Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả và tác dụng không mong muốn của Acid Zoledronic( Aclasta) sau một năm điều trị loã

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN . 3
    1.1. Bệnh loãng xương 3
    1.1.1. Định nghĩa loãng xương . 3
    1.1.2 Phân loại loãng xương 3
    1.1.3 Cấu trúc xương và cơ chế bệnh sinh loãng xương 4
    1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới mật độ xương. 6
    1.1.5 Triệu chứng học của LX. 7
    1.1.6 Chẩn đoán loãng xương: . 8
    1.1.7 Điều trị loãng xương . 8
    1.2 Bệnh viêm khớp dạng thấp. 10
    1.2.1. Đại cương . 10
    1.2.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 12
    1.2.3. Chẩn đoán xác định bệnh VKDT . 14
    1.2.4. Chẩn đoán đợt tiến triển của bệnh. 14
    1.2.5. Điều trị. 15
    1.3. Mối liên quan giữa bệnh viêm khớp dạng thấp và loãng xương . 16
    1.4. Các nghiên cứu trong nước và thế giới về vấn đề LX trong bệnh viêm khớp dạng thấp 17
    1.5. Acid zoledronic trong điều trị loãng xương . 18
    1.5.1. Công thức hóa học, đặc tính sinh học, cơ chế tác dụng . 18
    1.5.2. Chỉ định điều trị . 21
    1.5.3. Chống chỉ định . 21
    1.5.4. Liều lượng và cách dùng 21
    1.5.5 Các tác dụng không mong muốn 22
    1.6. Các nghiên cứu sử dụng acid zoledronic trong điều trị bệnh loãng xương trong và ngoài nước . 23
    1.6.1. Các nghiên cứu sử dụng acid zoledronic ở trong nước . 23
    1.6.2. Các nghiên cứu sử dụng acid zoledronic ở nước ngoài . 24

    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu 27
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 28
    2.1.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: 28
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 28
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: . 28
    2.2.2. Nội dung nghiên cứu 28
    2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: 28
    2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 30
    2.2.5. Các chỉ số dùng trong nghiên cứu 31
    2.3. Xử l số liệu . 34
    2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 34

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
    3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=32) . 35
    3.1.1. Đặc điểm về tuổi 35
    3.1.2. Đặc điểm về giới 36
    3.1.3. Đặc điểm về chỉ số BMI 36
    3.1.4. Đặc điểm về giai đoạn bệnh VKDT . 37
    3.1.5 Đặc điểm về thời gian mắc bệnh . 37
    3.1.6. Đặc điểm mật độ xương ở bệnh nhân VKDT 38
    3.1.7. Liên quan giữa mật độ xương ở bệnh nhân VKDT và một số yếu tố . 39
    3.2. Hiệu quả của Aclasta trong điều trị loãng xương do VKDT sau 01 năm điều trị. 44
    3.2.1. Hiệu quả mật độ xương sau 1 năm điều trị . 44
    3.2.2. Hiệu quả mật độ xương so với tuổi sau 1 năm điều trị . 45
    3.2.3. Thay đổi mật độ xương ở nhóm bệnh nhân sử dụng corticoid sau 1 năm điều trị Aclasta 47
    3.2.5. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm đau VAS . 49
    3.3. Biểu hiện không mong muốn về lâm sàng và cận lâm sàng trong quá trình truyền tĩnh mạch Aclasta 50
    3.3.1. Các biểu hiện tác dụng không mong muốn toàn thân 50
    3.3.2. Các biểu hiện lâm sàng khác. 52
    3.3.3. Các xét nghiệm cận lâm sàng . 52

