Thạc Sĩ đánh giá hiệu quả và đề xuất phương hướng sử dụng đất nông, lâm nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện hàm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP HỢP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các từ viết tắt vi
    Danh mục các bảng vii
    Mở đầu 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.2 Yêu cầu 3
    1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
    1.3.1 Ý nghĩa khoa học 4
    1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
    1.4. Bố cục của luận văn 4
    Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đánh giá hiệu quả sử
    dụng đất
    5
    1.1. Cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp 5
    1.1.1. Khái niệm về đất đai và đất nông, lâm nghiệp 5
    1.1.2. Vai trò của đất đai trong sản xuất nông lâm nghiệp 6
    1.2 Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp 7
    1.2.1. Hiệu quả kinh tế 8
    1.2.2. Hiệu quả về xã hội 8
    1.2.3. Hiệu quả về môi trường 9
    1.3. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp 9
    1.3.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên 9
    1.3.2. Yếu tố điều kiện xã hội 9
    1.3.3 Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất 9
    1.4. Tinh hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp trên thế giới 10
    1.4.1 Nghiên cứu quản lý sử dụng đất bền vững ở một số nước trên thế giới và ở
    Việt Nam
    10
    1.4.2 Tình hình sử dụng đất nông lâm nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang 12
    1.4.3 Tình hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Hàm Yên 14
    Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 16
    2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16
    2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 16
    2.2. Nội dung nghiên cứu 16
    2.2.1. Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử
    dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện. 16
    2.2.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, các hệ thống cây trồng,
    nghiên cứu các loại hình sử dụng đất trong vùng. 16
    2.2.3. Đề xuất phương hướng sử dụng đất nông lâm nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện 17
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 17
    2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 17
    2.3.2. Chọn địa điểm nghiên cứu và phân vùng nghiên cứu 18
    2.3.3. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất, phương pháp
    [FONT=Verdana]tính hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp. 19[/FONT]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 20[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 21[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện. 21[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.1.1. Vị trí địa lý. 21[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.1.2. Địa hình, địa mạo. 21[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.1.3. Khí hậu, thời tiết 22[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.1.4. Thuỷ văn 23[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.1.5. Các loại tài nguyên khác 24[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.1.6. Thực trạng môi trường 28[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hàm Yên 29[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.2.1. Dân số và lao động 29[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 30[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng 34[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và điều kiện kinh tế xã[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]hội ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện Hàm Yên 36[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất 37[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.3.1. Biến động sử dụng đất của huyện Hàm Yên năm 2005 – 2010 37[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 48[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.3.3. Cơ cấu và diện tích cây trồng trên các loại hình sử dụng đất 50[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.3.4. Diễn biến diện tích, năng xuất, sản lượng cây trồng trên các loại hình sử[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]dụng đất nông lâm nghiệp của huyện Hàm Yên năm 2008 – 2010.[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]54[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.4. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất 57[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.4.1. Thông tin chung của các hộ điều tra. 57[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế 57[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.4.3. Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất 66[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.4.4. Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất 70[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.4.5. Đánh giá tổng hợp của các loại hình sử dụng đất 75[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.5. Định hướng sử dụng đất nông lâm nghiệp đến năm 2015 77[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.5.1. Những căn cứ để định hướng sử dụng đất 77[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.5.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 78[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.5.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 79[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.5.4. Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp 80[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.6. Đề xuất một số loại hình sử dụng đất nông lâm nghiệp theo hướng hiệu quả[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]và các giải pháp.[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]80[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.6.1 Những đề xuất về sử dụng đất 80[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.6.2. Một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên đất của huyện 84[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]Kết luận và đề nghị 89[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]1 Kết luận 89[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]2 Đề nghị 92[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]TÀI LIỆU THAM KHẢO 93[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]PHỤ LỤC 97

    [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là tài nguyên quan trọng, là một bộ phận hợp thành quan trọng của
    môi trường, không những là một tài nguyên thiên nhiên, đất đai còn là nền
    tảng phân bố dân cư, các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, là
    tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông, lâm nghiệp[30].
