Tiến Sĩ Đánh giá hiệu quả phục hồi vận động của phương pháp châm cải tiến kết hợp vận động trị liệu trên bện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 19/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2013



    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình, biểu đồ
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN . 3
    1.1. Đột quỵ theo quan niệm của YHHĐ . 3
    1.2. Đột quỵ theo quan niệm của YHCT . 17
    1.3. Nghiên cứu không dùng thuốc giúp phục hồi vận động sau đột quỵ . 27


    CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    2.1. Thiết kế nghiên cứu 39
    2.2. Đối tượng nghiên cứu . 39
    2.3. Tổ chức thực hiện 47
    2.4. Phương pháp can thiệp . 47
    2.5. Tiêu chuẩn theo dõi và đánh giá 51
    2.6. Phương pháp thống kê . 52

    CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ 53
    3.1. Số liệu thống kê 53
    3.2. Đặc điểm chung của đối tượng tại thời điểm trước nghiên cứu . 53
    3.3. Kết quả điều trị 62


    CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN 75
    4.1. Bàn luận về số liệu thống kê . 75
    4.2. Bàn luận về hiệu quả của châm cứu cải tiến phối hợp khuyến khích não
    tham gia tập luyện . 78
    4.3. Bàn luận về yếu tố liên quan đến nhóm đáp ứng điều trị không tốt 90
    4.4. Những điểm mới và tính ứng dụng của đề tài . 94
    4.5. Một số khó khăn và tai biến của phương pháp . 96
    4.6. Vấn đề y đức của đề tài 96
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    Đột quỵ cho tới nay vẫn là một vấn đề thời sự cấp thiết vì lẽ ngày càng hay gặp. Hiện trên thế giới có khoảng 5 triệu người bị đột quỵ. Đây là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu và để lại nhiều di chứng về tâm thần kinh, là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.
    Tại Hoa kỳ, mỗi năm có 700.000 người bị đột quỵ, nghĩa là cứ 45 giây sẽ có 1 người bị đột quỵ, số bệnh nhân hiện đang sống là 4.700.000 người [15]. Trong số những người sống sót sau đột quỵ có 1% bệnh nhân (BN) cần những hỗ trợ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, 20% những người sống sót có yêu cầu trợ giúp về vận động, 71% số người sống sót vẫn không thể làm việc được sau 7 năm bị đột quỵ [49]. Tại Việt Nam, với dân số 80 triệu dân, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, làm chết khoảng 100.000 người. Hiện Việt Nam có 486.400 người bị mất sức lao động, tàn tật do đột quỵ [15]. Theo một nghiên cứu cấp Bộ về Dịch tễ học đột quỵ tại 3 tỉnh: thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Kiên Giang [15] tỷ lệ mới mắc mỗi năm là 2,5/1000 dân, tỷ lệ bệnh toàn bộ (còn đang sống) 6,08/1000 dân, tỷ lệ tử vong 1,31/1000 dân. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ tàn tật cao nhất. Theo thống kê của Bộ Lao Động – Thương binh – Xã hội, năm 2005 cả nước có khoảng 5,3 triệu người tàn tật. Trong đó, khuyết tật vận động là cao nhất chiếm tỷ lệ 51,9%, khó khăn về học chiếm 12,2%, khó khăn về nhìn là 12,2%, khó khăn nghe nói là 7,6%, rối loạn tâm thần là 9,2% và động kinh chiếm 6,9%. [4]. Vì vậy, giải quyết vấn đề phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ là vấn đề cấp thiết và quan trọng, giúp cho bệnh nhân hòa hợp với gia đình và cộng đồng. Những nghiên cứu phục hồi vận động sau đột quỵ trước đây cho thấy: Y học cổ truyền (YHCT) có nhiều nghiên cứu trong phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ được chứng minh có hiệu quả như dùng Hoa đà tái tạo hoàn, thể châm, điện châm Trong đó, nổi bật với việc ứng dụng kết hợp giữa lý luận YHCT và Y học hiện đại (YHHĐ) nghiên cứu về châm cứu cải
    tiến trong phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ với tỉ lệ tốt khá theo xếp loại Bathel là 62% [30]. Nghiên cứu của YHHĐ về vai trò vật lý trị liệu trong phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ đã được chứng minh có hiệu quả [38],[43],[50],[58],[59],[60]. Ngoài ra, các nghiên cứu chứng minh tác dụng của yếu tố tinh thần, chủ động tham gia tập luyện làm tăng kết quả điều trị yếu liệt sau đột quỵ rất đáng quan tâm [41],[52]. Đề tài này được tiến hành nhằm phối hợp 3 liệu pháp trên để xem khả năng phục hồi vận động sau
    đột quỵ có tốt hơn không?

    Mục tiêu tổng quát
    Xác định hiệu quả của phương pháp thể châm cải tiến phối hợp tập vận động chủ động trong lúc châm trong phục hồi vận động trên BN nhồi máu não trên lều

    Mục tiêu cụ thể
    1. Xác định hiệu quả phục hồi vận động bàn tay ở hai nhóm nghiên cứu đánh giá theo test khéo tay 1 phút và 3 phút.
    2. Xác định hiệu quả phục hồi vận động chân ở hai nhóm nghiên cứu đánh giá theo thời gian đi 10 m có dụng cụ hỗ trợ.
    3. Xác định tỷ lệ bệnh nhân phục hồi vận động khá-tốt ở hai nhóm nghiên cứu đánh giá theo thang đo Barthel.
    4. Xác định các yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị không tốt ở nhóm can thiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...