Luận Văn Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nước tại mô hình Nông nghiệp sinh thái Khe Soong, Hương Sơn, Hà Tĩnh

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nước tại mô hình Nông nghiệp sinh thái Khe Soong, Hương Sơn, Hà Tĩnh


    MỤC LỤC
    Phần 1. MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích và yêu cầu của đề tài . 2
    2.1. Mục đích nghiên cứu 2
    2.2.Yêu cầu của đề tài nghiên cứu 2
    Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Hệ sinh thái nông nghiệp và mô hình nông nghiệp sinh thái . 3
    2.1.1. Hệ sinh thái nông nghiệp 3
    2.1.2. Mô hình nông nghiệp sinh thái . 5
    2.2. Vai trò của nguồn nước trong nông nghiệp . 7
    2.3. Một số mô hình nông nghiệp sử dụng nguồn nước có hiệu quả ở trên thế
    giới và Việt Nam . 9
    2.3.1. Ở trên thế giới . 9
    2.3.2. Ở Việt Nam . 11
    2.4. Phương pháp nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nước trong
    hệ thống nông nghiệp sinh thái . 14
    2.4.1. Các phương pháp tiếp cận . 14
    2.4.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả môi trường, xã hội, kinh tế 14
    2.5. Lịch sử hình thành và phát triển trung tâm FFS – HEPA 15
    2.5.1. Lịch sử hình thành trung tâm FFS – HEPA 15
    2.5.2. Tiến trình phát triển trung tâm HEPA . 16
    Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 19
    3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
    3.2. Nội dung nghiên cứu 19
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 19
    Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 21
    4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương . 21
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên . 21
    4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội . 23
    4.2. Quá trình hình thành và phát triển của mô hình nông nghiệp sinh thái Khe
    Soong . 26
    4.2.1. Quá trình hình thành của mô hình Khe Soong 26
    4.2.2. Tiến trình phát triển mô hình 27
    4.3. Hiện trạng quản lý và sử dụng nguồn nước tại mô hình nông nghiệp sinh
    thái Khe Soong 31
    4.3.1. Nguyên tắc thiết kế mô hình nông nghiệp sinh thái Khe Soong 31
    4.3.2. Hiện trạng mô hình nông nghiệp sinh thái Khe Soong . 36
    4.3.3. Hiện trạng quản lý và sử dụng nguồn nước tại mô hình nông nghiệp
    sinh thái Khe Soong 44
    4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nước tại mô hình nông nghiệp sinh thái
    Khe Soong . 68
    4.4.1. Hiệu quả sử dụng nguồn nước của mô hình . 68
    4.4.2. Những trở ngại và hạn chế trong việc sử dụng nguồn nước có hiệu quả 77
    4.4.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển bền vững mô
    hình Khe Soong . 78
    4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước
    tiết kiệm, hợp lý trong mô hình Khe Soong 79
    Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 81
    5.1. Kết luận 81
    5.2. Kiến nghị 82
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 84


    Phần 1. MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nước là cội nguồn của sự sống, là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo
    vô cùng quý giá đối với sinh vật, với sự tồn tại và phát triển của con người.
    Nước quyết định ít nhiều đến sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
    Trong phát triển nông nghiệp, nước đóng vai trò quan trọng nhất, quyết
    định đến năng suất cây trồng và vật nuôi. Đặc biệt đối với các quốc gia nghèo,
    ngành sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân
    thì nước lại càng có ý nghĩa sống còn. Việt Nam có nguồn tài nguyên nước
    dồi dào, có điều kiện phát triển mạnh về nông nghiệp và nước dùng cho nông
    nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn gấp 6 – 7 lần tổng lượng nước dùng cho các
    ngành kinh tế quốc dân.
    Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay,
    Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Năm 2009, giá trị sản lượng của
    nông nghiệp đạt 71.473 nghìn tỷ đồng, tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm
    13,85% tổng sản lượng trong nước. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh
    tế bị sụt giảm trong những năm gần đây, trong khi các lĩnh vực kinh tế khác
    gia tăng. Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng
    góp của ngành này vào GDP. Trong năm 2005, có khoảng 60% lao động làm
    việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Sản lượng nông nghiệp
    xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2005 [18].
    Tuy nhiên, nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp hiện nay đang bị ô
    nhiễm và ngày càng cạn kiệt. Trước đây, chúng ta chủ yếu tập trung vào việc
    tìm kiếm nguồn nước, còn việc sử dụng nước thế nào cho hiệu quả chưa được
    coi trọng. Trong thực tế, do tập quán canh tác, sự hiểu biết còn hạn chế về kỹ
    thuật nông nghiệp, kỹ thuật tưới, tiêu theo yêu cầu của cây trồng trong từng
    giai đoạn sinh trưởng đã dẫn đến việc sử dụng nước rất lãng phí. Vì vậy, đã
    đến lúc cần phải đặt vấn đề sử dụng nước làm sao cho hiệu quả, đặc biệt là sử
    Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi MT52A
    2
    dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, thay cho quan điểm trước đây cho
    rằng nước là nguồn tài nguyên vô hạn.