    Việt Nam với diện tích đất tự nhiên là 33.115.100 ha, diện tích đất nông
    nghiệp 24.997.200 ha; đất phi nông nghiệp 3.385.800 ha; đất chưa sử dụng
    4.732.100 ha; dân số khoảng 85,8 triệu người, đứng thứ 14 trong các nước
    đông dân trên thế giới, đứng thứ 3 trong các nước Đông Nam á; với bình quân
    diện tích đất trên đầu người thuộc hàng thấp trên thế giới; việc sử dụng đất
    hợp lý, đảm bảo tính bền vững là một nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của
    Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương và của toàn xã hội, hiện
    nay nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài khoa học đã đề cập tới
    vấn đề này, tuy nhiên việc đánh giá đất, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nói
    chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. [3]
    Hàm Yên là huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm hành
    chính của tỉnh 40 km về phía bắc với 17 xã và 1 thị trấn, diện tích đất tự nhiên
    90.054,60 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 83.070,10 ha, đất phi nông
    nghiệp 4.468,53 ha, đất chưa sử dụng 2.335,97 ha. Với địa hình đồi núi thuận
    lợi cho việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp , Đảng bộ nhân dân các dân
    tộc trong huyện đã đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển nông, lâm nghiệp
    theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, bước đầu đã ứng dụng các tiến bộ
    khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, triển khai việc quy
    hoạch các vùng sản xuất tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công
    nghiệp, công nghiệp chế biến đồ gỗ, sản xuất giấy, bột giấy , góp phần
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao đời sống nhân dân.
    2
    Giai đoạn 2005 đến 2010 nền kinh tế của huyện Hàm Yên đã có những
    bước chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10,8%, sản
    xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ lệ 50,22%; sản xuất công nghiệp -thủ công nghiệp chiếm 26,35%; dịch vụ thương mại chiếm 23,43%; Tăng
    trưởng kinh tế đã góp phần đẩy nhanh tốc độ đầu tư phát triển về cơ sở hạ
    tầng, tuy nhiên với đặc thù miền núi nền kinh tế của huyện còn nhiều khó
    khăn, yếu kém; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; chưa tạo được bước đột
    phá để khai thác và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của huyện, nhất là
    một số lĩnh vực như: Đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, vật liệu xây
    dựng, cây ăn quả, du lịch sinh thái; Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, tự phát
    chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. [34]
    Do thực trạng của nền kinh tế còn thấp tại Đại hội Đảng bộ huyện Hàm
    Yên lần thứ XIX đã đưa ra nhiệm vụ, và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
    nhiệm kỳ 2010 - 2015:” phát triển vững chắc nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
    chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh, xây
    dựng nông thôn mới tạo chuyển biến mạnh về đời sống ở nông thôn” nhằm
    đẩy nhanh tốc độ phát triển của huyện với kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, là
    yếu tố quyết định để đưa Hàm Yên thoát khỏi nguy cơ tụt hậu so với toàn tỉnh
    và cả nước nói chung:
    - Phấn đấu đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,85%
    - Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi tiếm năng, thế mạnh để đẩy nhanh
    tốc độ phát triển kinh tế, trong đó chú trọng một số lĩnh vực: Đất đai, tài
    nguyên rừng, tài nguyên nước, phát triển kinh tế đồng thời phải đảm bảo môi
    trường sinh thái của huyện [34]
    Để đạt được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, việc khai thác sử dụng đất nông,
    lâm nghiệp cần phải nghiên cứu, xác định rõ hiện trạng, đánh giá hiệu quả
    trong sử dụng đất, xác định tiềm năng thế mạnh của từng vùng trong huyện
    3
    nhằm đưa ra những giải pháp nhằm góp phần khai thác và sử dụng có hiệu
    quả nguồn tài nguyên đất đai ở địa phương, với quan điểm trên tôi ti ến hành
    nghiên cứu đề tài: “ “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất và đề xuất hướng sử
    dụng đất nông, lâm nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh
    Tuyên Quang”
    1.1 Mục tiêu nghiên cứu
    - Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên về đất đai, điều kiện về kinh tế -xã hội của vùng nghiên cứu.
