Thạc Sĩ đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SAU 10 NĂM THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

    MỞ ĐẦU . i
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    1.2. Mục đích nghiên cứu 3
    1.3. Yêu cầu . 3
    1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
    1.4.1. Ý nghĩa khoa học 3
    1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
    Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
    1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất . 4
    1.1.1. Những vấn đề về quy hoạch sử dụng đất 4
    1.1.2. Những vấn đề về sử dụng đất nông nghiệp 9
    1.2. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp . 12
    1.2.1. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp . 12
    1.2.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 13
    1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp 14
    1.2.4. Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp . 16
    1.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 16
    1.3. Một số định hướng phát triển nền nông nghiệp 17
    1.4. Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 19
    [FONT=Verdana]Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 [/FONT]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]2.2. Nội dung nghiên cứu . 21[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]2.3. Phương pháp nghiên cứu . 22 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu 22 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]2.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu . 22 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]2.3.3. Phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân. 22 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]2.3.4. Phương pháp minh họa bằng biểu đồ, bản đồ 22 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 22 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 25 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phú Bình 25 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.1.1. Điều kiện tự nhiên 25 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 31 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất . 36 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.1.4. Đánh giá chung . 38 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Phú Bình . 39 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Bình . 39 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.2.2. Các loại hình sử dụng đất huyện Phú Bình 41 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.2.3. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp 41 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.2.4. Đánh giá chung . 43 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.3. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2010 44 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.3.1. Đánh giá biến động các loại đất . 45 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.3.2. Kết quả thực hiện chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác 48 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.3.3. Kết quả thực hiện khai hoang, mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp49 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.3.4. Kết quả thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng . 50 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.3.5. Nhận xét chung về tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất sảu xuất nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2010 . 51 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đai huyện Phú Bình . 51 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.4.1. Hiệu quả kinh tế . 51 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.4.2. Hiệu quả xã hội . 60 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.4.3. Hiệu quả môi trường 63 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 64[/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.5.1. Giải pháp về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp . 64 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.5.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 65 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.5.3. Giải pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi 66 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.5.4. Giải pháp trồng rừng, nâng cao độ che phủ đất . 66 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.5.5. Giải pháp về vốn đầu tư . 67 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]3.5.6. Giải pháp về tổ chức . 67 [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]
    [COLOR=#000000][FONT=Verdana]KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

    [/FONT][/COLOR][FONT=Verdana]MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia vì nó là nền tảng, là
    môi trường sống của con người. Với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư
    liệu sản xuất không thể thay thế được, không có đất thì không có sản xuất
    nông nghiệp. Chính vì vậy , sử dụng đất là một phần hợp thành của chiến lược
    nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững (Đặng Kim Sơn, Trần Công
    Thắng (2001) [6].
    Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người
    (Nguy ễn Văn Bộ (2000) [14]. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây
    dựng một nền kinh tế xuất phát từ phát triển nông nghiệp, dựa vào khai
    thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm cơ sở phát triển các ngành khác.
    Vì vậy , việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả
    theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề toàn
    cầu. Điều mà các nhà khoa học trên thế giới quan tâm là làm thế nào để sản
    xuất ra nhiều lương thực, thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu trong khuôn khổ
    xã hội và kinh tế có thể thực hiện được. Nói cách khác, mục tiêu hiện nay
    của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh
    tế - xã hội, môi trường một cách bền vững.
    Trong điều kiện các nguồn tài nguyên để sản xuất có hạn, diện tích đất
    nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công
    nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất
    nông nghiệp là hết sức cần thiết, tạo ra giá trị lớn về kinh tế đồng thời tạo
    đà cho phát triển nông nghiệp bền vững. Chính vì vậy, phát triển nông nghiệp
    hàng hóa là một nội dung trong Nghị quyết Đ ạ i hội X của Đảng: “Xây
    dựng nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, đa dạng và bền vững dựa trên cơ sở
    phát huy các lợi thế so sánh, áp dụng khoa học công nghệ, làm ra sản
    phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và tăng khả năng
    cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường Quốc tế; nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
    lao động, vốn; tăng thu nhập và đời sống nhân dân” Văn kiện đại hội Đảng
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    2
    lần thứ 10 (2006) [24]. Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu diễn ra gần
    đây đã gây sức ép rất lớn đến vấn đề sản xuất lương thực hiện nay . Nhiều
    nước trong đó có Việt Nam đang phải nhìn lại vấn đề sử dụng đất để đáp ứng
    mục tiêu phát triển cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp. Ngày
    18/04/2008, chính phủ đã ban hành Quyết định 391/QĐ-TTg về rà soát,
    kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm
    từ 2005 – 2010 trên địa bàn cả nước, trong đó tập trung vào đất nông
    nghiệp nói chung và đất chuyên trồng lúa nước nói riêng (Nguyễn Tấn
    Dũng (2008) [12]. Tại khoản 1 điều 3, Quyết định nêu rõ: “Hạn chế tối đa
    việc chuyển đất trồng lúa nước sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
    Không xét quy hoạch chuyển đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục
    đích sản xuất dịch vụ phi nông nghiệp ở những địa phương có điều kiện sử
    dụng các loại đất này” (Nguyễn Tấn Dũng (2008) [12]. Điều đó một lần nữa
    khẳng định xu hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá bền vững là hướng đi
    tất yếu đảm bảo phát triển đất nước lâu dài, ổn định.
