Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM TẠ

    Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn PGs.Ts. Dương Ngọc Thành đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
    Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi được sự giúp đỡ và động viên của nhiều tổ chức và cá nhân, tôi xin trân thành cảm ơn:
    - Các thầy cô cùng toàn thể cán bộ trong Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học.
    - Ban lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cùng toàn thể các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
    - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, Chợ Gạo và Phòng Kinh tế thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu và thực hiện nghiên cứu.
    - Các anh chị là cán bộ khuyến nông viên của các xã đã tận tình hướng dẫn tôi khảo sát, điều tra thực tế.
    - Các hộ trồng rau cải an toàn và rau cải thường ở huyện Châu Thành, Chợ Gạo và Phòng Kinh tế thị xã Gò Công đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện nghiên cứu.
    - Cảm ơn đến các thành viên gia đình tôi, bạn bè thân hữu đã tận tình hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập.
    Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả mọi người đã giúp đỡ và chia sẽ khó khăn để tôi có sự thành công ngày hôm nay. Trong quá trình viết luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và toàn thể các bạn.
    Kính chúc quí thầy, cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
    Tác giả
    Trần Hoàng Nhật Nam


    TÓM TẮT


    Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” được thực hiện tại 03 địa phương phát triển chuyên canh rau màu của tỉnh Tiền Giang gồm: thị xã Gò Công, huyện Chợ Gạo, và Châu Thành.
    Nguồn số liệu được sử dụng trong đề tài bao gồm các báo cáo của ngành nông nghiệp, Niên giám thống kê của tỉnh qua các năm, các website kinh tế, nông nghiệp có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng số liệu sơ cấp từ việc điều tra trực tiếp 120 hộ sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn (60 rau cải an toàn và 60 rau cải thường). Mục tiêu chính của nghiên cứu là 1) Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau cải thường và rau cải an toàn tại tỉnh Tiền Giang, 2) Phân tích hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau cải thường và rau cải an toàn tại tỉnh Tiền Giang, 3) Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của ngành hàng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, 4) Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
    Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã và đang phát triển, đúng với định hướng của nhà nước nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, diên tích trồng rau an toàn còn rất hạn chế, theo số liệu tổng kết của đề án rau an toàn thì đến cuối năm 2009 trên địa bàn toàn tỉnh chỉ mới phát triển được 480 ha rau an toàn, sản lượng đạt trên 8.100 kg, diện tích trồng rau trên nông hộ rất thấp trung bình 0,15ha/hộ. Ngoài ra, đề tài còn cho thấy giá bán rau cải an toàn không cao hơn giá bán rau cải thường. Tuy nhiên, sản lượng trung bình rau cải an toàn thì cao hơn sản lượng trung bình rau cải thường là 2.581 kg/ha nên doanh thu và lợi nhuận của sản xuất rau cải an toàn cao hơn sản xuất rau cải thường. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã xác định 5 yếu tố có mối liên hệ với sản lượng rau cải gồm: (1) kinh nghiệm trồng rau, (2) số lần tập huấn kỹ thuật trồng rau, (3) lao động gia đình trồng rau, (4) lao động thuê mướn trồng rau, và (5) phân bón.
    Đề tài cũng đã đưa ra 03 nhóm giải pháp gồm: (1) giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn (sản xuất, thủy lợi, kỹ thuật và khoa học công nghệ, chính sách), (2) giải pháp tổ chức tiêu thụ rau an toàn (Tổ chức hệ thống tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho sản phẩm; xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm rau an toàn; đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ; chính sách) và (3) giải pháp phát triển tiêu dùng rau an toàn.

