câu cá ngừ đại
    dương cải tiến. 33
    ii
    3.2.2. Khảo sát việc sử dụng vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến ở thành phố Tuy
    Hòa tỉnh Phú Yên 35
    3.3. Đánh giá hiệu quả khai thác của vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến . 36
    3.3.1. Thi công vàng câu . 36
    3.3.2. Bố trí thí nghiệm 36
    3.3.3. Sản lượng và thành phần loài cá đánh bắt . 39
    3.3.4. Năng suất khai thác . 40
    3.3.5. Đánh giá hiệu quả vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến trên cơ sở năng suất
    khai thác . 41
    3.3.6. Đánh giá hiệu quả vàng câu cá ngừ đại dương cải tiến trên cơ sở hiệu quả
    kinh tế . 43
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 45
    1. Kết luận 45
    2. Đề xuất . 45
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 47
    PHỤ LỤC 49


    MỞ ĐẦU
    Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới; vùng biển nước ta có 2 loài cá ngừ có
    giá trị kinh tế cao và đang được ngư dân khai thác mạnh là cá ngừ vây vàng (Thunnus
    albacares) và cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) (sau đây gọi tắt là cá ngừ đại dương).
    Đây cũng là hai loài cá ngừ có kích thước cá thể lớn (chiều dài lớn nhất có thể đạt tới
    250 cm), có giá trị kinh tế cao, đồng thời cá ngừ vây vàng là loài cá “nhiệt đới”, rất
    phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng biển nước ta (Kitty Simonds and William L.
    Robinson, 2006).
    Nghề câu vàng cá ngừ đại dương đã được du nhập vào nước ta từ năm 1992. Đến
    năm 2004, số lượng tàu câu vàng cá ngừ đại dương của cả nước có khoảng 1.670 tàu,
    trong đó có khoảng 45 tàu câu công nghiệp, số còn lại là các tàu có kích thước nhỏ với
    côngnghệ khai thác thô sơ. Nghề câu vàng cá ngừ đại dương được du nhập vào nước ta
    theo cách tự phát và ít được nghiên cứu hoàn chỉnh về kết cấu ngư cụ; qui trình khai
    thác . cho phù hợp với cỡ tàu thuy ền và ngư trường Việt Nam.
    Hiện nay tồn tại hai mô hìnhcâu vàng là mô hình câu thủ công và mô hình câu
    công nghiệp. Mô hình câu thủ công có đặc điểm là cứ mỗi dây thẻo câu có một phao
    ganh, vì vậy các lưỡi câu đều có độ sâu đồng nhất. Do cách kết cấu như vậy nên trong
    thực tế ngư dân thường sử dụng độ sâu lưỡi câu trong kho ảng 45 -65 m. Hiện nay hầu
    hết các tàu câu của ngư dân đều sử dụng mô hình này. Mô hình câu công nghi ệp có
    đặc điểm là cứ 5 -20 dây thẻo câu mới buộc 1 phao ganh. Vì vậy vàng câu sẽ có độ
    võng và độ sâu làm việc của lưỡi câu có thể dao động trong khoảng 50 -250 m. Mô
    hình câu này chỉ được phổ biến trên số ít các tàu câu cỡ lớn.
    Một vấn đề đặt ra là ngư dâncòn íthiểu biết về độ sâu phân bố của cá ngừ đại
    dương, về sự di cư thẳng đứng của cá ngừ phụ thuộc vào ngày và đêm; ảnh hưởng của
    nhiệt độ nước biển đến sự phân bố của cá; ngư cụ còn chưa phù hợp . Vì vậy việc tiến
    hành nghiên cứu về các vấn đề nói trên phục vụ cho việc cải tiến ngư cụ, nâng cao
    năng suất khai thác là rất quan trọng và cần thiết.
    Để đáp ứng nhu cầu trên, Bộ Thủy sản đãgiao cho Viện Nghiên cứu Hải sản
    thực hiện đề tài độc lập cấp Bộ:“Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới
    trong nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung và Đông Nam bộ” (gọi tắt
    là đ ề tài“Câu cá ngừ đại dương”). Một trong những nội dung chính của đề tài là:
    Nghiên cứu cải tiến vàng câu cá ngừ đại dương trên các tàu câu thủ công của ngư
    dân. Sau khi hoàn thành, đề tài trên đã đề xuất mẫu vàng câu cá ngừ đại dương cải
    2
    tiến. Tuy nhiên, hiệu quả việc ứng dụng vàng câu cá ngừ đại dương trong thực tế mà
    đề tài “Câu cá ngừ đại dương” đề xuất chưa được đánh giá.
