Tiến Sĩ Đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (acacia mangium x a. auriculiformis) ở một số vùng sinh thái tạ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC BẢNG iii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ v
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu của đề tài 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
    4. Đóng góp mới của luận án 2
    5. Bố cục của luận án 3
    Kết luận – khuyến nghị 3
    Chương I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    1.1. Thông tin chung về cây Keo lai 4
    1.2. Tình hình nghiên cứu về Keo lai 5
    1.2.1. Trên thế giới 5
    1.2.2. Ở Việt Nam 7
    Chương II. NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
    2.1. Nội dung nghiên cứu 24
    2.1.1. Đánh giá thực trạng trồng Keo lai ở một số vùng sinh thái của Việt Nam 24
    2.1.2. Tổng hợp các mô hình trồng rừng trồng Keo lai 24
    2.1.3. Đánh giá hiệu quả rừng trồng Keo lai ở một số vùng sinh thái của Việt Nam 24
    2.2. Vật liệu, giới hạn và địa điểm nghiên cứu 25
    2.3.1. Phương pháp tổng quát 26
    2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 27
    2.3.3. Xử lý số liệu 30
    4. Tổng hợp hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường 35
    2.4. Đặc điểm cơ bản vùng nghiên cứu 35
    Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
    3.1. Thực trạng trồng rừng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu 37
    3.1.1. Điều kiện trồ 37
    ng rừng Keo lai 37
    3.1.2. Nguồn giống trồng rừng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu 39
    3.1.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc 41
    3.1.4. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai 45
    3.1.5. Trữ lượng carbon của rừng Keo lai 60
    3.1.6. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong trồng rừng Keo lai 71
    3.2. Tổng hợp các mô hình trồng rừng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu 73
    3.2.1. Tổng hợp các mô hình trồng keo lai ở các địa điểm nghiên cứu 73
    3.2.2. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của các mô hình trồng rừng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu 80
    3.3. Đánh giá hiệu quả rừng trồng Keo lai ở nước ta 85
    3.3.1. Hiệu quả kinh tế 85
    3.3.2. Hiệu quả xã hội 99
    3.3.3. Hiệu quả môi trường 105
    3.3.4. Tổng Hợp hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường 105
    3.4. Đề xuất một số giải pháp khuyến khích phát triển trồng rừng Keo lai 107
    3.4.1. Kỹ thuật 107
    3.4.2. Chính sách 108
    KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 114



    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Keo lai là tên gọi chung của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) với Keo lá tràm (A. auriculiformis). Keo lai tự nhiên ở Việt Nam được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng phát hiện từ đầu những năm 1990 và đã tiến hành chọn lọc, nhân giống và khảo nghiệm giống từ năm 1993 tại Ba Vì. Những giống đã qua chọn lọc và khảo nghiệm có thể đạt năng suất 18 - 25 m3/ha/năm ở các tỉnh miền Bắc, 30 - 40m3/ha/năm ở các tỉnh Đông Nam Bộ (Lê Đình Khả và cộng sự năm 2005)[26]. Keo lai có khả năng cố định đạm và khả năng cải tạo đất cao hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm, phù hợp với điều kiện đất trống đồi núi trọc ở nước ta, gỗ keo lai có thể làm nguyên liệu giấy, ván dăm, sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc , tăng thu nhập đáng kể cho người trồng rừng. Vì thế Keo lai đang là nhóm cây có diện tích trồng rừng lớn nhất ở nước ta những năm gần đây.
    Năm 1996, diện tích trồng cây Keo lai khoảng 15.000ha, thì đến hết năm 2004 diện tích trồng cây Keo lai đã hơn 127.000ha, đến nay ước tính diện tích trồng Keo lai khoảng 200.000ha.
    Sau phát hiện và nghiên cứu nhiều mặt về Keo lai của Lê Đình Khả, đến nay đã có một số nghiên cứu khác về Keo lai như nghiên cứu bổ sung kỹ thuật, xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa trồng rừng Keo lai (Đỗ Đình Sâm, 2001), nghiên cứu cứu về phân hạng đất trồng rừng sản suất một số loài cây chủ yếu, trong đó có Keo lai (Ngô Đình Quế 2008, 2009), về đặc điểm sinh trưởng của keo lai (Nguyễn Huy Sơn, 2004), về sinh trưởng, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh (Đoàn Hoài Nam, 2003, 2004, 2005), và các nghiên cứu khác. Tuy vậy, vẫn chưa nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của cây Keo lai, trên thực tế chủ yếu các nghiên cứu mới quan tâm đến khảo nghiệm giống, kỹ thuật trồng, một số nghiên cứu đề cập đến hiệu quả kinh tế ở một số điểm nhưng mang tính chất tham khảo.
    Đề tài “Đánh giá hiệu quả rừng trồng Keo lai ở một số vùng sinh thái tại Việt Nam” được đặt ra nhằm mục đích đánh giá tổng thể thực trạng gây trồng, cũng như hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và đề xuất một số giải pháp phù hợp góp phần phát triển trồng rừng Keo lai ở nước ta.
    2. Mục tiêu của luận án
    a) Về lý luận. Góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho việc đánh giá hiệu quả (kinh tế, xã hội và môi trường) của rừng trồng Keo lai.
    b) Về thực tiễn
    - Đánh giá được kỹ thuật trồng rừng Keo lai ở một số vùng sinh thái trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng rừng trồng Keo lai;
    - Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của rừng trồng Keo lai ở một số vùng sinh thái của Việt nam;
    - Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển cây Keo lai phù hợp với điều kiện kinh doanh rừng bền vững hiện nay ở nước ta.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    Luận án đã cung cấp một cách có hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của rừng trồng Keo lai ở những vùng sinh thái trọng điểm.
    Các chỉ tiêu phân tích về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình trồng rừng Keo lai ở những vùng nghiên cứu là cơ sở khoa học cho những đề xuất có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn trong việc phát triển rừng trồng Keo lai theo hướng bền vững và đa mục đích.
     
Đang tải...