    ABSTRACT

    The thesis "Evaluation of the production effectiveness of vegetable and safe vegetable in Tien Giang province" was conducted in 03 local vegetables growing development of Tien Giang province: Go Cong district, Cho Gao district, and Chau Thanh district.
    Data sources used in subjects including reports of the agricultural sector, Statistical Yearbook of the province over the years, the Web economy, agriculture-related research topics. In addition, subjects also used primary data from 120 household surveys directly to the production of vegetables and vegetables are often safe (60 and 60 safe vegetable vegetables often.). The main objectives of the study are: (1) Evaluating the real state about the normal and vegetable production and consumption at Chau Thanh, Cho Gao district, and Go Cong town; (2) Analyzing the effectiveness and elements affecting the normal vegetable production and consumption; (3) Evaluating advantages, disadvantages, opportunities ad challenges of safe vegetable industry in Tien Giang area; and (4) Putting forward some solutions to develop producing and consuming vegetable in Tien Giang area.
    Research results show that safe vegetable production in the province of Tien Giang has been developed with proper orientation of the state to help protect the health of consumers, however, an area of growing vegetables whole is still very limited, according to the review of safe vegetable project in 2009 at the end of the province was only 480 ha development of safe vegetable production was over 8,100 kg, the area under vegetables is very low household average 0.15 hectares per household. In addition, subjects also showed that sale prices of vegetables safe to higher prices of vegetables often, however, the average yield of vegetables is higher than the safe production of vegetables is usually average 2,581 kg/ha should revenue and profitability of vegetable production and safe production of vegetables more often. Besides, the topic has identified five factors to be associated with production of vegetables including: (1) experience growing vegetables, (2) the number of training techniques for growing vegetables, (3) family labor vegetable , (4) hire workers to plant vegetables, (5) fertilizer.
    Subject also gave the 03 groups of solutions include: (1) solutions to develop safe vegetable production (production, irrigation, engineering and science and technology policies), (2) organizing solutions for safe vegetable consumption (consumption Organization system, the output of products, trade promotion, product introduction of safe vegetables, promote links and cooperation in production and consumption, Policy), (3) Solutions to development of safe vegetable consumption.