    - Xác định các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn, phân tích các
    loại hình sử dụng đất, đánh giá hiệu quả sử dụng đất, xác địn h tiềm năng phát
    triển về nông lâm nghiệp của huyện.
    - Đề xuất phương hướng sử dụng đất nông lâm nghiệp hợp lý, nâng cao
    hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp trong những năm tới phục vụ mục tiêu
    phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
    1.2 Yêu cầu
    - Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên về đất đai, đặc điểm kinh tế -xã hội của vùng nghiên cứu, đánh giá những tiềm năng và xác định những
    mặt còn hạn chế trong sử dụng đất sản xuất nông , lâm nghiệp của huyện.
    - Xác định hướng phát triển trong sử dụng đất nông nghiệp của huyện
    thông qua yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất.
    - Trên cơ sở kết quả đánh giá các loại hình sử dụng đất, đề xuất được
    các loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp huyện
    Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
    1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    1.3.1 Ý nghĩa khoa học
    Đề tài góp phần xây dựng hoàn chỉnh lý luận về đánh giá hiệu quả sử
    dụng đất nông, lâm nghiệp và đề xuất các loại hình sử dụng đất hiệu quả.
    4
    1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho quy hoạch và lập kế hoạch
    sử dụng đất, khai thác tối đa tiềm năng của đất nông, lâm nghiệp, bố trí hệ
    thống cây trồng hợp lý theo hướng hiệu quả và bền vững cho huyện Hàm
    Yên, tỉnh Tuyên Quang.
    1.4. Bố cục của luận văn
    Luận văn bao gồm các phần:
    Mở đầu
    Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn về đánh giá hiệu quả sử dụng đất
    Chương 2: Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
    Kết luận, đề nghị
    5
    Chương 1
    CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ
    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
    1.1. Cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp
    1.1.1. Khái niệm về đất đai và đất nông, lâm nghiệp
    Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, là
    nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay
    thế được trong các hoạt động, cho đến nay đã có rất nhiều công trình khoa
    học, nghiên cứu liên quan đến những khái niệm, những định nghĩa về đất.
    Một quan điểm đầu tiên và khá hoàn chỉnh của Docutraiep (năm 1879) cho
    rằng: “ Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả của quá
    trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành bao gồm: Đá, thực vật, động
    vật, khí hậu, địa hình và thời gian.” Tuy nhiên khái niệm này chưa đề cập đến
    các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh, sau này đã có nhiều
    công trình nghiên cứu, nhiều quan điểm bổ sung như: nước của đất, nước
    ngầm, và vai trò của con người để hoàn thiện khái niệm nêu trên.
    Một số quan điểm sau này của các nhà nghiên cứu: Học giả người Anh là
    V.R William đã đưa thêm khái niệm về đất như sau: “Đất là lớp mặt tơi xốp
    của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây”, E.Mitchulich(1923) cho
    rằng: “ đất chỉ là giá đỡ, cái kho cung cấp chất dinh dưỡng” và “ Đất là khối
    hỗn hợp gồm các phần tử nhỏ cứng rắn, nước, không khí cần thiết cho thực
    vật”. về vấn đề này Karmax đã viết “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ
    biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được
    của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt các thế hệ loài người kế tiếp nhau”.
