Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông lâm nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Krông Pak -

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Phần thứ nhất 1
    ĐặT Vấn Đề 1
    1.1 tính cấp thiết đề tài .1
    1.2 MụC ĐíCH NGHIÊN CứU Đề TàI 3
    Phần thứ hai 4
    TổNG QUAN TàI LIệU .4
    2.1 HIệU QUả Sử Dụng Đất trong phát triển nông nghiệp bền vững 4
    2.1.1 Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất .4
    2.1.2 Sử dụng quản lý đất trong phát triển nông nghiệp bền vững .7
    2.2 ĐáNH GIá HIệU QUả Và TíNH BềN VữNG trong Sử dụng đất .8
    2.2.1 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất 8
    2.2.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất 10
    2.2.3 Quan điểm sử dụng đất bền vững 11
    2.2.4 Đánh giá sử dụng đất bền vững .13
    2.3 Tình hình nghiên cứu sử dụng đất bền vững trên thế giới và Việt Nam .15
    2.3.1 Nghiên cứu quản lý sử dụng đất bền vững ở một số nước trên thế giới 15
    2.3.2 Đánh giá sử dụng đất bền vững 20
    2.3.3 Những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất và quản lý đất bền vững ở Việt Nam .23
    Phần thứ ba .27
    Nội dung và phương pháp nghiên cứu 28
    3.1 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu .28
    3.2 Nội dung nghiên cứu 29
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 29
    3.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 29
    3.3.2 Phương pháp nghiên cứu điểm và nội suy .30
    3.3.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lý số liệu 30
    3.3.4 Phương pháp xây dựng bản đồ 31
    3.3.5 Lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .31
    Phần thứ tư .34
    kết quả nghiên cứu .34
    4.1 Điều kiện tự nhiên,kinh tế, x∙ hội huyện krông pak 34
    4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 34
    4.1.1.1 Vị trí địa lý 34
    4.1.1.2 Địa hình, địa mạo 34
    4.1.1.3 Khí hậu thời tiết 35
    4.1.1.4 Tài nguyên đất .37
    4.1.1.5 Tài nguyên nước: .40
    4.1.1.6 Tài nguyên rừng 42
    4.1.1.7 Tài nguyên nhân văn .42
    4.1.1.8 Cảnh quan môi trường .43
    4.1.1.9 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường .43
    4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội .44
    4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế .44
    4.1.2.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 47
    4.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và mức sống khu dân cư 50
    4.1.2.4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội .51
    4.2. Tình hình sử dụng đất đai 52
    4.2.1 Tình hình biến động đất đai và hiện trạng sử dụng đất 52
    4.2.1.1 Tình hình biến động đất đai .52
    4.2.1.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2003 53
    4.2.2. Thực trạng các loại hình sử dụng đất nông lâm nghiệp và phân bổ hệ thống cây trồng trên
    các tiểu vùng sinh thái .54
    4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp. .60
    4.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế 60
    4.3.1.1 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp .60
    4.3.1.2 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp: .70
    4.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông lâm nghiệp .71
    4.3.3 Đánh giá hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông lâm nghiệp .74
    4.4 Đề xuất hướng sử dụng đất nông lâm nghiệp huyện Krông pak .76
    4.4.1 Các căn cứ đề xuất sử dụng đất nông lâm nghiệp 76
    4.4.1.1 Quan điểm và phương hướng sử dụng đất nông lâm nghiệp của huyện 76
    4.4.1.2 Tiềm năng đất đai và khả năng khai thác quỹ đất nông lâm nghiệp của huyện .77
    4.4.2 Nội dung đề xuất sử dụng đất nông lâm nghiệp 77
    4.4.2.1 Lựa chọn loại hình sử dụng đất .77
    4.4.2.2 Bố trí hệ thống sử dụng đất trên các tiểu vùng .78
    4.4.3. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp .82
    4.4.3.1. Giải pháp thủy lợi .82
    4.4.3.2. Giải pháp về thị trường .82
    4.4.3.3. Giải pháp về vốn: .83
    4.4.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực .83
    4.4.3.5. Giải pháp về quy hoạch vùng chuyên canh tập trung và bố trí cây trồng hợp lí 84
    4.4.3.6. Thực hiện có hiệu quả các phương thức canh tác tiến bộ, đẩy mạnh ứng dụng công
    nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp .85
    4.4.3.7. Giải pháp phát triển đất lâm nghiệp: 85
    Phần thứ năm 87
    Kết luận và đề nghị .87
    5.1 KếT LUậN 87
    5.2 Đề nghị 88
    Tài liệu tham khảo .89


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 tính cấp thiết đề tài
    Đất đai là tài nguyên quan trọng, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là một trong những điều kiện để sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng trong xã hội. Đất đai là địa bàn phân bố các khu dân cư, là nơi để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu của con người. Trải qua suốt quá trình lịch sử phát triển của loài người, của nền kinh tế thế giới, hầu hết các nước trước khi có nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp đều phải qua nền kinh tế dựa vào nông nghiệp. Khi nói đến nền kinh tế nông nghiệp thì vấn đề liên quan trực tiếp đầu tiên là đất đai, nó chính là điểm xuất phát cho việc phát triển.