    MỤC LỤC
    CAM KẾT KẾT QUẢ ii
    LỜI CẢM TẠ iii
    TÓM TẮT iv
    DANH MỤC BẢNG ix
    DANH MỤC HÌNH x
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi
    CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    1.2.1 Mục tiêu chung 2
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
    1.3 GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
    1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu 3
    1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu 3
    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    1.4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu 3
    1.4.2 Giới hạn vùng nghiên cứu 3
    1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
    1.4.4 Phạm vi ứng dụng của đề tài 4
    1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI 4
    CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 5
    2.1 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI RAU AN TOÀN 5
    2.2 ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN 6
    2.2.1 Nhân lực 6
    2.2.2 Đất trồng và giá thể 7
    2.2.3 Nước tưới 7
    2.2.4. Quy trình sản xuất rau, quả an toàn 7
    2.3 HAI LOẠI HÌNH CHỦ YẾU TRONG PHÁT TRIỂN RAU SẠCH HIỆN NAY Ở NƯỚC TA 7
    2.3.1 Rau sạch trong nhà lưới/kiếng 7
    2.3.2 Rau sạch cộng đồng 8
    2.4 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM RAU TRỒNG 9
    2.4.1 Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm thuốc trừ sâu trên rau 9
    2.4.2 Thực trạng ô nhiễm trên rau 10
    2.4.2.1 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 10
    2.4.2.2 Hàm lượng Nitrat và kim loại nặng 10
    2.4.2.3 Vi khuẩn và ký sinh trùng 11
    2.5 TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIÊU THỤ RAU AN TOÀN Ở TP. CẦN THƠ 11
    2.6 CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG RAU QUẢ 12
    2.6.1 Chuổi giá trị rau quả ở thành phố Cần Thơ 12
    2.6.2 chuỗi giá trị rau quả ở Hà Tây 12
    2.6.2 Chuổi giá trị rau quả ở Thái Bình 12
    2.7 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM RAU AN TOÀN TẠI TP. CẦN THƠ 13
    CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
    3.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 14
    3.1.1 Rau an toàn 14
    3.1.2 Khái niệm hiệu quả 14
    3.1.3 Phát triển nông nghiệp bền vững 15
    3.1.4 Những nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất rau an toàn 16
    3.1.5 Canh tác 17
    3.1.6 Nông hộ 17
    3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 18
    3.2.2 Các chỉ tiêu đo lường mức độ hiệu quả của mô hình 18
    3.2.3 Phương pháp phân tích 19
    3.2.4 Phương tiện phân tích 21
    CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 22
    4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH TIỀN GIANG 22
    4.1.1 Vị trí địa lý 22
    4.1.2 Đặc điểm thời tiết - khí hậu 23
    4.1.3 Đất đai 23
    4.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG 25
    4.2.1 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1996 – 2009 của tỉnh Tiền Giang so với cả nước 25
    4.2.2 Cơ cấu kinh tế của tỉnh từ năm 2000 đến năm 2009 29
    4.3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH 32
    4.3.1 Kết quả sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh giai 2005 – 2009 32
    4.3.2 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản 34
    4.4 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020 36
    CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
    5.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NÔNG HỘ TRONG MÔ HÌNH 37
    5.1.1 Tuổi, giới tính của người trực tiếp sản xuất rau cải trong nông hộ 37
    5.1.2 Trình độ học vấn của người trực tiếp sản xuất rau trong nông hộ 38
    5.2 NGUỒN LỰC SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRONG MÔ HÌNH 39
    5.2.1 Diện tích canh tác nông nghiệp của nông hộ 39
    5.2.2 Diện tích trồng rau cải chuyên canh của nông hộ 40
    5.2.3 Tình hình tín dụng và vốn sản xuất 40
    5.2.3.1 Tình hình tín dụng của nông hộ 40
    5.2.3.2 Nguồn vốn phục vụ sản xuất rau cải 41
    5.2.4 Kinh nghiệm trồng rau của nông hộ 42
    5.2.5 Hỗ trợ của nhà nước liên quan đến phát triển sản xuất rau 43
    5.2.6 Tiếp cập thông tin thị trường của nông hộ 45
    5.2.7 Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm 47
    5.2.7.1 Thu hoạch sản phẩm 47
    5.2.7.2 Tiêu thụ sản phẩm 48
    5.2.8 Kiểm định giống, phân bón, thuốc BVTV sản xuất rau cải 49
    5.2.9 Tình hình dư lượng thuốc BVTV trên rau 50
    5.2.10 Định hướng sản xuất của nông hộ trong thời gian tới 50
    5.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, TÀI CHÍNH MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU CẢI THƯỜNG VÀ RAU CẢI AN TOÀN 52
    5.3.1 Doanh thu, lợi nhuận của hai mô hình sản xuất cải 52
    5.3.2 Kiểm định một số chỉ tiêu tài chính của 02 mô hình 54
    5.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU CẢI THƯỜNG VÀ RAU CẢI AN TOÀN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 55
    5.4.1 Mô hình chung 55
    5.4.2 Mô hình sản xuất rau cải thường 57
    5.4.3 Mô hình sản xuất rau cải an toàn 59
    5.5 ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN 60
    5.5.1 Các điểm mạnh (S) 60
    5.5.2 Các điểm yếu (W) 60
    5.5.3 Các cơ hội (O) 61
    5.5.4 Các thách thức (T) 61
    5.6 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG RAU AN TOÀN 63
    5.6.1 Giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn 63
    5.6.1.1 Sản xuất 63
    5.6.1.2 Thủy lợi 63
    5.6.1.3 Kỹ thuật và khoa học công nghệ 63
    5.6.1.4 Chính sách 63
    5.6.2 Giải pháp tổ chức tiêu thụ rau an toàn 64
    5.6.2.1 Tổ chức hệ thống tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho sản phẩm 64
    5.6.2.2 Xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm rau an toàn 64
    5.6.2.3 Đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ 65
    5.6.2.4 Chính sách 65
    5.6.3 Giải pháp phát triển tiêu dùng rau an toàn 65
    CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 66
    6.1 KẾT LUẬN 66
    6.2 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 67
    6.2.1 Đối với các hộ sản xuất rau 67
    6.2.2 Đối với nhà quản lý 67
    6.2.3 Đề xuất các nghiên cứu trong thời gian tới 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
    PHỤ LỤC 71