    Phú Bình là một huyện trung du nằm phía Đông Nam của tỉnh Thái
    Nguyên, cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km. Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ,
    phía Đông Nam giáp huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang), phía Tây giáp thành
    phố Thái Nguyên, phía Tây Nam giáp huyện Phổ Yên. Với tổng diện tích tự
    nhiên của huyện là 25.171,49 ha (số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010), s ản
    xuất nông nghiệp là nguồn thu chủ y ếu của nhân dân trong huy ện. Hiện nay ,
    áp lực về vấn đề lương thực đã giảm xuống, tình trạng độc canh cây lúa ngày
    càng thu hẹp. Chuy ển dịch cơ cấu giống cây trồng diễn ra hầu hết ở các xã
    trong huy ện. Từ đó tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá góp phần hình thành một
    nền kinh tế mới - kinh tế hàng hoá. Từ những vấn đề khoa học và thực tiễn sản
    xuất đang diễn ra ở huy ện Phú Bình như đã trình bày ở trên, để góp phần
    thực hiện thành công các mục tiêu phát triển nông nghiệp của huy ện đến năm
    2015 và mục tiêu lâu dài nhằm khai thác tốt nhất phát tr iển nền sản xuất nông
    nghiệp. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử
    dụng đất sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện quy hoạch sử dụng
    đất huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    3
    1.2. Mục đích nghiên cứu
    - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Bình.
    - Đề xuất định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
    trong kỳ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
    1.3. Yêu cầu
    - Nắm vững chính sách, pháp luật đất đai; chính sách, pháp luật về quy
    hoạch sử dung đất, hiệu quả sử dụng đất và các văn bản có liên quan.
    - Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới sử
    dụng đất.
    - Đánh giá sự biến động trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của
    huyện sau 10 năm thực hiện phương án quy hoạch sử dụn g đất giai đoạn
    2001 - 2010. Số liệu, tài liệu đánh giá khách quan, toàn diện và trung thực
    thực trạng sử dụng đất của địa phương.
    - Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp với những chỉ tiêu
    phù hợp với điều kiện cụ thể của huy ện Phú Bình.
    - Các giải pháp đề xuất phải có cơ sở khoa học và phải có tính thực thi.
    1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    1.4.1. Ý nghĩa khoa học
    - Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về hiệu quả sử
    dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện quy hoạch sử dụng đất của
    huyện Phú Bình, nhằm đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp
    theo của địa phương.
    - Những kết quả khoa học thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ
    sung cơ sở thực tiễn để đánh giá chung tác động của việc quy hoạch sử
    dụng đất đến hiệu quả sử dụng đất.
    1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả của đề tài ngoài việc đóng góp để định hướng xây dựng quy
    hoạch sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp, còn là tài liệu tham
    khảo trong công tác quản lý ở địa phương.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    4
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất
    1.1.1. Những vấn đề về quy hoạch sử dụng đất
    1.1.1.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
    Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
    pháp chế của Nhà nước về tổ chức, sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý,
    khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh
    định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản
    xuất (các giải pháp sử dụng đất cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của
    xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
    Về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các quyết
    định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích
    cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối qu an hệ đất
    đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng
    cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
    Quy hoạch sử dụng đất nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa
    bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình; Xác lập sự ổn
    định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; Làm cơ sở để
    tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương
    thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hoá - xã hội. Mặt khác, quy hoạch sử
    dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử
    dụng đất theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai,
    tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất
    nông, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa và đất rừng); Ngăn chặn các
    hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh
    thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất,
    phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường về những tình hình bất ổn
    định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    5
    1.1.1.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
    Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính
    khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp
    thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.
    * Tính lịch sử - xã hội: Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát
    triển của quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là
    yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối
    quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất của
    xã hội. Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất phục vụ nhu cầu của người sử dụng
    đất và quyền lợi của toàn xã hội; Góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất
    ở nông thôn; Nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.