    Đề tài “Đánh giá hiệu quả vàng câu cá ngừ đại dương ở thành phố Tuy Hòa tỉnh
    Phú Yên” trong khuôn khổ luận văn cao học là một bước tiếp theo hết sức cần thiết
    trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng của công trình nghiên cứu khoa
    học vào thực tiễn sản xuất.
    Mục tiêu chính của đề tài: Đánh giá hiệu quả khai vàng câu cá ngừ đại dương
    do đề tài “Câu cá ngừ đại dương” đề xuất tại tỉnh Phú Yên.
    3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
    Cá ngừ là đối tượng khai thác quan trọng ở vùng nước xa bờ và đang được sự
    đầu tư phát triển khai thác, chế biến và quản lý nguồn lợi của rất nhiều quốc gia trên
    thế giới. Trong 30 năm qua, sản lượng khai thác cá ngừ đã tăng gấp đôi, từ 2 triệu tấn
    (1975) tăng lên hơn 4 triệu tấn (2005). Hiện nay, việc khai thác các đối tượng cá ngừ
    đã đạt được trình độ phát triển cao. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm đánh giá
    nguồn lợi cá ngừ, xác định ngư trường, sự di cư, tập tính sinh học cá ngừ ở các vùng
    biển nghiên cứu. Các công nghệ mới khai thác cá ngừ đã phát triển rất mạnh ở nhiều
    nước. Các đội tàu khai thác cá ngừ có qui mô lớn đã khai thác rất thành công bởi các
    nghề như: lưới vây cá ngừ; câu vàng; câu cần,
    Trong tổng số 4 triệu tấn cá ngừ đánh bắt được hàng năm trên thế giới, có tới
    65% sản lượng khai thác ở Thái Bình Dương, 21% ở Ấn Độ Dương và 14% ở Đại Tây
    Dương, trong đó cá ngừ vây vàng (thunnus albacares) chiếm đến 30% và cá ngừ mắt
    to (thunnus obesus) chiếm khoảng 10%, cá ngừ vây ngực d ài (thunnus alalunga)
    chiếm 5%, tổng sản lượng cá ngừ thế giới (Joseph, 2003).
    FAO (1997), đã xuất bản tập Tuna Atlat, giới thiệu sản lượng của từng loài cá
    ngừ hàng năm ở các vùng biển (1970 -1993). Giới thiệu những bản đồ của một số
    thông số đặc trưng quan trọng liên quan đến sự phân bố của cá ngừ như nhiệt độ trung
    bình bề mặt nước biển hàng năm trên toàn thế giới; độ sâu của tầng nước đột biến
    nhiệt độ; nhiệt độ trung bình hàng năm ở các tầng nước sâu 100m và 250m; sản lượng
    khai thác của các loài cá ngừ bằng các phương pháp khai thác khác nhau.
    1.1.1. Nghiên c ứu sự di cư của cá ngừ và xác định ngư trường
    Cá Ngừ phân bố rất rộng ở tất cả các đại dương và có tính di cư cao. Nhiều
    công trình nghiên cứu về sự di cư của cá Ngừ, nhưng đến nay con người vẫn có hiểu
    biết chưa đầy đủ về sự di cư này.
    Một số chương trình đánh dấu cá ngừ để nghiên cứu sự di cư của cá đã được
    tiến hành. Chương trình “Nghiên cứu và đánh dấu cá ngừ” ở Ấn Độ Dương đã được
    bắt đầu từ năm2002 và sẽ tiến hành trong 10 năm. Riêng năm 2005 đã đánh dấu được
    80.000 con cá ngừ (hầu hết là Cá ngừ Vây vàng và Cá ngừ Mắt to). Chương trình c ũng
    nghiên cứu về ảnh hưởng của Elnino đến nguồn lợi cá Ngừ. Nhờ vậy, bước đầu đã
    4
    nắm được quá trình di cư của các đàn cá Ngừ, giúp cho việc tổ chức khai thác có hiệu
    quả và bảo vệ nguồn lợi được tốt hơn [20].
    Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự phân bố của cá ngừ với điều kiện môi
    trường đã được tiến hành[13],[16],[18], [20]. Một số công trình nghiên cứu đã phát
    hiện ra rằng sự phân bố của cá Ngừ gắn kết chặt chẽ với nhiệt độ nước biển. Nhiệt độ
    thích hợp cho sự tập trung các đàn cá Ngừ vào khoảng từ 15 –30độ C, phổ biến nhất
    là ở khoảng nhiệt độ từ 18 –28độ C. Khi nhiệt độ của vùng nước bị nóng lên, cá Ngừ
    có xu hướng di chuyển đến những vùng có nhiệt độ thấp phù hợp. Dựa vào đặc tính
    này, kết hợp với kỹ thuật viễn thám [21], sẽ giúp cho việc xác định sự di chuyển của
    các đàn cá Ngừ. Các ảnh chụp từ vệ tinh sẽ cho bản đồ nhiệt độ của cả một vùng biển
    rộng lớn với những vùng có màu sắc khác nhau, tương ứng với nhiệt độ bề mặt nước
    biển khác nhau. Dựa vào sự thay đổi màu sắc của bản đồ nhiệt độ qua từng ngày, kết
    hợp với kết quả đánh bắt kiểm chứng, sẽ suy ra sự di chuyển và biết được sự phân bố
    của cá Ngừ (Stretta, 1991). Điều này rất có ý nghĩa cho đội tàu khai thác, giảm được
    chi phí nhiên liệu trong quá trình chạy tàu tìm cá và tăng hiệu quả khai thác rất nhiều.
    Ngoài ra ảnh hưởng của các dòng hải lưu cũng tác động đến sự phân bố và di cư
    của cá Ngừ. ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương, cá Ngừ thường tập trung theo dải
    vĩ độ 2
    0
    N -2
    0
    S và 3
    0
    N -6
    0
    N, tương ứng với ảnh hưởng của dòng hải lưu xích đạo
    (EC) và dòng Hải lưu Ngược Xích đạo Bắc (NECC). Rõ ràng, các dòng hải lưu đã ảnh
    hưởng đến sự di chuyển của các đàn cá Ngừ[21].
    Kết hợp với số liệu đánh bắt của nghề cá thương phẩm thông qua nhật ký và số
    liệu thu được từ các bến cá đã giúp cho việc đánh giá và xác định ngư trường. Các kết
    quả nghiên cứu về ngư trường cá Ngừ được thể hiện trên các bản đồ ngư trường, giúp
    cho các tàu nâng cao được năng suất đánh bắt.
    1.1.2. Độ sâu phân bố của cá ngừ đại dương
    Độ sâu phân bố cá Ngừ Đại dương cũng khác nhau theo từng loài và bị thay đổi
    bởi những yếu tố sinh học như là mật độ sinh vật phù du, cá nhỏ (ăn mồi), nhiệtđộ
    nước, độ muối, dòng chảy và cường độ sáng.
    Một số tàu nghiên cứu như Shinro Maru, Magasaki Maru, Kysho Maru . đã sử
    dụng máy dò cá có tần số 14Khz, 28Khz để nghiên cứu độ sâu phân bố của cá Ngừ
    phụ thuộc vào thời điểm trong ngày, vào lớp nước xáo trộn; địa hình đáy; loài cá Ngừ


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Tiến Cảnh (2004), Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển và hiện trạng môi
    trường vùng biển quần đảo Trường Sa, Báo cáo tổng kết dự án, Viện Nghiên cứu
    Hải sản.
    2. Bùi Đình Chung và CTV (1997), Kết quả nghiên cứu nguồn lợi và công cụ khai
    thác h ải sản ở quần đảo Trường Sa, Viện Nghiên cứu Hải sản.
    3. Trần Định, Phạm Quốc Huy (2002), Đặc điểm sinh học cá ngừ mắt to (Thunnus
    obesus -Lowe, 1839) và cá ngừ vây vàng (Thunnus anbacares -Bonnaterre,1788)
    ở vùng biển Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hải sản.
    4. Trần Định, Đào Mạnh Sơn (1999), Dẫn liệu ban đầu về tình hình nguồn lợi cá
    vùng biển quần đảo Trường Sa, Viện Nghiên cứu Hải sản.