    [17]
    Khái niệm về đất đai có thể được hiểu tương đối hoàn chỉnh như sau:
    Đất đai là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng gồm:
    6
    lớp đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, mặt nước ngầm
    và khoáng sản trong lòng đất theo chiều nằm ngang - trên bề mặt đất (là sự
    kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật, cùng với các
    thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn đối với
    hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người.[30]
    Khoa học về đánh giá đất đai hình thành và phát triển cùng với quá trình
    phát triển của sản xuất nông nghiệp, khoa học về nông nghiệp và nhiều lĩnh
    vực khác. Đánh giá đất có thể được hiểu là là một phần quan trọng nhất của
    việc đánh giá nguồn tài nguyên, thiên nhiên và đây chính là cơ sở để có định
    hướng sử dụng đất đai hợp lý, bền vững. Từ lâu Đánh giá đất đã được các nhà
    khoa học trên thế giới quan tâm, nghiên cứu, cụ thể qua các kết quả của các tổ
    chức như: FAO-Unesco và đây cũng là một quy trình cơ bản nhất, hiệu quả
    trong công tác đánh giá đất.
    Về đất nông lâm nghiệp theo quan điểm của các nhà nghiên cứu trong
    nước và thế giới cho rằng: Đất nông nghiệp là toàn bộ diện tích đất được xác
    định chủ yếu để sử dụng và sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi,
    nuôi trồng thuỷ sản và nghiên cứu trong khoa học về nông nghiệp.[26]
    Đất lâm nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào mục đích
    sản xuất lâm nghiệp, bao gồm; đất có rừng tự nhiên, rừng trồng, đất sử dụng
    vào mục đích sản xuất lâm nghiệp và các loại đất phi nông nghiệp, đất nuôi
    trồng thuỷ sản. [99]
    Qua thực tiễn cho thấy diện tích đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông lâm
    nghiệp chỉ chiếm khoảng 9,07% tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn cầu, đây
    là một yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển của loài người,
    tuy nhiên loại đất này đang giảm mạnh về cả số lượng và chất lượng. Nước ta
    với diện tích đất nông nghiệp khoảng 3,3 triệu ha, bình quân diện tích thuộc
    hàng thấp trên thế giới, đồng thời diện tích đất trên phân bố không đồng đều

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Vũ Thị Bình (2002), “Bài giảng đánh giá hiệu quả sử dụng đất dùng cho học
    viên Cao học ngành Quản lý đất đai”, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
    2. Nguyễn Đình Bồng (1995), “Đánh giá tiềm năng sản xuất nông lâm
    nghiệp của đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp
    phân loại thích hợp”, Luận án Phó tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học
    Nông nghiệp I, Hà Nội.
    3. Nguyễn Đình Bồng (2001), “Hiện trạng sử dụng đất Việt Nam năm 2000
    và vấn đề quản lý, sử dụng tài nguyên đất quốc gia trong 10 năm 2001 -2010”, Tạp chí của Tổng cục Địa chính, số 2, trang 1- 4.
    4. Nguyễn Duy Bột (2001), "Tiêu thụ nông sản - thực trạng và giải pháp",
    Tạp chí kinh tế và phát triển, số 3/2001, trang 28-30
    5. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
    mới. NXB Thống kê, Hà Nội.
    6. Đường Hồng Dật và các cộng sự (1995), Lịch sử Nông nghiệp Việt Nam.
    NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 1, 262-293.
    7. Đỗ Nguyên Hải (1999), Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi
    trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp.
    Tạp chí Khoa học đất, số 11, tr 20
    8. Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995), "Kết quả bước dầu đánh giá
    tài nguyên đất Việt Nam", Hội thảo quốc gia Đánh giá và quy hoạch sử
    dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông
    nghiệp, Hà Nội.
    9. Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001), "Những giải pháp cho nền sản
    xuất nông nghiệp hàng hoá", Tạp chí Tia sáng, 3/2001, trang 11-12.
    10. Phan Sỹ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001), "Định hướng và tổ chức phát
    98
    triển nền nông nghiệp hàng hoá", Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 273,
    trang 21-29.
