Thạc Sĩ đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quả

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . i
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
    3. Yêu cầu của đề tài nghiên cứu 2
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất sản
    xuất nông nghiệp 3
    1.1.1. Đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp . 3
    1.1.1.1. Đất nông nghiệp . 3
    1.1.1.2. Khái niệm về loại hình sử dụng đất nông nghiệp . 4
    1.1.1.3. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp . 5
    1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp 6
    1.1.2.1. Nhóm yếu tố các điều kiện tự nhiên 6
    1.1.2.2. Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật . 6
    1.1.2.3. Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức 7
    1.1.2.4. Nhóm các yếu tố xã hội 8
    1.1.3. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp . 8
    1.1.4. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp . 11
    1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp . 12
    1.1.5.1. Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
    nông nghiệp . 12
    1.1.5.2. Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
    nghiệp 12
    1.1.5.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 13
    1.2. Quan điểm về phát triển nông nghiệp bền vững và sử dụng đất bền vững
    14
    1.2.1. Quan điểm về phát triển bền vững 14
    1.2.2. Quan điểm về nông nghiệp bền vững . 16
    1.2.3. Quan điểm về sử dụng đất bền vững . 18
    1.3. Những nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và sử dụng đất bền vững ở
    Việt Nam 20
    1.3.1. Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam . 20
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    v
    1.3.2. Phương hướng phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn 21
    1.3.3. Chiến lược sử dụng đất tiết kiệm và bền vững ở Việt Nam . 22
    1.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp vùng đồi núi Việt Nam 24
    Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26
    2.1.2. Phạm vi nghiên cứu . 26
    2.2. Nội dung 26
    2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất
    sản xuất nông sản nông nghiệp . 26
    2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp . 26
    2.2.3. Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp . 26
    2.2.4. Đề xuất và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả loại hình sử dụng đất
    sản xuất nông nghiệp bền vững . 27
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
    2.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế 27
    2.3.2. Phương pháp điều tra nhanh có sự tham gia của người dân . 28
    2.3.3. Các phương pháp khác 28
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu 29
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 29
    3.1.2. Hiện trạng tài nguyên 31
    3.1.3. Về kinh tế, xã hội 32
    3.2. Đánh hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Vân
    Đồn 35
    3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất 35
    3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp . 37
    3.2.2.1. Đất sản xuất nông nghiệp . 37
    3.2.2.2. Tình hình biến động diện tích . 32
    3.2.2.3. Tình hình giá trị sản lượng ngành nông nghiệp qua các năm 38
    3.2.3. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 40
    3.2.3.1. Các vùng sản xuất nông nghiệp . 40
    3.2.3.2. Hệ thống cây trồng chính của huyện 41
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    vi
    3.2.3.3. Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp vùng nghiên
    cứu . 42
    3.2.3.4. Mô tả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính 47
    3.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp . 50
    3.2.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế đất sản xuất nông nghiệp . 50
    3.2.4.2. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính 50
    3.2.4.3. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất . 55
    Na 56
    3.2.4.4. Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp 65
    3.2.4.5. Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp 68
    3.3. Đánh giá tổng hợp và lựa chọn các LUT có triển vọng 73
    3.3.1 Nguyên tắc lựa chọn LUT có triển vọng 73
    3.3.2. Tiêu chuẩn để lựa chọn các LUT có triển vọng 74
    3.3.2.1. Loại hình sử dụng đất 1 lúa 74
    3.3.2.2. Loại hình sử dụng đất 2 lúa 74
    3.3.2.3. Loại hình sử dụng đất màu - lúa mùa 75
    3.3.2.4. Loại hình sử dụng đất 2 lúa - màu . 75
    3.3.2.5. Loại hình sử dụng đất chuyên màu . 76
    3.3.2.6. Loại hình sử dụng đất cây ăn quả 77
    3.3.2.7. Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản 77
    3.4. Quan điểm, định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện 77
    3.4.1. Quan điểm sử dụng đất của huyện 77
    3.4.2. Định hướng sử dụng đất huyện Vân Đồn . 78
    3.4.2.1 Cơ sở chính làm căn cứ để chu chuyển các loại hình sử dụng đất . 78
    3.4.2.2. Dự kiến chu chuyển các loại hình sử dụng đất trong tương lai . 79
    3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Vân Đồn 88
    3.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách trong nông nghiệp 88
    3.5.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng 88
    3.5.3. Giải pháp về vốn . 88
    3.5.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật . 89
    3.5.5. Giải pháp về nguồn nhân lực 90
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 91
    1. Kết luận 91
    2. Đề nghị 91

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là đối
    tượng lao động độc đáo đồng thời cũng là môi tr ường sản xuất ra luơng thực, thực
    phẩm với giá thành thấp nhất, là một nhân tố quan trọng của môi trường sống và
    trong nhiều trường hợp lại chi phối sự phát triển hay huỷ diệt các nhân tố khác của
    môi trường.
    Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người.
    Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát
    triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc
    phát triển các ngành khác. Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý, có
    hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề
    mang tính toàn cầu. Mục đích của việc sử dụng đất là làm thế nào để bắt nguồn tư
    liệu có hạn này mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất,
    đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài. Nói cách khác, mục tiêu hiện nay của loài người là
    phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế, xã hội, môi tr ường
    một cách bền vững.
    Xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, con
    người tìm ra nhiều phương thức sử dụng đất có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do có sự
    khác nhau về chất lượng, mỗi loại đất bao gồm những yếu tố thuận lợi và hạn chế
    cho việc khai thác sử dụng, nên phương thức sử dụng đất cũng khác nhau ở mỗi
    vùng, mỗi khu vực, mỗi điều kiện kinh tế xã hội cụ thể.
    Thực tế, trong những năm qua, đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu
    quả như tiến hành giao quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho ng ười sử dụng đất,
    hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá các giống
    cây tốt, năng suất cao vào sản xuất, nhờ đó mà năng suất cây trồng, hiệu quả sử
    dụng đất tăng lên rõ rệt. Trong đó, việc thay đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống
    mới với năng suất và chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã ảnh
    hưởng rõ rệt đến hiệu quả sử dụng đất.
    Nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông
    nghiệp, xem xét mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất làm cơ sở cho việc
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    2
    đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có
    tính chiến lược và cấp thiết của Quốc gia và của từng địa phương.
    Vân Đồn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh, có thuận lợi cơ bản là giáp
    thành phố Cẩm Phả và cách thành phố Hạ Long không xa, nên cũng có phần ảnh
    hưởng của quá trình đô thị hoá, đất nông nghiệp cũng chuyển dần sang các mục
    đích khác; đặc biệt là từ năm 2005 khi được Chính phủ ký quyết định công nhận
    Vân Đồn là một trong các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh nói riêng và cả nước nói
    chung. Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của huyện. Những
    năm gần đây, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tuy có những bước phát triển mới,
    song nhìn chung vẫn còn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, công cụ
    sản xuất đa phần là thủ công, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao.
    Để giúp huyện Vân Đồn có hướng đi đúng về phát triển ngành nông nghiệp,
    giúp người dân lựa chọn được phương thức sản xuất phù hợp trong điều kiện cụ thể
    của từng loại hình sử dụng đất, từng loại nông sản phẩm sao cho có hiệu quả kinh
    tế, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. Được sự phân công của Khoa Tài
    nguyên và Môi trường, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài:
    “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 trên
    địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    - Đánh giá thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
    huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
    - Đề xuất một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả trên
    địa bàn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
    3. Yêu cầu của đề tài nghiên cứu
    - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất
    sản xuất nông sản nông nghiệp.
    - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
    - Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
    - Đề xuất và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả loại hình sử dụng đất sản
    xuất nông nghiệp bền vững.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    3
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất sản
    xuất nông nghiệp
    1.1.1. Đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp
    1.1.1.1. Đất nông nghiệp
    Đất là một thể vật chất đặc biệt được hình thành do sự tác động tổng hợp
    của Sinh quyển, Khí quyển, Thuỷ quyển, năng lượng bức xạ mặt trời lên bề mặt
    Thạch quyển. V.V.Docuchaev và các nhà khoa học khác đã xác định được rằng:
    Đất trong tự nhiên được hình thành là kết quả của sự tác động của 6 yếu tố là: Đá
    mẹ và mẫu chất, Sinh vật, Khí hậu, Địa hình, Thời gian và con người. Sự tác động
    của các yếu tố hình thành đất tạo nên các quá trình hình thành và biến đổi diễn ra
    trong đất. Sản phẩm của quá trình hình thành và biến đổi tạo thành các loại đất
    khác nhau [3].
    Theo FAO (1976) thì đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái bao
    gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất
    định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất đai bao gồm: Khí hậu; dáng
    đất/địa mạo, địa hình; Đất (thổ nhưỡng); Thuỷ văn; Thảm thực vật tự nhiên bao
    gồm cả rừng; Cỏ dại trên đồng ruộng; Động vật tự nhiên; Những biến đổi của đất do
    các hoạt động của con người.
    Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu một cách đơn giản: Đất đai là một
    vùng lãnh thổ có ranh giới, vị trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp về các yếu tố
    tự nhiên, kinh tế, xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, con người và các hoạt
    động sử dụng đất của con người đối với đất đai.
    Theo Luật Đất đai 2003 thì ở Nước ta phân loại đất thành 3 nhóm theo mục
    đích sử dụng, đó là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất
    chưa sử dụng. Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản
    xuất nông nghiệp như trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất,
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    4
    rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
    muối hoặc đất dùng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Đất nông nghiệp
    đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đất
    nông nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và làm ra sản phẩm cần thiết nuôi sống
    xã hội.
    Đất đai trong đó bao gồm cả đất nông nghiệp là sản phẩm của thiên nhiên,
    đất đai có những tính chất riêng khiến nó trở thành tư liệu sản xuất đặc biệt không
    giống như bất kỳ một tư liệu sản xuất nào khác, đó là: đất có độ phì, giới hạn về
    diện tích, có vị trí cố định trong không gian, rất khó cải tạo nếu sử dụng đất không
    đi kèm các biện pháp bảo vệ tuy nhiên có thể duy trì độ phì mãi mãi nếu sử dụng
    đất đúng đắn và hợp lý.
    1.1.1.2. Khái niệm về loại hình sử dụng đất nông nghiệp
    Loại hình sử dụng đất (LUT: Land Use Type): Là bức tranh mô tả thực trạng
    sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các
    điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật xác định. Nói cách khác loại hình sử dụng đất
    là những hình thức sử dụng đất khác nhau để trồng một loại cây hay trồng một tổ
    hợp cây trồng.
    Loại hình sử dụng đất cho thấy các loại cây trồng sản xuất có trong vùng
    nghiên cứu.
    Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất sẽ lựa chọn các LUT từ các loại sử
    dụng đất có triển vọng.
    Liệt kê các LUT hiện tại theo thứ tự đánh giá hiện trạng: Các LUT có ý
    nghĩa sản xuất của vùng; Các LUT có triển vọng của vùng và các vùng lân cận có
    cùng điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội; Các LUT có triển vọng theo kinh nghiệm
    của các nông dân, các nhà khoa học - kỹ thuật trong vùng nghiên cứu; Các LUT có
    triển vọng theo các kết quả thử nghiệm từ việc nghiên cứu khoa học hay khuyến
    nông.
    Việc lựa chọn, chắt lọc các LUT dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng
    đất của các LUT.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...