Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh Ninh Thuận khai thác một số loài cá nổi nh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh Ninh Thuận khai thác một số loài cá nổi nhỏ

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN .ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . v
    DANH MỤC CÁC HÌNH vi
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vii
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
    1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2
    1.1.1. Tập tính cá trong vùng chiếu sáng 2
    1.1.2. Ứng dụng ánh sáng nhân tạotrong nghề cá thế giới . 3
    1.1.2.1. Về công suất nguồn sáng 3
    1.1.2.2. Về cách bố trí nguồn sáng 4
    1.1.2.3. Về chủng loại bóng đ èn và màu s ắc ánh sáng . 5
    1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 6
    1.2.1. Tập tính cá trong vùng chiếu sáng 6
    1.2.2. Ứng dụng ánh sáng nhân tạo trong nghềcá nước ta . 8
    1.2.2.1. Về công suất nguồn sáng 8
    1.2.2. 2. Cách b ố trí nguồn sáng 10
    1.2.2.3. Về chủng loại bóng đ èn và màu s ắc ánh sáng . 10
    1. 2.2.4. Vấn đề c òn tồn tại trong nghiên cứu nguồn sáng nhân t ạo . 11
    1.2.3. Đặc điểm nguồn lợi hải sản ở vùng biển Ninh Thuận . 12
    1.2.3.1. Nguồn lợi hải sản 12
    1.2.3. 2. Một số đối tượng khai thác chính 13
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16
    2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu . 16
    2.1.1. Địa điểm nghiêncứu 16
    2.1.2. Thời gian nghiên cứu . 16
    2.1.3. Đối tượngnghiên cứu 16
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 16
    2.2.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng . 16
    2.2.2. Bố trí thí nghiệm 18
    2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu . 19
    2.2.3.1. Thu th ập số liệu nghề cá tr ên b ờ 19
    2.2.3.2. Thu th ập số liệu thực nghiệm . 19
    2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu . 19
    iv
    2.2.4.1. Xác định yếu tố vật chất [5] 19
    2.2.4.2. Xác định các thông số ánh sáng . 21
    2.2.4.2. Tính hiệu suất khai thác của nghề lưới vây . 23
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
    3.1. Hiện trạng khai thác hải sản tỉnh Ninh Thuận 24
    3.1.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản tỉnhNinh Thuận . 24
    3.1.1.1. Cơ c ấu t àu thuy ền khai thác hải sản phân theo nhóm công suất 24
    3.1.1.2. Cơ c ấu t àu thuy ền khai thác hải sản theo địa phương 25
    3.1.2. Năng lực nghềlưới vây ánh sáng ở Ninh Thuận . 26
    3.1.2.1. Tàu thuy ền, ng ư cụ và thi ết bị phục vụ khai thác . 26
    3.1.2.2. Kh ả năng hoạt động khai thác của đội t àu lư ới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận
    . 30
    3.1.2.3. Trang bị nguồn sáng tr ên tàu lư ới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận . 32
    3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn sáng của tàu lưới vây tỉnh Ninh Thuận . 35
    3.2.1. Hiệu quả khaithác của đội tài lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận . 35
    3.2.2. Hiệu quả khai thác của đội tàu lư ới vây ánh sáng theo các thông số nguồn sáng
    36
    3.2.2.1. Hi ệu quả khai thác của đội t àu lư ới vây theot ổng công suất nguồn sáng . 37
    3.2.2.2. Hi ệu quả khai thác của đội t àu lư ới vây ánh sáng theo độ cao treo nguồn sáng
    . 39
    3.2.2.3. Hi ệu quả khai thác của đội t àu lư ới vây ánh sáng theo góc treo ngu ồn sáng
    . 40
    3.2.2.4. Hi ệu quả khai thác của đội t àu lư ới vây theo tỷ lệ công suất bóng FL 42
    3.2.2.5. Đánh giá hiệu quả của t àu lư ới vây theo màu s ắc ánh sáng . 43
    3.3. Đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn sáng tr ên tàu lư ới vây tỉnh Ninh Thuận 45
    3.3.1. Các giải pháp về trang bị nguồn sáng . 45
    3.3.1.1. Cách trang b ị hệ thống phát điện 45
    3.3.1.2. Cách trang b ị hệ thống phân phối điện 46
    3.3.1.3. Cách trang b ị hệ thống nguồn sáng 47
    3.3.2. Các giải pháp về sử dụng nguồn sáng 48
    3.3.2.1. Qu i trình s ử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây 48
    3.2.2.2. Cách b ảo dưỡng nguồn sáng 50
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
    KẾT LUẬN . 51
    KIẾN NGHỊ 51
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
    PHỤ LỤC 55

    MỞ ĐẦU
    Nghề cá phát triển làm tăngáp lựctáckhai thác, suy giảm nguồn lợi hải sản ở
    ngư trường truyền thống. Áp lực này do nhiều nguyên nhân như: sử dụng kích thước
    mắt lưới nhỏ, nguồn điện và ánh sáng nhân tạo,.v.v. gây ra; trong đó,ánh sáng nhân
    tạocủa một số nghề pha xúc, chụp mực và lưới vây ánh sáng có tác động rất lớn đến
    nguồn lợi ven bờ.
