Luận Văn Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước x

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 Giới thiệu
    Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi có tiềm năng rất lớn cho nuôi trồng thủy
    sản nước ngọt, trong đó diện tích nuôi tôm càng xanh (TCX) tại các tỉnh (ĐBCL) đã
    tăng nhanh trong những năm gần đây và hiện đạt gần 5.000 ha, tăng gấp 10 lần so với
    thời điểm 5 năm trước đây (TTXVN, 11/1/2008). Diện tích tăng nhanh nhờ chủ động
    được nguồn con giống với kỹ thuật sinh sản nhân tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng được
    nhu cầu về số lượng con giống cũng như chất lượng. Hiện nay do nhu cầu phát triển
    nguồn lợi thủy sản đặc biệt là nghề nuôi TCX đang trên đà phát triển mạnh nên nhu
    cầu về con giống cũng tăng. Do đó việc sản xuất giống tôm càng xanh nhân tạo chất
    lượng là yếu tố cần thiết và phù hợp với nhu cầu nuôi TCX hiện nay.
    Trong vài năm gần đây việc sản xuất giống TCX theo qui trình nước xanh cải tiến đã
    được áp dụng phổ biến nhưng hiện nay việc quản lý môi trường còn gặp khó khăn do
    hàm lượng đạm trong nước tăng rất cao làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của ấu trùng và
    hiệu quả sản xuất. Do đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học nhằm để duy trì chất lượng
    nước cho bể ương và đạt được hiệu quả cao là vấn đề cần giải quyết trong sản xuất
    giống tôm càng xanh ở ĐBSCL.
    Hiện nay việc sử dụng chế phẩm sinh học (CPSH hay men vi sinh), trong nuôi trồng
    thủy sản là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn về khía cạnh bảo vệ môi trường và đảm bảo
    hiệu quả sản xuất, từ đó góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững. Tuy
    nhiên việc sử dụng CPSH trong ương ấu trùng tôm càng xanh đến nay vẫn chưa được
    quan tâm nghiên cứu nhiều nên việc sử dụng CPSH trong các trại giống tôm càng
    xanh ở ĐBSCL còn rất hạn chế. Theo nghiên cứu của Lê Đình Duẩn và ctv, (2007),
    việc nuôi thử nghiệm tôm sú bằng chế phẩm sinh học cho kết quả rất khả quan, các
    chế phẩm không những làm tăng khả năng phân giải các chất hữu cơ, làm sạch và ổn
    định môi trường nước mà còn tăng năng suất gấp 2 lần so với nghiệm thức đối chứng.
    Vì vậy, đề tài "Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất
    giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo qui trình nước xanh cải
    tiến" được thực hiện
    1.2 Mục tiêu của đề tài
    Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong quản lý môi trường bể ương,
    nhằm góp phần từng bước hoàn thiện qui trình sản xuất giống TCX đạt hiệu quả cao
    và đưa vào thực tiễn sản xuất.
    1.3 Nội dung của đề tài
    Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại chế phẩm sinh học trong sản xuất giống tôm càng
    xanh đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng theo qui trình nước xanh cải tiến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...