Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 11/11/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của nhân loại, vì nó là nguồn gốc của mọi sự sống trên trái đất. Nhận thức được vai trò của nó mà tất cả các quốc gia trên hành tinh này đều đã không quản ngại hi sinh để bảo vệ nó và cũng từ đất mà các cuộc xung đột đã và đang xảy ra. Tuy vậy, mỗi quốc gia đều có những sự quan tâm khác nhau đến đất và ở những quốc gia nào con người quan tâm chú trọng sử dụng bảo vệ bồi dưỡng nó thì đất đai sẽ tốt lên và cuộc sống sẽ ổn định, phát triển. Đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích, có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình hoạt động sản xuất. Trong khi đó xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm, các sản phẩm công nghiệp, các nhu cầu về văn hoá, xã hội, nhu cầu về giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng và các mục đích chuyên dùng khác. Điều đó đã tạo nên áp lực ngày càng lớn lên đất đai, làm cho quỹ nông nghiệp luôn có nguy cơ bị giảm diện tích trong khi khả năng khai hoang để mở rộng diện tích lại hạn chế. Vì vậy, sử dụng đất là một phần hợp thành của chiến lược nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững [22]. Nông nghiệp là hoạt động cổ nhất và cơ bản nhất của loài người [6]. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển các ngành khác.
    Trong những năm gần đây, hòa cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển. Cùng với sự vận động và phát triển này, con người ngày càng “vắt kiệt” nguồn tài nguyên quý giá này để phục vụ cho lợi ít của mình. Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài
    2
    nguyên đất hợp lý, có hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Mục đích của việc sử dụng đất là làm thế nào để khai thác nguồn tài nguyên có hạn này mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài. Nói cách khác, mục tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế, xã hội, môi trường một cách bền vững. Là một huyện miền núi vùng cao, huyện Bạch Thông với chiều dài hơn 30Km chạy theo Quốc lộ 3, đây là quốc lộ nối liền từ thành phố Hà Nội đến tỉnh Cao bằng, nên rất thuận tiện cho phát triển giao thông và vận chuyển hàng hóa. Bạch Thông là một huyện thuần nông nên nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, diện tích đất nông nghiệp lớn nên đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Tuy năng suất và sản lượng cây trồng của huyện đã đạt được khá cao so với các huyện khác trong tỉnh. Nhưng giá trị trên một đơn vị diện tích còn thấp, thu nhập của người dân làm nông nghiệp còn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ nên chưa tận dụng được lợi thế đất đai, khí hậu của huyện. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún thường cho hiệu quả thấp, chỉ thích hợp cho nền sản xuất tự cung tự cấp. Ngày nay trong xu hướng sản xuất hàng hóa và hội nhập toàn cầu, việc tổ chức sản xuất này không còn thích hợp. Xu thế tất yếu là phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên những quy mô lớn hơn. Vì vậy việc sử dụng đất có hiệu quả nhằm đem lại ngày càng nhiều hơn những sản phẩm cho xã hội là vấn đề quan tâm trong kinh tế nông nghiệp, cũng như đảm bảo được độ an toàn cho đất đai mà không tổn hại đến môi trường sống là vấn đề hết sức quan trọng.
    Xuất phát từ thực tiễn đó, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và sử dụng hợp lý hơn đất Bạch Thông trong những năm trước mắt và lâu dài. Tôi tiến hành thực hiện đề tài: dụng đất sản xuất , tỉnh Bắc Kạn”.
    3
    2. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhằm góp phần giúp người dân lựa chọn phương thức sử dụng đất phù hợp trong điều kiện cụ thể của địa phương.
    3. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu và đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bạch Thông. - Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện Bạch Thông.
    - Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững.
    4. Yêu cầu của đề tài - Thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của sáu xã điểm và của toàn huyện Bạch Thông. Các số liệu thu thập chính xác, thống nhất và có hệ thống. - Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất tại huyện Bạch Thông. - Đề ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hộ nông dân, đề xuất các biện pháp canh tác theo hướng bền vững phù hợp với huyện.
    5. Ý nghĩa của đề tài - Góp phần hoàn thiện lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Bạch Thông. - Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, phù hợp với điều kiện của địa phương.

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu tổng quát 3
    3. Mục tiêu cụ thể 3
    4. Yêu cầu của đề tài . 3
    5. Ý nghĩa của đề tài 3
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp . 4
    1.1.1. Đất nông nghiệp . 4
    1.1.2. Vai trò đất nông nghiệp . 5
    1.1.3. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp 6
    1.1.4. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững . 6
    1.1.5. Những xu hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững . 8
    1.1.6. Tiêu chí đánh giá tính bền vững 10
    1.1.7. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững 11
    1.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp . 16
    1.2.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất . 16
    1.2.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp . 17
    1.2.3. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp . 18
    1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 21
    1.3. Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên Thế giới và Việt Nam . 24
    1.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới . 24
    iv
    1.3.2. Những nghiên cứu trong nước . 28
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
    2.1. Đối tượng, thời gian và phạm vi ngiên cứu . 32
    2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài . 32
    2.2.1. Điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 32
    2.2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. . 32
    2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 32
    2.2.4. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững . 32
    2.2.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. 32
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 32
    2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu . 32
    2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp 33
    2.3.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 33
    2.3.5. Phương pháp tổng hợp thống kê và xử lý số liệu 34
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu . 35
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên 35
    3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 38
    3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường 49
    3.2. Hiện trạng sử dụng đất, biến động đất sản xuất nông nghiệp và thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn . 52
    3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất . 52
    3.2.2. Ttình hình biến động đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bạch Thông giai đoạn 2009-2013 53
    3.2.3. Thực trạng cây trồng trên đất trồng cây hàng năm huyện Bạch Thông . 55
    v
    3.2.5. Mô tả các loại hình sử dụng đất . 58
    3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm 63
    3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế 63
    3.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT trên đất sản xuất nông nghiệp 74
    3.4. Lựa chọn và đề xuất loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả bền vững cho vùng nghiên cứu . 75
    3.5. Xác định các giải pháp phát triển các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có triển vọng cho sản xuất nông nghiệp tại huyện Bạch Thông . 77
    3.5.1. Giải pháp sử dụng đất 77
    3.5.2. Giải pháp kỹ thuật 77
    3.5.3. Giải pháp thị trường sản phẩm 78
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
    1. Kết luận . 79
    2. Kiến nghị . 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
     
Đang tải...