Thạc Sĩ đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

    PHẦN 1. MỞ ĐẦU . 1
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
    1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU . 3
    1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI . 3
    PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA CÂY CHÈ 4
    2.1.1. Nguồn gốc 4
    2.1.2. Phân loại cây chè 6
    2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CHÈ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 8
    2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới . 8
    2.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè ở Việt Nam 11
    2.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT . 13
    2.3.1 Những vấn đề chung về hiệu quả 13
    2.3.2. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp . 19
    2.3.2.1. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp . 19
    2.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp . 20
    2.3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp . 23
    PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    3.1. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 26
    3.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 26
    3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26
    3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 26
    3.2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội . 26
    3.2.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
    3.2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội . 26
    3.2.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh liên quan đến sử dụng đất đai . 27
    3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Thái Nguyên 27
    3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng chè ở Thái Nguyên 27
    3.2.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất chè ở Thái Nguyên . 28
    3.2.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách . 28
    3.2.4.2.Giải pháp về công tác khuyến nông . 28
    3.2.4.3. Giải pháp về vốn đầu tư cho cây chè 28
    3.2.4.4. Giải pháp về kỹ thuật 28
    3.2.4.5.Giải pháp về chế biến . 28
    3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 28
    3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu . 28
    3.3.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất . 28
    3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 30
    3.3.4. Phương pháp lợi thế so sánh 30
    PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
    4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI . 31
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
    4.1.1.1. Vị trí địa lý 31
    4.1.1.2. Địa hình địa mạo . 31
    4.1.1.3. Khí hậu 31
    4.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản 33
    4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội . 33
    4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 33
    4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 37
    4.1.2.3. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp . 38
    4.1.2.4. Thực trạng phát triển phát triển thương mại dịch vụ . 39
    4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh liên quan đến sử dụng đất đai . 39
    4.1.3.1. Thuận lợi . 39
    4.1.3.2. Khó khăn . 40
    4.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TỈNH THÁI NGUYÊN . 40
    4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈ Ở THÁI NGUYÊN 42
    4.3.1. Tình hình chung về sản xuất chè ở Thái Nguyên 42
    4.3.1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng chè . 43
    4.3.1.2. Một số đặc điểm vườn chè 44
    4.3.1.3. Tình hình đầu tư phân bón, thuốc BVTV, tưới nước cho vườn chè . 46
    4.3.2. Đặc điểm chung của nhóm hộ nghiên cứu . 53
    4.3.2.1. Nguồn nhân lực của nhóm hộ nghiên cứu 53
    4.3.2.2. Nguồn đất sản xuất của hộ 55
    4.3.2.3. Phương tiện sản xuất chè của hộ . 55
    4.3.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở Thái Nguyên . 56
    4.3.3.1. Công lao động cho các hộ sản xuất chè 57
    4.3.3.2. Điều tra chi phí sản xuất chè . 58
    4.3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở Thái Nguyên . 59
    4.3.4. Hiệu quả xã hội sản xuất chè tại Thái Nguyên 63
    4.3.5. Hiệu quả môi trường sản xuất chè tại Thái Nguyên 65
    4.3.6. Nhận xét chung về hiệu quả sử dụng đất trồng chè tại Thái Nguyên 67
    4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN 68
    4.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách 68
    4.4.2. Giải pháp về công tác khuyến nông . 69
    4.4.3. Giải pháp về vốn đầu tư cho cây chè . 69
    4.4.4. Giải pháp về kỹ thuật . 70
    4.4.5. Giải pháp về chế biến . 72
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 73
    5.1. KẾT LUẬN . 73



    PHẦN 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, không thể tái tạo
    được đối với mỗi quốc gia. Đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích, có
    nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và những hoạt động sử
    dụng đất thiếu hiểu biết của con người trong quá trình sản xuất. Khi xã hội
    phát triển, dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, kéo theo
    những đòi hỏi ngày càng tăng về nhu cầu lương thực cũng như nhu cầu về đất
    sử dụng cho các mục đích chuyên dùng . Điều này đã gây ra áp lực ngày càng
    lớn đối với đất sản xuất nông nghiệp, làm cho quỹ đất nông nghiệp luôn có
    nguy cơ bị suy giảm diện tích, trong khi khả năng khai hoang những vùng đất
    mới có khả năng sản xuất nông nghiệp gần như đã cạn kiệt. Do vậy, việc
    nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp và sử dụng có hiệu
    quả trên quan điểm sinh thái, bền vững đang ngày càng trở nên cấp thiết, quan
    trọng đối với mỗi quốc gia cũng như những vùng đất sản xuất nông nghiệp
    trong từng vùng riêng biệt để từ đó đưa ra được các giải pháp mang tính chiến
    lược trong sử dụng đất lâu bền.