    Khe Soong là một mô hình mang tầm chiến lược của FFS - HEPA theo
    hướng nông nghiệp sinh thái. Chức năng chính của Khe Soong là mô hình đào
    tạo, khảo nghiệm, ứng xử, ngoài ra còn có chức năng nhỏ là cung cấp sản
    phẩm cho FFS - HEPA. Từ năm 2006 đến nay mô hình đã và đang xây dựng,
    học hỏi các khuôn mẫu vận hành của tự nhiên từ đó thiết kế các hệ thống gần
    giống hoặc nguyên tắc hoạt động tương tự với hệ thống tự nhiên như hệ thống
    thu trữ nước. Hiện tại Khe Soong đang tiến hành xây dựng theo hướng nông
    nghiệp sinh thái nhằm tối ưu hóa các nguồn năng lượng từ tự nhiên, trong đó
    có nguồn nước. Vì thế tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả
    sử dụng nguồn nước tại mô hình nông nghiệp sinh thái Khe Soong- Hương
    Sơn- Hà Tĩnh”
    2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    - Tìm hiểu hiện trạng quản lý và sử dụng nguồn nước tại mô hình nông
    nghiệp sinh thái Khe Soong, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
    - Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nước tại mô hình nông nghiệp sinh
    thái Khe Soong - Hương Sơn - Hà Tĩnh.
    2.2.Yêu cầu của đề tài nghiên cứu
    - Tìm hiểu hiện trạng quản lý và sử dụng nước tại mô hình nông nghiệp
    sinh thái Khe Soong.
    - Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nước của tại mô hình nông nghiệp
    sinh thái Khe Soong.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước
    tiết kiệm, hợp lý trong mô hình Khe Soong.
    Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi MT52A
    3
    Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
    2.1. Hệ sinh thái nông nghiệp và mô hình nông nghiệp sinh thái
    2.1.1. Hệ sinh thái nông nghiệp
    Hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN) là hệ sinh thái do con người tạo ra
    và duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan tự nhiên của tự nhiên vì mục
    đích thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt và ngày càng tăng của mình. Hệ sinh thái
    nông nghiệp là một hệ sinh thái nhân tạo điển hình, chịu sự điều khiển trực
    tiếp của con người. Với thành phần đơn giản, đồng nhất về cấu trúc, HSTNN
    kém bền vững, dễ bị phá vỡ; hay nói cách khác nó là hệ sinh thái không khép
    kín trong chu chuyển vật chất, chưa cân bằng. Bởi vậy, các HSTNN được duy
    trì trong sự tác động thường xuyên của con người để bảo vệ hệ sinh thái mà
    con người đã tạo ra và cho là hợp lý. Nếu không qua diễn thế sinh thái, nó sản
    xuất quay về trạng thái hợp lý trong tự nhiên.
    Như vậy HSTNN cũng sẽ có các thành phần điển hình của một hệ sinh
    thái như sinh vật, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy và môi trường vô sinh.
    Tuy nhiên với mục đích hàng đầu là tạo năng suất kinh tế nên đối tượng chính
    của hệ sinh thái nông nghiệp là thành phần cấy trồng và vật nuôi.
    Trong thực tế sản xuất dựa vào tri thức và vốn đầu tư con người giữ
    HSTNN ở mức phù hợp để có thể thu được năng suất cao nhất trong điều kiện
    cụ thể. Con người càng tác động vào HSTNN đến tiếp cận với HST có năng
    suất kinh tế cao nhất thì lực kéo về mức độ hợp lý của nó trong tự nhiên ngày
    càng mạnh, năng lượng và vật chất con người dùng để tác động vào HST càng
    lớn, hiệu quả đầu tư ngày càng thấp.
    Bản thân HSTNN cũng có tổ chức bên trong của nó. HSTNN thường
    được chia ra thành các HST phụ sau:
    - Đồng ruộng cây hàng năm
    - Vườn cây lâu năm hay rừng
    Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi MT52A
    4
    - Đồng cỏ chăn nuôi
    - Ao cá
    - Khu vực dân cư.
    Trong các HST phụ, HST đồng ruộng chiếm phần lớn và quan trọng
    nhất của HSTNN. Do đó, từ trước đến nay HST này được nghiên cứu nhiều
    nhất và kĩ càng hơn cả. Người ta thường nhầm HSTNN và HST đồng ruộng,
    vì HST đồng ruộng là bộ phận trung tâm và quan trọng của HSTNN.
    Trong thực tế không có một ranh giới rõ ràng giữa hệ sinh thái tự nhiên
    và hệ sinh thái nông nghiệp. Tiêu chuẩn để phân biệt một hệ sinh thái tự nhiên
    với một hệ sinh thái nông nghiệp đó cũng chỉ là tương đối, vì đôi khi con
    người cũng tác động vào hệ sinh thái tự nhiên. Sự can thiệp đó có lúc đạt đến
    mức phải đầu tư lao động không kém mức đầu tư trên đồng ruộng, vì vậy rất
    khó phân biệt rạch ròi giữa một khu rừng tự nhiên có sự điều tiết trong lúc
    khai thác với một khu rừng trồng, giữa một đồng cỏ tự nhiên với một đồng cỏ
    trồng, giữa một ao hồ tự nhiên với một ao hồ nhân tạo. Do vậy giữa các
    HSTTN và HSTNN có các HST chuyển tiếp.
