Luận Văn Đánh giá hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp tại xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.Đề xuấ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ


    1.1. Đặt vấn đề.


    Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp lâu đời, trong khi đó bình quân diện tích nông nghiệp/người thuộc nhóm thấp nhất thế giới (0,13 ha/người và thấp hơn bình quân đất nông nghiệp thế giới khoảng 10 lần) [18] và ngày càng giảm nhanh do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá của đất nước. Vì thế việc sử dụng quỹ đất, đặc biệt là đất nông nghiệp một cách hợp lý, đúng mục đích tương xứng với tiềm năng và sức sản xuất của đất là việc làm hết sức cần thiết để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của nông sản, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong một nền kinh tế năng động, cạnh tranh và áp lực thì việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn càng trở nên cần thiết. Để làm được điều đó thì cần có sự đóng góp không nhỏ của việc sử dụng hợp lý quỹ đất và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
    Hưng Thịnh là một xã đồng bằng thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, đây là xã phụ cận với thành phố Vinh, trung tâm giao lưu thương mại của tỉnh Nghệ An nói riêng và khu vực Bắc miền Trung nói chung, có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, do đa số dân cư ở đây sống bằng nông nghiệp trong khi thu nhập từ nông nghiệp không cao, từ đó gây áp lực lên việc sử dụng đất đai ngày càng lớn. Thực tế cho thấy: để nâng cao thu nhập thì đầu tư thâm canh trên một đơn vị diện tích là biện pháp hữu hiệu. Mặc dù vậy, nếu không có đầu tư trở lại cho đất hợp lý sẽ dẫn đến sự suy giảm độ phì của đất và ô nhiễm môi trường đất. Hơn nữa, ở Hưng Thịnh, do chịu ảnh hưởng của nền sản xuất nông nghiệp cũ, người dân thường sử dụng đất theo thói quen và kinh nghiệm, yếu tố tâm lý làm họ ngại thay đổi các tập quán canh tác. Các nghiên cứu về đánh giá đất để bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý chưa được tiến hành ở địa phương. Chính vì vậy mà đã làm cho hiệu quả sử dụng đất đạt thấp và chưa tương xứng với tiềm năng đất đai.
    Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của lãnh đạo Khoa Tài Nguyên Đất và Môi trường Nông Nghiệp, cô giáo TS Trần Thị Thu Hà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp tại xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.Đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững” nhằm bước đầu xây dựng cơ sở cho công tác quản lý và sử dụng đất, giúp cán bộ và nhân dân địa phương hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sử dụng đất theo hướng bền vững.

    1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
    - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hưng Thịnh.
    - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
    - Đề xuất các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho nông dân trên địa bàn xã Hưng Thịnh.
    1.3. Yêu cầu của đề tài.
    - Nắm được tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Hưng Thịnh.
    - Thu thập số liệu liên quan đến tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Hưng Thịnh một cách đầy đủ, chính xác nhất.
    - Đánh giá đúng, khách quan, toàn diện và trung thực thực trạng sử dụng đất của địa phương.
    - Đề xuất những giải pháp sử dụng đất mang tính khả thi cao nhằm phát triển bền vững quỹ đất trên địa bàn xã Hưng Thịnh.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    []. Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất xã Hưng Thịnh đến năm 2020
    []. Số liệu thống kê
    []. TS Lê Thanh Bồn. Giáo trình thổ nhưỡng học. Năm 2006.
    []. Trần Thị Thu Hà. Bài giảng Đánh giá đất. Năm 2002.
    []. ThS Nguyễn Thị Hải. Bài giảng quy hoạch sử dụng đất. năm 2005
    []. Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thị Thanh. Bài giảng nông học đại cương. Năm 2002.
    []. Phạm Quang Khánh. Điều tra, đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tạp chí Khoa học đất, số 17, năm 2003, trang 14.
    []. Nguyễn Văn Lạng, Trần An Phong. Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất huyện Cư Jút, tỉnh Đăknông. Tạp chí Khoa học đất. số 23, năm 2006, trang 79.
    []. Nguyễn Ích Lân, Đào Thổ Chu. Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Khoa học đất, số 20, năm 2004, trang 82.
    []. Trần Văn Minh. Giáo trình cây lương thực, Nhà xuất bản nông nghiệp, năm 2003
    []. Đỗ Nguyên Hải, Phan Thị Thanh Huyền, Nguyễn Tiến Sỹ. Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất các loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học đất, số 23, năm 2006, trang 92.
    []. Võ Thị Gương, Võ Quang Minh, Lê Quang Tự. Đánh giá và đề xuất phân vùng thích nghi đất đai phục vụ cho định hướng điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông – lâm – ngư tỉnh Cà Mau giai đoạn 2001 – 2010. Tạp chí Khoa học đất, số 17, năm 2003, trang 43.
    []. Đỗ Ánh, Trịnh Văn Chiến. Đánh giá tài nguyên đất ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Tạp chí Khoa học đất, số 11, năm 1999, trang 25.
    []. NguyễnVăn Bài, Nguyễn Thị Vọng. Các loại hình sử dụng đất và định hướng sử dụng đất huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Khoa học đất, số 25, trang 58.
    [22]. Điều tra thực địa.
    [23]. Kết quả điều tra nông hộ năm 2010.