    DANH MỤC BẢNG


    Bảng 3.1 Phân bố cở mẫu điều tra theo 2 mô hình sản xuất 18
    Bảng 4.1 Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 25
    Bảng 4.2 Tăng trưởng GDP tỉnh Tiền Giang và cả nước 1996-2009 (giá so sánh 1994) 26
    Bảng 4.3 GDP và GDP bình quân/ người giai đoạn 2000 – 2009 (giá so sánh 1994) 27
    Bảng 4.4 Tỷ trọng khu vực I, II, III giai đoạn 2000 - 2009 29
    Bảng 4.5 Kết quả sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản chủ yếu giai đoạn 2005 - 2009 33
    Bảng 4.6 Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2005 – 2009 (giá so sánh 1994) 34
    Bảng 4.7 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá so sánh 1994) 35
    Bảng 5.1 Tuổi của người trực tiếp sản xuất theo loại hình sản xuất 37
    Bảng 5.2 Tỷ lệ Nam, Nữ tham gia trực tiếp sản xuất rau cải 38
    Bảng 5.3 Trình độ văn hóa của người trực tiếp sản xuất rau cải 39
    Bảng 5.4 Diện tích canh tác của nông hộ (ha) 39
    Bảng 5.5 Diện tích trồng rau cải của nông hộ 40
    Bảng 5.6 Tình hình tín dụng của hộ sản xuất rau cải phân theo loại hình sản xuất 41
    Bảng 5.7 Cơ cấu nguồn vốn phục vụ sản xuất rau cải của nông hộ 42
    Bảng 5.8 Kinh nghiệm trồng rau của nông hộ 42
    Bảng 5.9 Kinh nghiệm trồng rau an toàn của nông hộ 43
    Bảng 5.10 Tình hình nông dân trồng rau cải nhận được hỗ trợ của nhà nước 45
    Bảng 5.11 Mức độ tiếp cận thông tin thị trường 46
    Bảng 5.12 Kênh thông tin thị trường 46
    Bảng 5.13 Giá thành, giá bán, sản lượng, doanh thu trồng rau cải 48
    Bảng 5.14 Nguồn tiêu thụ sản phẩm của nông dân 49
    Bảng 5.15 Kiểm định yếu tố đầu vào trồng rau cải 50
    Bảng 5.16 Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trên rau 50
    Bảng 5.17 Lý do chọn sản xuất rau an toàn 51
    Bảng 5.18 Lý do chọn sản xuất rau thường 52
    Bảng 5.19 Chi phí, doanh thu, lợi nhuận/vụ/ha sản xuất rau cải 53
    Bảng 5.20 Kiểm định một số chỉ tiêu tài chính giữa 2 mô hình 55
    Bảng 5.21 Tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong sản xuất rau cải 56
    Bảng 5.22 Tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong sản xuất rau cải thường 58
    Bảng 5.23 Tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong sản xuất rau cải an toàn 59

    DANH MỤC HÌNH

    Hình 4.1 Bảng đồ hành chính tỉnh Tiền Giang 22
    Hình 4.2 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Tiền Giang so với cả nước 27
    Hình 4.3 GDP của tỉnh Tiền Giang từ năm 2000 đến năm 2009 28
    Hình 4.4 GDP bình quân/người giai đoạn 2000 - 2009 28
    Hình 4.5 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 – 2009 30
    Hình 4.6 Thể hiện chuyển dịch cơ cấu GDP của tỉnh năm 2000, 2005, 2009 31
    Hình 4.7 Tỷ trọng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2009 35
    Hình 5.1 Cơ cấu định hướng sản xuất (%) 51

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


    ±: Độ lệch chuẩn
    VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
    ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu long
    BVTV: Bảo vệ thực vật
    QLNN: Quản lý nhà nước
    RCT: Rau cải thường
    RCAT: Rau cải an toàn
    LN: Lợi nhuận
    TCPSX: Tổng chi phí sản xuất
    DT: Doanh thu
    CP: Chi phí
    KN: Kinh nghiệm
    THKT: Tập huấn kỹ thuật
    CPLĐGĐ: Chi phí lao động gia đình
    CPLĐTM: Chi phí lao động thuê mướn
    SX: Sản xuất
    KD: Kinh doanh
    HTX: Hợp tác xã
    THT: Tổ hợp tác
    CSHTNT: Cơ sở hạ tầng nông thôn
    ĐVT: Đơn vị tính
    GDP: Tổng giá trị sản phẩm


