Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của Etanercept sau 12 tuần điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 3
    1.1.1. Vai trò của HLA B27 trong cơ chế bệnh sinh 3
    1.1.2. Sụn xơ là mô đích trong đáp ứng miễn dịch bất thường của bệnh 4
    1.1.3. Vai trò của vi khuẩn trong cơ chế bệnh sinh 4
    1.1.4. Vai trò của TNF – α trong cơ chế bệnh sinh 4
    1.1.5. Tổn thương giải phẫu bệnh . 6
    1.2. Điểm qua đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh VCSDK . 8
    1.2.1. Biểu hiện tại khớp 8
    1.2.2. Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp 9
    1.2.3. Các dấu hiệu cận lâm sàng và X quang . 9
    1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VCSDK 11
    1.4. Tiến triển và biến chứng . 11
    1.4.1. Tiến triển 11
    1.4.2. Biến chứng . 13
    1.5. Các phương pháp điều trị bệnh VCSDK . 13
    1.5.1. Mục tiêu điều trị theo ASAS/EULAR 2006: . 13
    1.5.2. Điều trị nội khoa . 13
    1.5.3. Các phương pháp điều trị bệnh khác . 18
    1.6. Vài nét về etanercept và các nghiên cứu sử dụng etanercept (Enbrel) trong điều trị VCSDK 18
    1.6.1. Vài nét về cấu trúc TNF–α và các thụ thể của TNF-α 18
    1.6.2. Đại cương về Etanercept 19
    1.6.3. Các công trình nghiên cứu về hiệu quả điều trị của etanercept trong bệnh VCSDK 23

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 25
    2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
    2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân . 25
    2.1.3. Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu . 25
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26
    2.2.2.Các chỉ số trong nghiên cứu 26
    2.3. Xử lý số liệu: . 30
    2.4. Đạo đức trong nghiên cứu: . 30
    2.5. Sơ đồ nghiên cứu: . 31

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
    3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32
    3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân của 2 nhóm . 32
    3.1.2. Đặc điểm các thông số được sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá hiệu quả điều trị tại thời điểm ban đầu (T0) .
    3.2. Hiệu quả điều trị của etanercept . 34
    3.2.1. Hiệu quả điều trị sau 12 tuần trên điểm đau VAS ở cột sống về đêm 34
    3.2.2. Hiệu quả điều trị trên điểm đau VAS TB ở vị trí ngoài cột sống 35
    3.2.3. Hiệu quả điều trị đánh giá trên số vị trí sưng hoặc đau ngoài cột sống 36
    3.2.4. Hiệu quả điều trị sau 12 tuần đánh giá trên chỉ số BASDAI . 37
    3.2.5. Hiệu quả điều trị sau 12 tuần đánh giá trên chỉ số BASFI 39
    3.2.6. Hiệu quả điều trị sau 12 tuần đánh giá trên sự thay đổi độ giãn cột sống thắt lưng . 40
    3.2.7. Hiệu quả điều trị sau 12 tuần đánh giá trên thông số máu lắng giờ đầu 41
    3.2.8. Hiệu quả điều trị sau 12 tuần đánh giá trên thông số CRP 43
    3.2.9. Hiệu quả điều trị qua thay đổi lượng Hemoglobin trung bình . 45
    3.2.10. Hiệu quả sau 12 tuần điều trị đánh giá trên giảm liều thuốc NSAIDs kèm theo 46
    3.3. Đánh giá tính an toàn của etanercept sau 12 tuần điều trị 47
    3.3.1. Thông số về chức năng thận (Creatinine) sau 12 tuần điều trị 47
    3.3.2. Xét nghiệm men gan sau 12 tuần điều trị . 47
    3.3.3. Các tác không mong muốn sau 12 tuần điều trị . 48