    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


    Từ viết tắt Ý nghĩa
    UBND Uỷ ban nhân dân
    ĐVĐĐ Đơn vị đất đai
    FAO Tổ chức nông lương thế giới
    LUT Loại hình sử dụng đất
    BVTV Bảo vệ thực vật
    GO Giá trị sản xuất
    VA Giá trị gia tăng
    IC Chi phí trung gian
    LĐ Lao động
    WTO Tổ chức thương mại thế giới
    QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất
    LHSDĐ Loại hình sử dụng đất
    TB Trung bình
    SXNN Sản xuất nông nghiệp




    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    [1]. Đỗ Ánh, Trịnh Văn Chiến. Đánh giá tài nguyên đất ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Tạp chí Khoa học đất, số 11, năm 1999, trang 25.
    [2]. NguyễnVăn Bài, Nguyễn Thị Vọng. Các loại hình sử dụng đất và định hướng sử dụng đất huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Khoa học đất, số 25, trang 58.
    [3]. TS Lê Thanh Bồn. Giáo trình thổ nhưỡng học. Năm 2006.
    [4]. Võ Thị Gương, Võ Quang Minh, Lê Quang Tự. Đánh giá và đề xuất phân vùng thích nghi đất đai phục vụ cho định hướng điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông – lâm – ngư tỉnh Cà Mau giai đoạn 2001 – 2010. Tạp chí Khoa học đất, số 17, năm 2003, trang 43.
    [5]. Trần Thị Thu Hà. Bài giảng Đánh giá đất. Năm 2002.
    [6]. ThS Nguyễn Thị Hải. Bài giảng quy hoạch sử dụng đất. năm 2005
    [7]. Đỗ Nguyên Hải, Phan Thị Thanh Huyền, Nguyễn Tiến Sỹ. Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất các loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học đất, số 23, năm 2006, trang 92.
    [8]. Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thị Thanh. Bài giảng nông học đại cương. Năm 2002.
    [9]. Phạm Quang Khánh. Điều tra, đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tạp chí Khoa học đất, số 17, năm 2003, trang 14.
    [10]. Nguyễn Văn Lạng, Trần An Phong. Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất huyện Cư Jút, tỉnh Đăknông. Tạp chí Khoa học đất. số 23, năm 2006, trang 79.
    [11]. Nguyễn Ích Lân, Đào Thổ Chu. Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Khoa học đất, số 20, năm 2004, trang 82.
    [12]. Trần Văn Minh. Giáo trình cây lương thực, nhà xuất bản nông nghiệp, năm 2003
    [13]. Nguyễn Thanh Nhã, Vũ Đình Thắng. Bài giảng Kinh tế Nông nghiệp, nhà xuất bản thống kê, năm 2004.
    [14]. Nguyễn Ích Tân, Hà Anh Tuấn. Thực trạng và định hướng sử dụng đất ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học đất, số 24, năm 2006, trang 136.
    [15].Trần Trọng Tấn. Khoá luận tốt nghiệp. Năm 2007.
    [16]. Nguyễn Văn Toàn. Kết quả phân hạng mức độ thích nghi của đất đai đối với cây lúa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Khoa học đất, số 21, năm 2005, trang 74.
    [17]. Lê Quang Trí, Văn Phạm Đăng Trí. Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác kết hợp với các kỹ thuật đánh giá mục tiêu làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất tại xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học đất, số 21, năm 2005, trang 84.
    [18]. Lê Quang Trí, Văn Phạm Đăng Trí. Chọn lọc phương pháp đa mục tiêu cho đánh giá đất đai ở xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học đất, số 17, năm 2003, trang 56.
    [19]. Lê Thị Hương Xuân. Bài giảng sinh thái và Bảo vệ Môi trường. Năm 2005. Trường Đại học Nông Lâm Huế.
    [20]. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2008 của UBND xã Triệu Long.
    [21]. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2009 của UBND xã Triệu Long.
    [22]. Điều tra thực địa.
    [23]. Kết quả điều tra nông hộ năm 2009
    [24]. Kiểm kê đất đai của UBND xã Triệu Long năm 2005, 2006, 2007, 2008
    [25]. Phỏng vấn cán bộ xã (Phó Chủ tịch UBND xã, chủ tịch Hội nông dân, cán bộ địa chính xã, cán bộ giao thông thuỷ lợi xã, chủ nhiệm hợp tác xã Bắc Long).
    [26]. Thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất xã Triệu Long đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
    [27]. Số liệu thống kê Phòng thống kê huyện Triệu Phong năm 2006, 2007, 2008.
    [28]. Số liệu thống kê của UBND xã Triệu Long các năm 2006, 2007, 2008.
    [29]. www.google.com, www.gso.gov.vn – Tổng cục thống kê
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...