Luận Văn Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh lở cổ rễ trên cây ngô và đậu xanh của nấm Trichoderma konnigii

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 10/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.1 Đặt vấn đề:
    Ngô và đậu đỗ là các loại cây trồng chính của Việt Nam. Trong nhiều năm trở lại đây, diện tích trồng ngô liên tục phát triển do nhu cầu trong nước tăng mạnh cộng với những tiến bộ về công tác chọn tạo giống. Chúng ta đã tạo được những giống ngô, đậu kháng sâu nên thiệt hại do sâu không đáng kể. Tuy nhiên, nấm bệnh vẫn là vấn đề nan giải cho cây ngô trong điều kiện ẩm độ cao như ở nước ta. Trong đó, phổ biến là bệnh do nấm Rhizoctonia solanii. Bệnh phát sinh ngay từ giai đoạn cây con và kéo dài cho tới khi cây đóng bắp, thu hoạch. Ở nước ta nói chung và Đông Nam bộ nói riêng, ngô thường được trồng xen canh hoặc luân canh với các cây họ đậu nên bệnh cũng gây hại không nhỏ đến sản xuất đậu, đặc biệt là giai đoạn cây con. Nhiều diện tích ngô và đậu bị mất mật độ, phải gieo lại, làm ảnh hưởng đến mùa vụ gieo trồng là do nấm gây chết cây con (còn gọi là bệnh lở cổ rễ).
    Trong những thập kỷ trước, phòng trừ các loại bệnh hại chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học. Việc sử dụng các hóa chất chất tổng hợp như trước đây thường gây nên hiện tượng kháng thuốc và dẫn đến hiệu quả phòng trừ thấp đối với các loại nấm bệnh trong đất. Việt Nam là một trong những nước sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật cao nhất thế giới. Bên cạnh việc làm giảm chất lượng lương thực, thực phẩm, các loại hóa nông dược còn tích tụ trong đất, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và làm cho sản xuất kém bền vững.
    Cùng với sự phát triển của ngành công nghệ sinh học, các chế phẩm sinh học ngày càng được lựa chọn trong công tác bảo vệ thực vật. Trong đó, nấm đối kháng Trichoderma được sử dụng để phòng trừ bệnh hại trên nhiều loại cây trồng. Trichoderma là vi nấm được phân lập từ trong đất, thường hiện diện ở vùng xung quanh hệ thống của rễ cây. Đây là loại nấm hoại sinh có khả năng ký sinh và đối kháng trên nhiều loại nấm bệnh hại cây trồng. Nhờ vậy, nhiều loài Trichoderma spp. đã được nghiên cứu như là một tác nhân phòng trừ sinh học (BCAs) và đã được thương mại hóa thành thuốc trừ bệnh có nguồn gốc sinh học (biofungicides), phân sinh học (biofertilizers) và chất cải tạo đất (soil amendments) (Harman & ctv., 2004). Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma không ảnh hưởng đến các loài thiên địch trên đồng ruộng, không ảnh hưởng đến các sinh vật có ích trong đất, nước, đến môi trường và các loài động vật khác. Tuy nhiên, hiệu quả phòng trị bệnh của Trichoderma có nhiều biến động tùy thuộc vào từng dòng nấm. Vì vậy, việc chọn lọc và đánh giá các dòng Trichoderma để sử dụng phù hợp cho từng loại bệnh là rất cần thiết. Hai dòng nấm 3 và 4 đã được phân lập tại Viện Nghiên cứu Hạt Nhân Đà Lạt từ loài nấm Trichoderma konnigii và được sản xuất thành chế phẩm tam nông Trichoderma Sản phẩm được khuyến cáo sử dụng cho các loại cây ăn trái, bắp cải, hoa kiểng nhưng chưa có số liệu về hiệu quả phòng trừ đối với bệnh lở cổ rễ cây ngô và đậu.