    11. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998), “Canh tác bền vững trên đất dốc ở
    Việt Nam”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
    12. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1999), “Đất đồi núi Việt Nam thoái hoá và
    phục hồi”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. trang 60 - 86.
    13. Trần An Phong và nhóm nghiên cứu (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất
    theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
    14. Trần An Phong và cộng sự, (1996), Các vùng sinh thái nông nghiệp Việt
    Nam, Kết quả nghiên cứu thời kỳ 1986-1996, NXBNN, Hà Nội
    15. Nguyễn Huy Phồn (1996), Đánh giá các loại hình sử dụng đất chủ yếu
    trong nông lâm nghiệp góp phần định hướng sử dụng đất vùng trung tâm
    MNBB Việt Nam. Luận án Phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp.
    16. Lương Xuân Quỳ và cộng sự, (1995), Những biện pháp kinh tế tổ chức và
    quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới cơ cấu kinh
    tế nông thôn Bắc Bộ, Đề tài KX 03 – 21 A. Chương trình khoa học cấp
    Nhà nước KX – 03, Hà Nội.
    17. Nguyễn Kim Sơn (2000), Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng
    đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Báo cáo khoa học
    chuyên đề 1 - Tổng cục Địa chính.
    18. Nguyễn Văn Tiêm, (1996), Chính sách giá cả nông sản phẩm và tác động
    của nó tới sự phát triển nông thôn Việt Nam, Kết quả nghiên cứu và trao
    đổi khoa học 1992-1994, NXBNN, Hà Nội.
    19. Phạm Chí Thành (1998), Phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác
    ở miền bắc Việt Nam, Tạp chí hoạt động khoa học, số 3/1998, trang 13 - 21.
    20. Chu Văn Thỉnh (1999), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc hoạch định
    chính sách sử dụng và sử dụng hợp lý đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ
    99
    công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, Báo cáo khoa học, Tổng cục địa
    chính.
    21. Lưu Văn Thịnh (2005), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất quy mô hợp lý
    sử dụng đất nông lâm nghiệp có hiệu quả của hộ gia đình . Đề tài nghiên
    cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
    22. Bùi Quang Toản (1993), Sản xuất nông nghiệp ở trung du, miền núi và
    vấn đề khai thác đất một vụ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    23. Phạm Đức Tuấn, Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp ở Việt Nam, Nhà
    xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
    24. Trần Đức Viên (1988), Nông nghiệp trên đất dốc thách thức và tiềm năng,
    Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội
    25. Nguyễn Thị Vòng (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ
    đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng , Đề
    tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.
    26. Phạm Dương Ưng và Nguyễn Khang (1993), Kết quả bước đầu đánh giá
    tài nguyên đất đai Việt Nam, Hội thảo khoa học về quản lý và sử dụng đất
    bền vững, Hà Nội.
    27. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1996). Chương trình phát triển
    nông lâm nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn vùng miền núi Bắc bộ từ năm
    2000 - 2010, Báo cáo tại Hội nghị miền núi do Thủ tướng chính phủ triệu
    tập.
    28. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000). Chiến lược phát triển
    nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010.
    29. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000). Chiến lược phát triển
    lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2010.
    30. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà
    Nội.
    100
    31. Báo cáo tổng kiểm kê diện tích đất đai huyện Hàm Yên năm 2010.
    32. Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang các năm 2008; 2009; 2010.
    33. Luật Đất đai năm 2003.
    34. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hàm Yên từ 2006-2010.
    Tài liệu tiếng anh
    35. FAO (1989), Farming System development, FAO, Rome - Italia.
    36. FAO (1993), An international framework for Evaluating sustainable land
    management.
    37. FAO (1994), Land evaluation and farming system analysis for land use
    planning, Working document, 1994.
    38. World Bank (a) Responding to RiO - World Bank (1995), support to
    Ariculture and environment. ESD, World Bank Washington.[COLOR=#141414][/COLOR][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...