    Cũng như tất cả các hệ sinh thái khác, hệ sinh thái nông nghiệp là một
    hệ thống chức năng, hoạt động theo những quy luật nhất định. Sự hoạt động
    của hệ sinh thái nông nghiệp qua sơ đồ sau [13]:




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu bằng tiếng việt
    1. Đặng Thành An. Báo cáo hiện trạng mô hình Khe Soong tháng 8 năm
    2010
    2. Bill Mollison, Reny Mia Slay. Đại cương về nông nghiệp bền vững. NXB
    Nông Nghiệp năm 1994
    3. Cục khuyến nông và khuyến lâm . Những điều nông dân miền núi cần biết,
    tập 2. NXB Nông Nghiệp năm 2004. Trang 112 – 123
    4. Phạm Ngọc Dũng, Nguyễn Đức Quý, Nguyễn Văn Dung. Quản lý nguồn
    nước. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Trang 3, 11, 15
    5. Ngô Sĩ Đoài, Đôn Thế Phong, Đào Xuân Trường, An Văn Bảy (biên
    dịch). Các giải pháp bảo vệ đất và nước, tập 1. NXB Nông Nghiệp năm 1994
    Trang 13 – 47
    6. Phạm Thị Mai Hương, Lê Thị Thanh Phương, Thomas Skielboe, Helle
    Munk Ravnborg . Báo cáo điều tra hộ gia đình về nghèo đói và tiếp cận nước
    Huyện Con Cuông – Tỉnh Nghệ An – Việt Nam. Chương trình cạnh tranh nước
    năm 2010. Trang 18, 20 – 54
    7. Hà Văn Khối. Quy hoạch và quản lý nguồn nước. NXB Nông Nghiệp Hà
    Nội. Năm 2005. Trang 7
    8. Trần Chí Kiên. Báo cáo hiện trạng mô hình Khe Soong tháng 8 năm 2008.
    Trung tâm FFS – HEPA tháng 8 năm 2008. Trang 1-5
    9. Nguyễn Thanh Lâm. Bài giảng phương pháp nghiên cứu môi trường.
    Tháng 1 năm 2011. Trang 75 – 78
    10. Trần Danh Thìn. Bài giảng hệ thống nông nghiệp. NXB Nông Nghiệp.
    Trang 38 – 46
    11. Nguyễn Thị Hoài Thu. Tìm hiểu một số giải pháp cải tạp đất hoang mạc ở
    mô hình CCCD thị trấn Đồng Lê – huyện Tuyên Hóa – tỉnh Quảng Bình.
    Luận văn tốt nghiệp khoa Tài Nguyên và Môi Trường trường Đại học Nông
    Nghiệp Hà Nội năm 2008. Trang 70 – 74
    12. Trung tâm FFS - HEPA. Giáo trình của mô hình chuyên nghiệp tháng 9
    năm 2007
    13. Trần Đức Viên, Phạm Văn Phê. Sinh thái học nông nghiệp. NXB Giáo
    Dục năm 1998. Trang 75 – 78
    14. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam – Trung tâm nghiên cứu sinh thái và
    môi trường rừng. Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông
    nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông Nghiệp năm 1998.
    Trang 75 – 83
    15. Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI). Bài giảng tập
    huấn quản lý nguồn nước. Năm 2008
    16. Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI). Hội thảo tiếp cận
    Phát triển Mô hình Nông nghiệp Sinh thái. Ngày 26 tháng 4 năm 2009.
    17. Bùi Thị Yến. Tìm hiểu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng nước
    trong canh tác lúa nước của người Thái tại bản Na Sai - xã Hạnh Dịch -Huyện Quế Phong - tỉnh Nghệ An. Luận văn tốt nghiệp khoa Tài Nguyên và
    Môi Trường trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội năm 2008. Trang 37 – 63
    Tài liệu điện tử
    18. Bách khoa toàn thư Wikipedia. Nông nghiệp
    http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p_Vi%E
    1%BB%87t_Nam
    19. Cánh đồng mẫu lớn tại Malaysia
    http://nonghoc.com/nonghoc/%28A%28Gpxut7dIzAEkAAAAMTczM
    DcyOGMtMDAwMS00OWNkLWE1ZjAtNDY4MTZjM2M1YjJlzHWRTXz
    -WWm5zoFhMO0mWJ3J7-M1%29%29/ShowArticle.aspx?ID=586
    20. Mô hình nông lâm kết hợp thôn Điện Tân, xã Cư Pui, huyện Krông Bông,
    tỉnh Đắc Lắc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...