    Xuất phát từ nhu cầu trên, đề tài Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh lở cổ rễ trên cây ngô và đậu xanh của nấm Trichoderma konnigii được tiến hành. Trong khuôn khổ thời gian có hạn, đề tài chỉ muốn cung cấp cho sản xuất một số thông tin, góp một phần đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường sống và nâng cao chất lượng cho cuộc sống của cộng đồng.
    1.2 Mục đích thực hiện đề tài:
    Đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh lỡ cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani trên cây bắp và cây đậu xanh.
    Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh của chế phẩm sinh học nấm Trichodema konigii đối với bệnh lỡ cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani .
    1.3 Đối tượng nghiên cứu.
    Đối tượng khảo nghiệm: bệnh lỡ cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra.
    Đối tượng cân nghiên cứu đánh giá : nấm Trichoderma konigii
    1.4 Giới hạn đề tài
    Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh lở cổ rễ trên cây bắp và cây đậu xanh của nấm Trichoderma konigii do nấm Rhizoctonia solani ở phạm vi trong chậu nhựa
    Mục lục
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1.1 Đặt vấn đề: 3
    1.2 Mục đích thực hiện đề tài: 4
    1.3 Đối tượng nghiên cứu. 4
    1.4 Giới hạn đề tài 4
    CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
    2.1 Tổng quan tìm hiểu về bệnh lỡ cổ rễ : 5
    2.2. Tổng quan tìm hiểu về nấm Rhizoctonia solani gây bệnh cho cây trồng: 5
    2.3 Tình hình bệnh LCR trong và ngoài nước: 8
    2.4 Nghiên cứu phòng trừ bệnh lỡ cổ rễ trong và ngoài nước: 10
    2.4.1 Đối với thế giới: 10
    2.4.2 Tình hình phòng bệnh lỡ cổ rễ ở trong nước: 12
    2.5 Tổng quan tình hình trồng ngô và đậu xanh và cách phòng chống bệnh LCR ở nước ta hiện nay: 13
    2.5.1 Tình hình trồng bắp: 13
    2.5.2 Tình hình bệnh LCR ở cây bắp và cách phòng chống bệnh LCR đối với bắp: 14
    2.5.3 Tình hình trồng đậu xanh và việc phòng chống bệnh LCR hiện nay: 15
    2.5.3.1 Tình hình của bệnh LCR trên đậu xanh: 16
    2.5.3.2 Cách phòng bệnh LCR ở nước ta: 16
    2.6 Tổng quan về nấm Trichoderma : 17
    2.6.1 Đặc điểm của nấm Trichoderma: 17
    2.6.2 Tìm năng của Trichoderma trong phòng trừ sinh học: 18
    2.6.3 Vai trò của nấm Trichoderma trong việc phòng trị bệnh cây 27
    2.6.4 Các nghiên cứu ứng dụng Trichoderma spp trong bảo vệ thực vật. 32
    2.7 Giới thiệu về loài Trichoderma konigii: 34
    CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Nội dung nghiên cứu. 37
    2.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu. 37
    2.2.1. Vật liệu nghiên cứu. 37
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu. 37
    2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 38
    2.2.4 Tính toán và xử lý số liệu 38
    CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    4.1. Tình hình mọc của hạt giống ở các công thức xử lý 39
    4.1.1. Đối với ngô 39
    4.1.2 Đối với đậu xanh: 39
    4.2. Tình hình cây trồng bị chết do bệnh lở cổ rễ ở các công thức 40
    4.2.1. Đối với cây ngô 40
    4.2.2. Đối với cây đậu xanh: 42
    4.3. Hiệu lực trừ bệnh lở cổ rễ cây ngô và cây đậu xanh của nấm đối kháng Trichoderma konigii 44
    4.4. Thời gian kéo dài hiệu lực của nấm Trichoderma konigii 46
    CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1 Kết luận: 50
    5.2 Kiến nghị: 50
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...