    Hiện nay, nghiên cứu sử dụng ánh sáng nhân tạo trong v à ngoài nước cho nghề cá đã
    có nhiều th ành công , cải thiện đáng kểhiệu quả kinh tế nghề cá. Tuy nhiên, các nghiên cứu
    này vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau v à đồng thời vẫn chưa giải quyết được những mâu
    thuẫn giữa ng ười sản xuất sử dụng ánh sáng với nguồn lợi thủy hảisản hiện có.
    Mặt khác, hiệu quả ứng dụng ánh sáng nhân tạo trong khai thác cá phụ thuộc
    nhiều vào nhiều yếu tố. Trong đó, nguồn sáng nhân tạo dùng để tập trung cá là quan
    trọng và quyết định phần lớn năng suất khai thác cá. Tuy nhiên, nghề cá Việt Nam là
    nghề cá của nhân dân,sự trang bị nguồn sáng trên tàu mang tính tự phát và theo kinh
    nghiệm là chủ yếu. Đặc biệt nghề lưới vây ánh sáng hiện nay thường có xu hướng
    cạnh tranh nhau về công suất nguồn sáng, điều này dẫn đến việc trang bị nguồn sáng
    không hợp lývà ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản ven bờ.
    Vì vậy,đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sángnhằm nâng cao hiệu quả kinh tếcho
    nghề lưới vâyánh sángnói riêng và nghề cá sử dụng ánh sáng nhân tạo nói chunglà
    rất cần thiết. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đề xuất đề tài: “Đánh giá hiệu quả
    sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh Ninh Thuận khai thác một số loài cá nổi
    nhỏ”. Với mục tiêu,đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn sáng và đưa ra các giải
    pháp sử dụng nguồn sáng hợp lý nhằm nâng cao năng suất khai thác, tăng hiệu quả
    kinh tế và bảo vệ nguồn lợi Thủy sản.
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    - Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả của nghề lưới vây ánh sáng
    tỉnh Ninh Thuận nói riêng và các tỉnh ven biển trong cả nước nói chung.
    - Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nghề cá trong việc
    hoạch định chiến lược phát triển nghề đánh cá sử dụng ánh sáng một cách đa dạng.
    1
    2
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUANVẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
    1.1.1. Tập tính cá trong vùng chiếu sáng
    Nhiều công trình nghiên cứu về tập tính cá trong vùng sáng nhân tạo đều có kết
    luận chung rằng tập tính của cá vànăng suất khai thác của ngư cụ phụ thuộc vào trạng
    thái sinh học của đối tượng như độ no dạ dày, độ chín muồi tuyến sinh dục và các yếu
    tố môi trường bên ngoài như thức ăn, nhiệt độ, sóng, gió,.v.v.
    Theo Zucser (1958) cho rằng,ánh sáng nhân tạo có tác dụng như một tín hiệu mồi,
    cá đói dễ bị hấp dẫn hơn cá no. Dragezund (1957, 1958) cho rằng một số loài cá có thể bị
    choáng, nhảy vọt lên và lao đến nguồn sáng chiếu đột ngột,nhưng sau đó nó tản đi hoặc
    tập trung ở vùng sáng có cường độ ánh sáng thích hợp. Nghiên cứu của Hsiao năm 1952
    cho thấy, cá ngừ tập trung trong vùng nước có ánh sáng trắng, độ rọi từ 700 ư 4.500 lux.
    Tiếp đến,Uthed (1955) đã phát hiện hoạt tính của cá trích phụ thuộc vào cường độ chiếu
    sáng, chúng có hoạt tính mạnh ở độ rọi sáng từ 20 ư 4.000 lux. Hoạt tính của chúng giảm
    dần khi tăng độ rọi sáng đến 65.000 lux v à độ rọi sáng thích hợp nhất của chúng khoảng
    100 lux. Uda (1959) cho thấy cá con của hầu hếtcác loài thí nghiệm có phản ứng mạnh
    và nhạy cảm hơn cá trưởng thành. Trong mùa sinh sản các đàn cá thường có tính hướng
    quang giảm hoặc không có phản ứng với ánh sáng nhân tạo [3].
    Một số nghiên cứu khác cho rằng, tập tính của cá dưới nguồn sáng là không
    bình thường và phụ thuộc vào mật độ tập trung của nó trong vùng chiếu sáng, nguồn
    sáng di động hay cố định.