    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN . 54
    4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 54
    4.1.1. Đối tượng nghiên cứu 54
    4.1.2. Phương pháp nghiên cứu 56
    4.2. Mật độ xương và biểu hiện loãng xương ở bệnh nhân nghiên cứu. 57
    4.2.1. Mật độ xương trung bình tại vị trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. 57
    4.2.2. Mật độ xương trung bình cột sống thắt lưng và cổ xương đùi so với tuổi 58
    4.2.3. Ảnh hưởng của thời gian mắc bệnh. 59
    4.2.4. Các yếu tố liên quan đến sử dụng glucocorticoid (GC). 59
    4.3. Hiệu quả của Acid Zoledronic (Aclasta) trong điều trị loãng xương ở bệnh nhân VKDT sau 01 năm điều trị 62
    4.3.1. Hiệu quả mật độ xương trung bình (g/cm2) tại CSTL 62
    4.3.2. Hiệu quả mật độ xương trung bình (g/cm2) tại CXĐ 63
    4.3.3. Hiệu quả mật độ xương CSTL và CXĐ tính theo T-score 64
    4.3.4. Hiệu quả cải thiện mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo T-score sau 1 năm truyền Aclasta với tuổi 65
    4.3.5. Hiệu quả cải thiện mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi sau 1 năm truyền Aclasta với tuổi. 66
    4.3.6. Hiệu quả mật độ xương CSTL và CXĐ ở nhóm sử dụng GC hàng ngày (mg/24h) 66
    4.3.7. Hiệu quả mật độ xương CSTL và CXĐ qua DAS28-CRP . 67
    4.3.8. Hiệu quả sau 1 năm điều trị số bệnh nhân giảm mật độ xương theo T-score. 67
    4.3.9. Hiệu quả sau 1 năm truyền acid zolendronic (Aclasta) với gãy cổ xương đùi-lún xẹp đốt sống 68
    4.3.10. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS. 68
    4.4. Biểu hiện không mong muốn trong quá trình truyền thuốc . 69
    KẾT LUẬN 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Loãng xương (LX) là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương, đặc trưng bởi sự suy giảm sức mạnh của xương và giảm mật độ xương, khiến xương trở nên giòn và dễ gãy. Loãng xương được chia làm 2 loại: LX nguyên phát và LX thứ phát: LX nguyên phát là tình trạng LX tìm thấy căn nguyên như tuổi cao và LX ở phụ nữ mạn kinh. Loãng xương thứ phát là thể LX tìm thấy nguyên nhân do một số bệnh hoặc do điều trị một số thuốc gây nên. Hiện nay Chứng loãng xương có xu hướng gia tăng ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, sức khỏe, lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hậu quả nghiêm trọng nhất của loãng xương là các biến chứng gãy xương như gãy cổ xương đùi, gãy lún đốt sống, gây tàn phế, giảm tuổi thọ, ảnh hưởng lớn đến kinh tế của quốc gia.
    Loãng xương chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: tuổi, giới, hormon, chế độ sinh hoạt, luyện tập, chiều cao, cân nặng, một số thuốc, một số bệnh mạn tính, trong đó có bệnh viêm khớp dạng thấp.
    Ở nước ta, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp khoảng 0,5% dân số và chiếm tới 20% tổng số bệnh nhân bị bệnh xương khớp nằm điều trị nội trú tại các bệnh viện, bệnh thường gặp ở nữ nhiều gấp 4 đến 5 lần so với nam giới. Do bệnh diễn biến mạn tính, tiến triển nặng dần làm giảm khả năng lao động, bên cạnh đó, người bệnh còn điều trị bằng corticoid kéo dài nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng xương. Việc đánh giá mật độ xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp được phát hiện và điều trị sớm tình trạng loãng xương nhằn hạn chế các biến chứng của loãng xương [1]
    Điều trị loãng xương nhằm phòng tránh các biến chứng gãy xương, trong đó các thuốc chống loãng xương cần sử dụng lâu dài. Nhóm bisphosphonate là sự lựa chọn đầu tiên trong điều trị bệnh LX với cơ chế ức chế các hủy cốt bào, giảm quá trình hủy xương. Trong nhóm thuốc này, các thuốc sử dụng đường uống như Alendronate đã được chứng minh về hiệu quả và tính an toàn tuy nhiên có một vài hạn chế như chống chỉ định với các bệnh nhân có hội chứng trào ngược dạ dày, bệnh nhân không ngồi được ít nhất 30 phút sau uống thuốc. Ngoài ra, việc phải uống thuốc hàng ngày hoặc uống hàng tuần làm ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân [2] . Từ năm 2007, acid zoledronic là thuốc thuộc nhóm Bisphosphonate với đường dùng truyền tĩnh mạch, mỗi năm chỉ cần sử dụng một liều đã khắc phục được các hạn chế trên. Theo nghiên cứu HORIZON- Trial (2007), điều trị bằng acid zelodronic (biệt dược là Aclasta) trong 3 năm liên tục đã giảm nguy cơ gãy xương tại tất cả các vị trí so với giả dược: 70% tại cột sống; 41% tại xương hông. Ngoài ra, axid zoledronic còn làm tăng đáng kể mật độ khoáng của xương với sự cải thiện của các dấu ấn của chu chuyển xương [2].
    Acid zoledronic (Aclasta) đã được FDA cho phép chỉ định điều trị loãng xương nguyên phát và thứ phát từ năm 2007 song thuốc mới được đưa vào Việt Nam từ tháng 6/2010. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả và tác dụng không mong muốn của Acid Zoledronic (Aclasta) sau 1 năm điều trị loãng xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp’’ nhằm hai mục tiêu sau:
    1. Đánh giá hiệu quả điều trị của acid zoledronic (Aclasta sau 1 n trong điều trị loãng xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
    2. Nhận xét các biểu hiện không mong uốn trong và sau truyền 2 lần acid zoledronic (Aclasta).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...