Luận Văn Đánh giá hiệu quả phòng trừ của chế phẩm Chitosan đối với tuyến trùng hại tiêu tại Bình Phước

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/7/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Tiêu là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của nước ta. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới, chiếm hơn 50% thị phần mặt hàng này trên toàn cầu. Cả nước hiện có khoảng 50.000 ha hồ tiêu, chủ yếu tập trung ở một số tỉnh ở Cao Nguyên và miền Đông Nam bộ. Trong số đó, Bình Phước hiện là tỉnh có diện tích trồng tiêu lớn nhất nước với khoảng 14.000 ha (Nguyễn Tăng Tôn, 2008). Việc sản xuất hồ tiêu trong những năm qua bị tổn thất đáng kể do cây thường bị bệnh với những dấu hiệu như: rễ có nhiều nốt sưng, lá vàng, cây khô chết dần mà một trong những nguyên nhân gây bệnh là do tuyến trùng (Phạm Văn Biên, 1989, Nguyễn Ngọc Châu 1990, 1993, Đào Thị Loan Hoa, 2003). Biện pháp sử dụng phổ biến để phòng trừ tuyến trùng hại tiêu chủ yếu dựa vào các loại thuốc hóa học. Điều này không những làm tăng tính kháng thuốc của dịch hại, giảm hiệu quả phòng trừ, ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn giảm đáng kể chất lượng và giá trị xuất khẩu của hạt tiêu. Vì vậy, tuy nắm hơn 50% thị trường thế giới nhưng vẫn còn ý kiến cho rằng thương hiệu cây tiêu Việt Nam vẫn còn mờ nhạt trên thị trường quốc tế (dẫn theo Bộ NN &PT NT, 2008). Một trong những nguyên nhân là do tính không ổn định của chất lượng sản phẩm. Để tăng tính ổn định cho đầu ra và nâng cao giá trị xuất khẩu của tiêu Việt Nam, các đơn vị và địa phương đang xây dựng chương trình sản xuất tiêu an toàn theo các tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices). Chương trình này đòi hỏi hạn chế thấp nhất việc sử dụng các loại hóa chất độc hại, giảm thiểu sự tồn dư hóa chất trong sản phẩm. Vì vậy, cần phải nghiên cứu để tìm những sản phẩm sinh học thay thế cho các loại hóa chất nông dược, đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Đây cũng chính là lý do để sinh viên thực hiện đồ án “Đánh giá hiệu quả phòng trừ của chế phẩm Chitosan đối với tuyến trùng hại tiêu tại Bình Phước ” nhằm giúp sản xuất lựa chọn chế phẩm có nguồn gốc sinh học, thay thế các loại thuốc hóa học, góp phần cải thiện giá trị sản phẩm tiêu Việt Nam, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng

    1. Mục tiêu của đề tài
    Xác định hiệu quả phòng trừ tuyến trùng hại tiêu của Chitosan.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đồ án là tuyến trùng hại tiêu (Meloidogyne spp.) và chế phẩm Chitosan 0,5% có nguồn gốc từ Trung Quốc (do Cục Bảo Vệ Thực vật nhập nội và cung cấp cho đồ án).

    • Phạm vi nghiên cứu
    Hiệu quả phòng trị tuyến trùng Meloidogyne spp. gây hại trên cây tiêu của Chitosan tại Bình Phước.
    MỤC LỤC
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình, các đồ thị
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
    1.1. Tình hình sản xuất ngành hồ tiêu trong nước và trên thế giới 3
    1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tuyến trùng hại tiêu . 3
    1.2.1. Đặc điểm sinh học . 6
    1.2.2. Quá trình phát triển của bệnh do tuyến trùng gây ra trên cây tiêu . 6
    1.2.3. Các biện pháp quản lý tuyến trùng hại tiêu 7
    1.3. Các nghiên cứu chiết xuất và sử dụng chitosan . 10
    1.3.1. Nguồn gốc và sự tồn tại của chitin - chitosan trong tự nhiên. 10
    1.3.2. Tính chất lý hóa và độc tính của chitosan . 11
    1.3.3. Tình hình nghiên cứu sản xuất của Chitosan ở Việt Nam và trên thế giới 15
    1.3.4. Ứng dụng của chitosan trong BVTV 17
    CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Nội dung nghiên cứu . 19

    1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu . 19
    2.2.1. Vật liệu nghiên cứu . 19
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu . 19
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1. Mật độ tuyến trùng Meloidogyne spp. trong mẫu rễ và trong mẫu đất ở các thời điểm 23
    3.2. Hiệu lực diệt tuyến trùng của Chitosan . 31
    3.3. Ảnh hưởng của thuốc đến cây tiêu 34
    3.3.1. Sau 5 ngày xử lý thuốc . 34
    3.3.2. Sau 15 ngày xử lý thuốc . 35
    3.3.3. Sau 30 ngày xử lý thuốc . 37
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...