    Năm 1959, tàu Vichia nghiên cứu ở Thái Bình Dương khai thácđối tượng cá
    Tidđitops. Tập tính của đối tượng cá này được mô tả trong tạp chí “Thiên nhiên” số 03
    năm 1960 như sau: “Khi bị lôi cuốn bởi đèn chiếu sáng dưới nước, cá đi thẳng tới vùng
    được chiếu sáng –mạn tàu. Cá bơi nhanh theo đường thẳng nằm ngang từ 5 ư 10 m, rồi
    bỗng nhiên đi ngược lên theochiều thẳng đứng đến 2 ư 3 m, sau đó lại tụt xuống theo
    chiều ngược lại và đứng im không nhúc nhích, quay đầu lên trên. Đứng như vậy sau vài
    phút, cá lại bắt đầu tiếp tục chuyển động như trước” [3].
    Khiquan sát bằng mắt thường, máy quay phim và kết quả khai thác từng mẻ lưới
    trong nghề khai thác cá trích bằng máy bơm và lưới nâng hình chóp cho thấy, tập tính
    của đối tượng này phụ thuộc vàonhiều yếu tố như:đặc tính chuyển động của nguồn
    sáng, cường độ chiếu sáng,.v.v.
    3
    Ngoài ra, tập tính của cá trong vùng chiếu sáng phụ thuộc vào cácyếu tố bên
    ngoài môi trường: tác động lôi cuốn của ánh sáng và hiệu quả khai thác sẽ giảm đi
    nhiều khi độ trong của nước giảm, khi độ trong của nước tăng thì sản lượng thu được
    caohơn; sự trôi dạt của tàu ảnh hưởng đến tập tính của cá quanh nguồn sáng, nghiên
    cứu cho thấy với tốc độ lớn hớn 0,3 m/s thì cá trích Caxpien khó tập trung bên nguồn
    sáng; dòng chảy mạnh trên mặt nước hoặc ở chỗ thả lưới làm giảm mức độ tập trung cá
    trong vùng chiếu sáng;đối với cá trích Caxpien, tốc độ dòng chảy bằng vận tốc của cá
    (0,35 m/s) thì cá không thể đến được nguồn sáng. Mặt khác, mức độ lôi cuốn cá của ánh
    sáng còn phụ thuộc vào các yếu tố như: nhiệt độ, tuần trăng, .v.v.
    Qua 28 chuyến khảo sáttrong Chương trình giám sát hoạt động thương mại của
    nghề cá sử dụng ánh sáng từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2004 của Tổng cục thủy sản ở
    thành phố miền Đông Nam Ghana, có những kết luận như sau: sản lượng khai thác của
    nghề đánh cá sử dụng ánh sángnhân tạo thay đổi theo từng thời kỳ, đặc biệt tập trung
    vào tháng 3 ư 4 âm lịch; kích thước các loài cá khai thác được thay đổi theo từng
    tháng, tỷ lệ cá con đánh bắtđược khi sử dụng ánh sángnhân tạotập trung vào tháng 1
    ư 2; ngoài ra đề án còn khuyến nghị; thử nghiệm đánh bắt cá kết hợp ánh sáng nên
    được mở rộng nghiên cứu toàn bộ các chế độ thủy văn,tức là mùa khan hiếm thức ăn
    (từ tháng 4 ư 6) và mùa nước trồi (từ tháng 7 ư 9); cần đưa ra giới hạn các tháng cho
    phép khai thác trong năm của nghề cá kết hợp ánhsáng[19].
    1.1.2. Ứng dụng ánh sáng nhân tạo trong nghề cá thế giới
    1.1.2.1. Về công suất nguồn sáng
    Công suất nguồn sáng sử dụng trên tàu hay cường độ chiếu sáng của tàu đó, tỷ
    lệ thuận với phạm vi chiếu sáng (
    I  4  
    ),do đó cường độ chiếu sáng càng lớn, thì
    phạm vi chiếu sáng được mở rộng và số lượng cá tập trung quanh đèn nhiều. Tuy
    nhiên, cường độ chiếu sáng không hoàn toàn tỷ lệ thuận với sản lượng khai thác và
    ảnh hưởng đến nguồn lợi thủysản.
    Ở Nhật Bản đã xây dựng mức trang bị nguồn sáng cho nghề khai thác cá thu
    đao trong mức giới hạn < 30 kW, các tàu được phép trang bị nguồn sáng có công suất
    10 kW. Theo kinh nghiệm của ngư dân Nhật Bản, công suất phát sáng trang bị trên tàu
    vượt quá 2.500 W/tấn trọng tải của tàu sẽ có tác dụng tiêu cực đối với sinh vật biển.