    5. Nguyễn Long; 2006; Nghiên cứu cải tiến ứng dụng công nghệ mới trong nghề
    câu cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung và Đông Nam bộ; Báo cáo tổng kết
    đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản.
    6. Nguyễn Công Rương 1987), Mối liên quan của một số yếu tố môi trường đến
    sự phân bố và biến động của các bãi cá chính vùng biển miền Nam Việt Nam, Viện
    Nghiên cứu Hải sản.
    7. Đào Mạnh Sơn (2003), Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn
    công nghệ khai thác phù hợp Phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt nam, Tài liệu
    Viện Nghiên cứu Hải sản.
    8. Đào Mạnh Sơn (6/2005), Nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi
    cá nổi (chủ yếu là cá ngừ vằn, ngừ vây vàng, ngừ mắt to) và hiện trạng cơ cấu nghề
    nghiệp khu vực biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ, Báo cáo tổng kết đề tài,
    Viện Nghiên cứu Hải sản.
    9. Đinh Văn Ưu (2004), Xây dựng mô hình d ự báo khai thác cá và cấu trúc hải
    dương có liên quan phục vụ đánh bắt xa bờ ở vùng biển Việt Nam, Báo cáo tổng
    kết Đề tài, 1iện Nghiên cứu Hải sản.
    10. Chu Tiến Vĩnh, Trần Định (1993), Đặc điểm sinh học, phân bố, di cư cá ngừ ở
    biển Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài KN04.01, Viện Nghiên cứu Hải sản.
    11. Brill, R.; 1994; A review of temperature and oxygen tolerance studies of tunas
    pertinent to fisheries oceanography, movements models and stock assessments;
    Fish. Oceanogr., 3 (3): 204-216.
    48
    12. Dagorn L., K.N. Holland, J-P. Hallier, M. Taquet, G. Moreno, G. Sancho, D. G.
    Itano, R. Aumeeruddy, C. Girard, J. Million and A. Fonteneau, (2006); Deep diving
    behavior observed in yellowfin tuna (Thunnus albacares); Aquat. Living Resour.
    19, 85–88.
    13. Hanamoto, E. 1987. Effect of oceanographic environment on bigeye tuna
    distribution. Bulletin of the Japanese Society of Fishery Oceanography 51:203-2.
    14. John Hampton and Kevin (1993), Fishing for Tuna associated with Floating
    object, A review of the western pacific fishery, Tuna and billfish Assessment
    Programe, Technical Report No 31, Noumea Caledonia.
    15. John Hampton; 2002; Stock assessment of yellowfin tuna in the western and
    central Pacific Ocean; Oceanic Fisheries Pogramme Secretariat of the Pacific
    Community, Noumea, New Caledonia.
    16. Hisada ;1979; Relationship between water temperature and maturity of bigeye
    tuna caught by longline in the central and eastern tropical Pacific Ocean
    17. Magnuson, J.J., 1978. Locomotion by scombrid fishes: hydrodynamics,
    morphology, and behavior. Fish Physiol., 7: 239-313.
    18. Mark N. Maunder and Shelton J. Harley; 2002; Status of bigeye tuna in the
    eastern Pacific Ocean in 2001 and outlook for 2002; Inter-American Tropical Tuna
    Commission (IATTC), La Jolla, CA, USA.
    19. Miyabe. N; 1994; Japanese yellowfin tuna fisheries in the western and central
    Pacific and updated CPUE from those fisheries; Paper presented at the 4th Meeting
    of the Western Pacific Yellowfin Tuna Research Group, Koror, Palau, 9-11 August
    1994. S. Pac. Comm. 12 p.
    20. Kitty Simonds and William L. Robinson; 2006; Management measures for
    Pacific Bigeye Tuna and Western and Central Pacific Yellowfin Tuna; Wes-tern
    Pacific Regional Fishery management Concil-Honolulu-Hawaii.
    21. J.M. Stretta; 1991; Forecasting models for tuna fishery with aerospatial remote
    sensing; Int.J. Remote sensing, vol. 12, No.4, 771-779.
    22. Keishi Shibata and Minoru Nishimura, 1997; Analysis of fish-Finder records-VIII-classification and interpretation of echo trace on the tuna fishing ground
    Tokai-University.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...