    Nhấn mạnh vai trò của con người đối với đất, Các Mác cho rằng không có đất xấu mà chỉ có người sử dụng nó không hợp lý [4]. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đất đai sẽ đáp ứng đủ các yêu cầu sử dụng trên thế giới, thực tế hiện nay là phấn đấu để có một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản
    phẩm chất lượng và đảm bảo một môi trường sinh thái ổn định.
    Đất đai tại những vùng nhiệt đới có tiềm năng lớn, có nguồn lực khá dồi dào và có khí hậu ưu đãi.Tuy nhiên, những tiềm năng đó dường như chưa phát huy hết. Như vậy, vấn đề đặt ra trong sản xuất muốn thực sự có hiệu quả từ đất đai thì không thể chờ cho quá trình sản xuất kết thúc mà hãy xem xét ngay từ đầu cách sử dụng nó như thế nào?[11]. Hay nói cách khác là hãy sử dụng đất sao cho thật phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đây là một trong những nội dung mà đề tài chúng tôi muốn đi tìm hiểu.
    Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm mưa nhiều. Với nền kinh tế hiện nay thì đất đai sẽ là nguồn lực quan trọng, là bàn đạp cho sự phát triển.
    Hơn 10 năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Nông nghiệp về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá (bình quân 4,3%/năm), sản lượng lương thực tăng 5,2%, gấp hơn 2 lần tỉ lệ tăng dân số. Nông nghiệp đóng góp trên 20% tổng GDP và đóng góp tới 70% GDP ở khu vực nông thôn [19].
    Cùng việc tăng trưởng sản lượng và sản lượng hàng hoá là quá trình đa dạng hoá các mặt hàng nông sản trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng vùng. Đặc biệt đã hình thành những vùng sản xuất tập trung với khối lượng nông sản hàng hoá lớn mang tính kinh doanh rõ rệt (lúa gạo và rau quả thực phẩm vùng đồng bằng sông Hồng; lúa gạo và rau quả thực phẩm, thuỷ hải sản ở đồng bằng sông Cửu
    Long; cà phê, cao su, tiêu, điều là thế mạnh ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên).
    Trong cả nước đã xuất hiện hàng vạn trang trại gia đình và hàng triệu hộ kinh doanh tiểu điền, mà ở đó lượng nông sản hàng hoá ngày càng thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, nền nông nghiệp nước ta vẫn đang trong tình trạng của sản xuất hàng hoá nhỏ, manh mún và lạc hậu [17]. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch chậm, chưa theo sát với thị trường. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn phân tán, manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất chậm; trình độ khoa học công nghệ sản xuất nhiều mặt còn lạc hậu nên năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp, kém hiệu quả và thiếu bền vững. Việc sử dụng đất đai có hiệu quả là vấn đề đặt ra không chỉ cho từng địa phương mà còn cho toàn xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đề tài khoa học đã đề cập tới vấn đề này. Mặc dù vậy, việc đánh giá được hiệu quả sử dụng đất nói chung, đất nông lâm nghiệp nói riêng cho thật đúng đắn, đầy đủ là vấn đề còn gặp nhiều khó khăn, cần tiếp tục nghiên cứu.
    Krông Pak là một huyện cao nguyên cách thành phố Buôn Ma Thuột 30 km về phía Đông, có địa hình tương đối bằng phẳng, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu đặc biệt là sản phẩm cà phê, lúa , bông vải, tiêu, điều Trong những năm gần đây với đà tăng trưởng kinh tế và xu hướng đô thị hóa ngày càng nhanh nên nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện cũng tăng theo. Đặc biệt là đất dùng cho xây dựng cơ bản, đất phát triển đô thị, đất sản xuất, luôn có sự cạnh tranh dẫn đến tình hình quản lý và sử dụng đất trong những năm qua diễn ra khá phức tạp. Bên cạnh đó sự gia tăng dân số nhanh đã gây một áp lực mạnh mẽ lên
    quỹ đất đai của địa phương. Tài nguyên đất trên địa bàn huyện chủ yếu đất đỏ Ba Zan (chiếm tới 60% tổng diện tích tự nhiên của huyện), hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp của huyện phần nào đã khai thác được tiềm năng vốn có của đất.
    Hiệu quả sử dụng đất về phương diện kinh tế đã được người sử dụng đất đặc biệt quan tâm, nhưng sử dụng đất như thế nào (?) để tài nguyên đất được khai thác thích hợp cả hiệu quả về kinh tế, xã hội cũng như duy trì đảm bảo về môi trường thì đòi hỏi phải điều tra, đánh giá một cách tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất để có giải pháp sử dụng đất hợp lý.
    Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử đất nông lâm nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Krông Pak - Tỉnh Dak Lak”.
    1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài
    Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm giải quyết các vấn đề sau
    - Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển nông lâm nghiệp của huyện.
    - Đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện trạng theo các tiểu vùng sinh thái nhằm xác định rõ hiệu quả sử dụng đất và lợi thế của từng vùng trong sản xuất nông lâm nghiệp trong huyện.
    - Lựa chọn các loại hình sử dụng đất phù hợp, đề xuất các giải pháp nhằm khai thác sử dụng đất bền vững và phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...