    Theo luật nghề cá Nauy quy định phạm vi công suất nguồn sáng dùng cho đánh cá
    trích không quá 15 kW cho mỗi tàu.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Lê Nguyên Cẩn và nnk (1984), Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật đánh cá bằng
    lưới vây ban ngày và ban đêm kết hợp ánh sáng điện khai thác ở vùng lộng và vùng
    khơi trên các tàu có công suất từ 16-45 CV, Viện nghiên cứu Hải sản.
    2. Lê Văn Doanh, Đặng Văn Đào (2002), Kỹ Thuật điện, Nxb Giáo dục.
    3. Ngô Thị Hương Giang (1973), Đánh cá bằng ánh sáng (bản dịch tiếng Việt),
    NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
    4. Vũ Duyên Hải (2001), Nghiên cứu tác động của sử dụng cường độ ánh sáng
    mạnh đối với một số loài cá (cá cơm, cá trích, cá nục) và Mực trong khai thác hải sản,
    Viện Nghiên cứu Hải sản.
    5. Vũ Duyên Hải (2008),Đánh gí trình độ công nghệ khai thác hải sản xa bờ,
    Trung tâm khuyến nông –khuyến Ngư quốc gia.
    6. Phạm Trung Kiên (2003), Thửnghiệm mô hình Cộng đồng tham gia quản lý,
    bảo vệ rạn San hô trên địa bàn huyện Ninh Hải, Chi cục BVNL tỉnh Ninh Thuận.
    7. Nguyễn Long (2001), Nghiên cứu khai thác mực đại dương (Sthenoteuthis
    Oualanensis) và mực ống (Loligo spp.) ở vùng biển xa bờ, Viện Nghiên cứu Hải sản.
    8. Thái Văn Ngạn (2005), Phương pháp và các loại ngư cụ đánh cá sử dụng nguồn
    sáng, NXB Nông Nghiệp.
    9. Đoàn Văn Phụ (2010), Nghiên cứu sử dụng ánh sáng đèn ngầm trong nước và
    ánh sáng màu cho nghề lưới vây xa bờ miền Trung và miền Đông Nam Bộ, Viện
    Nghiên cứu Hải sản.
    10. Nguyễn Đức Sĩ (2006), Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
    dụng nguồn sáng trong nghề lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng, Luận án tiến sỹ, Nha Trang.
    11. Đặng Văn Thi, Mai Văn Điện, Vũ Duyên Hải và nnk (2006), Ảnh hưởng của
    cường độ ánh sáng đến thành phần và sản lượng của nghề lưới vây, Báo cáo kỹ thuật,
    Viện Nghiên cứu Hải sản.
    12. Bùi Văn Tùng (2009), Hiện trạng sử dụng nguồn sáng trên các tàu lưới vây kết
    hợp ánh sáng khai thác hải sản xa bờ ở Đông Nam Bộ và khuyến cáo các giải pháp sử
    dụng nguồn sáng hợp lý, Viện Nghiên cứu Hải sản.
    13. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2009), Báo cáo tổng kết vụ cá
    Nam 2009 và kế hoạch triển khai vụ cá Bắc 2009 –2010, Ninh Thuận.
    54
    14. Viện Nghiên cứu Hải sản (2011), Hội thảo khoa học đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa
    học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản”.
    Tiếng Anh
    15. Ben Yami (1976), Fishing with light, FAO.
    16. Ben Yami (1987), Attracting fish with light,FAO Rome.
    17. Chikara Shimane, Kensuo Tanaka và nnk (2005), Operation Strategy by Target
    Spesies on Offshore Perse Seine Fisheries in the Westeen Waters Japan ,Journal of
    the Tokyo University of Marine Science and Technology, Vol 1, pp 87 -96.
    18. Gunzo Kawamura (1983), Vision and behaviour of fish in the vicinity of fish
    lamp, Proc. Intl. Conf. Dev. Managt. Trop Living Aquat. Resources. Serdang,
    Malaysia. 2-5 Aug.1983, pp. 197-204.
    19. Paul Bannerman and RichmondQuartey (2004), the marine fisheries re-search division (MFRD), tema report on the observations of commercial light
    fishing operation in ghana, february –june 2004.
    20. Shigeo Hayase, Chuichi Miyata, Tomeyoshi Yamazaki, Srisunan Narintha-rangkura, SakulSupongpun, Pirochana Saikliang (1983), Preliminary study on
    estimating effective light intensity for purse seine fisheries in Thailand, Joint
    Research.
    21. Sugeng Hari Wisudo, Mulyono Sumitro Baskoro (2003), Output perform-ance of pressure kerosene lamp for the floated bamboo-platform liftnet (Bagan)
    in Indonesia, Laboratory of Fish Behavior, Tokyo Uni. Fish.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...