    MỞ ĐẦU

    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

    Việt Nam là một nước nông nghiệp, có khoảng 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn và hơn 75% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò chủ lực trong xuất khẩu và tiêu thụ trong nước cũng như giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế.
    Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được.
    Tiền Giang là tỉnh nông nghiệp, với diện tích tự nhiên là 248.177 ha (chiếm 6% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 0,7% diện tích cả nước). Dân số hiện nay gần 1,7 triệu người, trong đó khu vực nông thôn chiếm 85% và lao động nông nghiệp chiếm 73%. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã dần chuyển dịch theo hướng hợp lý, tạo ra nhiều nông sản có năng suất và chất lượng cao, không những đáp ứng cho người tiêu dùng tại địa phương mà còn cung ứng cho người tiêu dùng trên cả nước (đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh) và tham gia xuất khẩu (nguồn )
    Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, sản xuất nông nghiệp không chỉ chú trọng đến năng suất và chất lượng mà còn phải tập trung sản xuất ra các loại sản phẩm đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vì tình trạng lạm dụng thuốc hoá học đã tạo dư lượng độc tố trong sản phẩm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Bên canh đó, khi đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập tăng lên thì nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng cũng ngày càng khắc khe hơn, nhất là các sản phẩm nông nghiệp tham gia xuất khẩu thì điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cần phải được xem trọng.
    Xác định được tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm, trong những năm qua tỉnh Tiền Giang đã tập trung chỉ đạo sản xuất theo hướng an toàn nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản tỉnh nhà; cụ thể, đã hình thành nhiều vùng sản xuất lúa an toàn, vùng rau an toàn, vùng cây ăn trái an toàn, vùng lúa theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc tế (Global GAP).
    Trong quá trình triển khai sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, bên cạnh những thuận lợi về chủ trương, chính sách nhà nước thì hoạt động sản xuất này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: trình độ kỹ thuật về sản xuất an toàn của người dân chưa cao, sự am hiểu về tầm quan trọng của vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm còn hạn chế, công tác kiểm soát, kiểm tra chất lượng sản phẩm chưa được chặt chẽ, giá bán sản phẩm an toàn còn bấp bênh, đôi lúc bằng giá với sản xuất theo kiểu truyền thống nên chưa tạo động lực cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm.
    Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau xanh đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Vì rau là thực phẩm không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn hàng ngày, là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng, vi lượng, chất xơ . cho cơ thể con người không thể thay thế. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài đối với sức khỏe cộng đồng.
    Nhằm phân tích hiệu quả và các tác nhân ảnh hưởng đến sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh, từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trong thời gian tới, đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” được thực hiện làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.

    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Phân tích thực trạng, hiệu quả sản xuất, tiêu thụ rau cải thường và rau cải an toàn; đưa ra những giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    Để thoả mãn mục tiêu chung trên, đề tài tập trung nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như:
    1) Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau cải thường và rau cải an toàn tại tỉnh Tiềng Giang;
    2) Phân tích hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn tại tỉnh Tiền Giang;
    3) Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của ngành hàng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
    4) Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
    1.3 GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu
    - Không có sự khác biệt về kỹ thuật sản suất rau thường và rau an toàn.
    - Không có sự khác biệt hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ rau thường và rau an toàn.
    - Hiện nay chưa có giải pháp và chính sách nào hỗ trợ trong sản xuất và tiêu dùng rau an toàn.
    1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu
    - Thực trạng sản xuất rau thường và rau an toàn ở tỉnh Tiền Giang như thế nào?
    - Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn là gì?
    - Sản xuất rau cải an toàn có mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất và người tiêu dùng so với rau cải thường không?
    - Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của sản xuất rau an toàn trong thời gian qua là gì?
    - Các chính sách cần thiết góp phần phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn như thế nào?
    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
    Do giới hạn về thời gian và một số điều kiện khác nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả sản xuất một số loại rau cải ăn lá thông dụng được trồng tại tỉnh Tiền Giang.
    1.4.2 Giới hạn vùng nghiên cứu
    Địa bàn nghiên cứu của đề tài tập trung các huyện có điều kiện sản xuất rau thường và rau an toàn theo quy hoạch của tỉnh, gồm: huyện Châu Thành, Chợ Gạo và thị xã Gò Công.
    1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
    Những nông dân canh tác theo mô hình chuyên canh rau thường và rau an toàn (một số loại rau cải thông dụng).
    1.4.4 Phạm vi ứng dụng của đề tài
    Nông dân trong vùng quy hoạch sản xuất rau của tỉnh; Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh; Các nhà quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp.
    1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI
    Thứ nhất phản ánh rõ thực trạng sản xuất rau thường và rau an toàn trên địa bàn tỉnh, đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất và tiêu thụ Rau an toàn trong thời gian qua.
    Thứ hai nêu bậc các tác nhân ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau, từ đó đề xuất điều chỉnh hoạt động sản xuất, tiêu thụ và các cơ chế chính sách thích hợp để sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh phát triển hiệu quả và bền vững.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...