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN . 50
    4.1. Đặc điểm về tuổi, giới và thời gian mắc bệnh trung bình 50
    4.2. Đặc điểm các thông số được sử dụng để đánh giá hiệu quả điều trị của etanercept tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu (T0) 52
    4.3. Hiệu quả điều trị của etanercept sau 12 tuần 54
    4.3.1. Hiệu quả giảm đau trên điểm VAS tại cột sống về đêm . 54
    4.3.2. Hiệu quả giảm đau trên điểm VAS TB tại vị trí ngoài cột sống 55
    4.3.3. Hiệu quả điều trị đánh giá qua số vị trí sưng hoặc đau ngoài cột sống . 56
    4.3.4. Hiệu quả điều trị đánh giá qua mức độ hoạt động bệnh . 57
    4.3.5. Hiệu quả điều trị đánh giá trên chỉ số BASFI 60
    4.3.6. Hiệu quả điều trị đánh giá qua sự cải thiện khả năng vận động cột sống thắt lưng . 62
    4.3.7. Hiệu quả điều trị sau 12 tuần đánh giá qua các chỉ số pha viêm cấp . 64
    4.3.8. Hiệu quả điều trị qua thay đổi lượng Hemoglobin trung bình . 66
    4.3.9. Hiệu quả điều trị đánh giá qua việc giảm liều thuốc NSAIDs kèm theo . 67
    4.4. Nhận xét tính an toàn của etanercept sau 12 tuần điều trị VCSDK . 68
    4.4.1. Tính an toàn trên lâm sàng . 68
    4.4.2. Tính an toàn trên các thông số cận lâm sàng . 70
    KẾT LUẬN .

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một bệnh khớp viêm mạn tính thường gặp nhất trong nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính, tỷ lệ bệnh trên thế giới vào khoảng 0,1–1% dân số (tùy nước), bệnh chiếm tỷ lệ 15,4% trong các bệnh nhân khớp điều trị nội trú tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai [1].
    Viêm cột sống dính khớp thường khởi phát ở nam giới trẻ tuổi. Bệnh biểu hiện lâm sàng là tình trạng viêm đa khớp với các đợt viêm cấp tính trên cơ sở diễn biến mạn tính. Mặc dù, bệnh ít gây tử vong song ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động khớp làm giảm khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [2].
    Dù đã được nghiên cứu, tìm tòi về điều trị song trên thế giới cũng như ở Việt Nam việc điều trị bệnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo khuyến cáo của ASAS/EULAR 2006 [3] nguyên tắc chung trong điều trị bệnh ngoài các biện pháp không dùng thuốc thì các thuốc được lựa chọn đầu tay bao gồm: thuốc chống viêm không steroid và thuốc giảm đau. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn không kiểm soát được tình trạng hoạt động của bệnh dù đã dùng các loại thuốc trên với liều tối đa cho phép, hơn nữa nếu dùng kéo dài các thuốc này sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày, thủng dạ dày – tá tràng do loét .
    Dựa trên sự hiểu biết cơ chế bệnh sinh ở mức độ phân tử cụ thể với việc phát hiện và chứng minh cytokin tiền viêm TNF-α giữ vai trò then chốt trong hàng loạt chuỗi phản ứng viêm của nhiều bệnh khớp khác nhau trong đó có VSCDK [4]. Sự hiểu biết trên là cơ sở cho sự ra đời một loại thuốc mới: thuốc ức chế TNF–α. Tiến bộ này đã tạo ra một bước ngoặt trong điều trị bệnh mang lại cho bệnh nhân nhiều hy vọng mới. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu khẳng định hiệu quả và tính an toàn của thuốc ức chế TNF-α, kể cả khi chỉ định dùng lâu dài [5]. Năm 2003 tổ chức ASAS (Assessment of spondyloArthritis International Society) lần đầu tiên đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng thuốc ức chế TNF- α trong điều trị bệnh VCSDK [6]. Hiện có 3 loại thuốc ức chế TNF-α được FDA chứng minh trong điều trị VCSDK là: infliximab, adalimumab và etanercept. Tại nước ta do khó khăn về kinh tế nên gần đây nhóm thuốc này mới được đưa vào sử dụng và hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng thuốc ức chế TNF-α trong điều trị VCSDK. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của etanercept (Enbrel) sau 12 tuần điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp thể hỗn hợp” nhằm 2 mục tiêu:
    1. Đánh giá hiệu quả của thuốc etanercept (Enbrel) sau 12 tuần điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp thể hỗn hợp.
    2. Đánh giá tính an toàn của thuốc etanercept (Enbrel) sau 12 tuần điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp thể hỗn hợp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...