    Chè là một cây được trồng và sử dụng từ lâu đời ở Việt Nam. Nước ta
    có một số vùng có điều kiện sinh thái (đất, khí hậu, địa hình .) rất thích hợp
    cho cây chè sinh trưởng phát triển. Chất lượng nguyên liệu (chè búp tươi) của
    ta ở những vùng này nhìn chung tương đương loại chè tốt của thế giới. Chè
    còn là một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng trong nông nghiệp ở
    nước ta. Hiện nay, trên thế giới có 41 nước trồng và chế biến chè thì Việt Nam
    đứng thứ 5 về diện tích và đứng thứ 8 về sản lượng xuất khẩu chè. Sản xuất
    chè đã mang lại thu nhập đáng kể cho người lao động, tuy nhiên sản xuất chè
    2
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
    của cả nước nói chung vẫn chưa theo kịp được một số nước như Ấn Độ,
    Trung Quốc, Srilanca, Kênia .
    Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du Miền núi Bắc
    Bộ, cách thủ đô Hà Nội 45 km về phía Bắc với diện tích tự nhiên là
    353.101,67 ha, là vùng đất đai có truyền thống và kinh nghiệm về trồng và
    chế biến chè, nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo ra được hương vị đặc
    biệt của chè Thái không thể lẫn với các loại chè khác với hương vị nổi tiếng
    như chè Tân Cương, chè Trại Cài . Thái Nguyên là một vùng chè trọng điểm
    trong cả nước với diện tích 17.661 ha (năm 2010), trong đó có trên 16.289
    ha chè kinh doanh với sản lượng hàng năm là 171.900 tấn chè tươi. Người
    dân Thái Nguyên có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè. Chè
    Thái Nguyên nổi tiếng trong cả nước không chỉ về quy mô mà còn do chất
    lượng ngon đặc trưng của nó. Hiện nay , cây chè đang được coi là cây trồng
    mũi nhọn của tỉnh. Trồng chè không những khai thác tốt tiềm năng vốn có về
    điều kiện khí hậu, đất đai của tỉnh mà còn góp phần trong việc xoá đói giảm
    nghèo, tiến tới làm giàu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
    nông thôn. Đồng thời, phát triển cây chè góp phần phủ xanh đất trống đồi núi
    trọc, chống xói mòn, rửa trôi, bảo vệ đất và môi trường.
    Ngoài ra, cây chè còn đảm bảo yêu cầu về giải quyết lao động, thu nhập
    cho người dân, giải quyết nguyên nhiên liệu cho các cơ sở chế biến trong tỉnh,
    hơn nữa cây chè còn có vai trò quan trọng là tạo lập cảnh quan môi trường
    sinh thái. Vì vậy, phát triển cây chè sẽ góp phần tích cực vào quá trình phát
    triển của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa với tốc độ nhanh và
    bền vững. Tuy nhiên, ở một số địa phương trong vùng trồng vẫn chưa phát
    huy hết so với tiềm năng đất đai vốn có. Năng suất, chất lượng và giá cả chè
    của một số địa phương còn thấp chưa tương xứng với nhãn hiệu Chè Thái.
    3
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
    Mặt khác, phương thức sản xuất của hộ trồng chè còn nhỏ lẻ thủ công dựa vào
    kinh nghiệm là chính. Việc bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn
    chưa đúng cách và thiếu hiệu quả. Nhiều hộ trồng chè chưa biết áp dụng khoa
    học kĩ thuật vào sản xuất nên năng suất vẫn chưa cao chất lượng vẫn chưa
    được đảm bảo. Chính vì thế, cần có sự đánh giá đúng thực trạng để thấy rõ
    được những vấn đề còn tồn tại, từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất
    sao cho có hiệu quả cao nhất.
    Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
    hiệu quả sử dụng đất trồng chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
    1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Trên cơ sở điều tra hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá hiệu
    quả sản xuất chè ở Thái Nguyên làm cơ sở đề xuất hướng cải tạo và sử dụng
    hợp lý hơn nguồn tài nguyên đất đai.
    1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
    - Đánh giá được thực trạng và hiệu quả sản xuất chè tại địa bàn tỉnh
    Thái Nguyên.
    - Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo vệ đất
    trồng chè ở những vùng có tiềm năng và cho thu nhập cao của các nông hộ
    sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
    4
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
    PHẦN 2
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA CÂY CHÈ
    2.1.1. Nguồn gốc
    Nguồn gốc cây chè là vấn đề phức tạp, cho đến nay có nhiều quan điểm
    khác nhau dựa trên những lịch sử, khảo cổ học và thực vật học nói về nguồn
    gốc của cây chè. Trong đó, có một số quan điểm được nhiều người công nhận là:
    - Cây chè có nguồn gốc từ Trung Quốc: Năm 1753, lần đầu tiên nhà
    thực vật học Thuỵ Điển Carl Von Linnaeus đã xác nhận Trung Quốc là vùng
    nguyên sản cây chè và đặt tên khoa học cho cây chè là Thea Sinenis, phân
    thành 2 thứ chè là Thea Bohea (chè đen) và Thea Viridis (chè xanh) (Lê Tất
    Khương, 1997) [9].
    Năm 1918, Cohen Stuart, nhà phân loại thực vật Hà Lan đã đưa ra
    thuyết hai nguồn gốc cây chè (Nhị Nguyên thuyết): cây chè lá to có nguồn
    gốc ở phía Tây cao nguyên Tây Tạng. Cây chè lá nhỏ có nguồn gốc ở phía
    Đông và Đông Nam Trung Quốc.
    Năm 1951, tác giả Đào Thừa Trân (Trung Quốc) tổng kết ý kiến của các
    nhà khoa học trên thế giới và đã đi đến kết luận là nguyên sản của cây chè là
    tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Chúng di thực về phía Đông qua tỉnh Tứ Xuyên,
    bị ảnh hưởng của khí hậu nên biến thành loại chè lá nhỏ và di thực về phía
    Nam và Tây Nam ấn Độ, Mianma và Việt Nam biến thành dạng chè là to.
    Theo giáo sư Trang Vãn Phương (Trung Quốc) cũng có kết luận rằng, cây chè
    tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc là loại hình nguyên thuỷ già nhất (Lê Tất
    Khương, 1997) [9].
    Có tác giả cho rằng, cây chè có nguồn gốc từ các tỉnh miền núi phía Bắc
    của Việt Nam và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Theo Dalaselia (1989) đã giải
    5
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
    thích sự phân bố của cây chè mẹ như sau: đầu tiên, cây chè xuất hiện từ tỉnh
    Vân Nam - Trung Quốc, sau đó di thực đến các nước Việt Nam, Lào,
    Campuchia và Mianma theo dòng chảy của các con sông (Nguyễn Văn Hành,
    1991) [14].
    Theo (Nguyễn Ngọc Kính, 1979) [15] thì cách đây 4.000 năm người
    Trung Quốc (lần đầu tiên trên thế giới) đã biết dùng cây chè làm dược liệu,
    sau đó dùng làm nước uống.
    Năm 1933, J.J.B.Deus (Hà Lan), nguyên giám đốc Viện nghiên cứu Chè
    ở Java (Indonexia), cố vấn các Công ty chè Đông Dương thuộc Pháp, sau khi
    đi khảo sát vùng chè cổ Tham Vè tại xã Cao Bồ (Vị Xuyên - Hà Gang) đã cho
    rằng: những nơi con người tìm thấy cây chè bao giờ cũng ở bên bờ các con
    sông lớn như sông Dương Tử, sông Tsikiang ở Trung Quốc, Sông Hồng (Vân
    Nam - Trung Quốc, Bắc kỳ - Việt Nam), sông Mê Kông (Vân Nam - Trung
    Quốc, Thái Lan) , sông Bramapoutrơ ở Atxam, tất cả các con sông đó đều
    bắt nguồn từ dãy phía Đông cao nguyên Tây Tạng cho nên nguồn gốc cây chè
    là từ dẫy núi phát tán đi (Đỗ Ngọc Quỹ, 1980) [4].
    - Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxam - ấn Độ: Theo (Nguyễn Ngọc
    Kính, 1979) [10] thì năm 1823, R.Bruce đã phát hiện được những cây chè dại,
    lá to ở vùng Atxam - Ấn Độ trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm thực vật học và
    đã đi đến kết luận: Nguyên sản của cây chè là vùng Atxam - Ấn Độ.
    - Cây chè có nguồn gốc ở vùng Tây Bắc - Việt Nam: Những công trình
    nghiên cứu của (Djemukhatze, 1976) [33] từ năm 1961 - 1976 đã tiến hành
    điều tra cây chè dại tại Hà Giang, Nghĩa Lộ, Lào Cai và Tam Đảo trên cơ sở
    phân tích sinh hoá để so sánh với loại chè trồng trọt, từ đó tìm ra sự tiến hoá
    của cây chè làm cơ sở xác định nguồn gốc. Djemukhatze thấy rằng, phức
    catechin của lá chè có nguồn gốc khác nhau. Cây chè ở Việt Nam tổng hợp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...