    * Tính tổng hợp: Quy hoạch tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất; Điều
    hoà các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; Xác định và điều phối
    phương hướng, phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh
    tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt
    tốc độ cao và ổn định.
    * Tính dài hạn: Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát
    triển lâu dài kinh tế - xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều
    chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh
    tế - xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn (xác định
    phương hướng, chính sách và biện pháp sử dụng đất để phát triển kinh tế và
    hoạt động xã hội) của quy hoạch sử dụng đất thường từ trên 10 năm đến 20
    năm hoặc lâu hơn.
    * Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch
    sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục
    tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất (mang tính đại thể, không dự kiến được các
    hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi). Vì vậy, quy hoạch sử dụng
    đất là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ
    đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành.
    * Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất mạnh đặc tính
    chính trị và chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các
    chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bách khoa toàn thư Việt Nam.
    2. Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Bộ (2001), Quy trình công nghệ và bảo
    vệ đất dốc nông lâm nghiệp, tuyển tập hội nghị đào tạo nghiện cứu và
    chuyển giao công khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất
    dốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    3. Bộ NN & PTNT (2005), Định hướng phát triển nông nghiệp Việt
    Nam đến năm 2010
    4. Bộ NN & PTNT (2009), Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn
    giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo công văn số: 3310/BNN-KH
    ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
    5. Đỗ Nguyên Hải (1999), Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng
    môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất
    nông nghiệp.
    6. Đặng Kim Sơn, Trần Công Thắng (2001), Chuyển đổi cơ cấu sản
    xuất nông nghiệp ở một số nước Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu
    kinh tế số 274.
    7. Huyện ủy Phú Bình (2005). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú
    Bình lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2005 – 2010.
    8. Huyện uỷ Phú Bình (2010). Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành
    Đảng bộ huyện lần thứ XXIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần
    thứ XXV, nhiệm kỳ 2010–2015)
    9. Hội đồng Nhân dân huyện Phú Bình (2007). Nghị quyết số
    49/2007/NQ-HĐND ngày 24/12/2007 về việc phê duyệt quy hoạch sử
    dụng đất đai huyện Phú Bình giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến
    năm 2020.
    10. Luật Đất đai năm 2003
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    71
    11. Lê Ngọc Dương, Trần Công Tá (1999), Nguyên lý kinh tế nông nghiệp
    (tài liệu dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    12. Nguyễn Tấn Dũng (2008). Quyết định 391/QĐ-TTg ngày 18/04/2008, về
    rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch và sử dụng
    đất 5 năm 2006 - 2010 trên địa bàn cả nước, trong đó rà soát, kiểm tra
    thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch, sử dụng đất nông
    nghiệp 5 năm 2006 - 2010 nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng.
    13. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng
    Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    14. Nguyễn Văn Bộ (2000), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây
    trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    15. Nguyễn Thị Vòng và cộng sự (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình
    công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu
    cây trồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục, Hà Nội.
    16. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Bình (2009).
    Báo cáo về “Nội dung quy hoạch Kinh tế - xã hội huyện Phú Bình đến
    năm 2007, ngày 21/01/2009.
    17. Phòng Thống kê huyện Phú Bình. Niên giám thống kế huyện Phú Bình
    các năm 2001 – 2010.
    18. Trần An Phong và cộng sự (1996), Các vùng sinh thái nông nghiệp Việt
    Nam - kết quả nghiên cứu thời kỳ 1986-1996. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    19. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2001). Quyết định số 3733/QĐ-UB ngày 28/12/2001 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông
    nông thôn huyện Phú Bình giai đoạn 2002 – 2010.
    20. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2008). Quyết định số 490/QĐ-UBND ngày 14/3/2008 về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất giai
    đoạn 2006 – 2010, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010, huyện
    Phú Bình.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    72
    21. Ủy ban Nhân dân huyện Phú Bình (2009). Báo cáo tổng hợp dự án quy
    hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Phú Bình tỉnh Thái
    Nguyên đến năm 2020.
    22. Ủy ban Nhân dân huyện Phú Bình (2000). Quy hoạch tổng thể phát
    triển kinh tế xã hội huyện Phú Bình thời kỳ 2000 – 2010, tháng 11 năm
    2000.
    23. Vũ Thị Bình (1993), Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên
    đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn - Hải Hưng, Tạp chí Nông nghiệp
    và Công nghiệp thực phẩm số 10.
    24. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ 10 (2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà
    Nội.
    25. Vũ Thị Thanh Tâm (2007), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của huyện
    Kiến Thuỵ - thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại
    học Nông nghiệp I, Hà Nội[COLOR=#141414][/COLOR][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font][/font]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...