Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả phác đồ ARV có AZT ở bệnh nhân HIV-AIDS tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
    NĂM 2011


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Chương 1: TỔNG QUAN 25
    1.1. Tổng quan về HIV/AIDS . 25
    1.2. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới và tại Việt Nam . 27
    1.2.1.Tình hình nhiễm HIV trên thế giới . 27
    1.2.2.Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam 28
    1.3. Giải pháp điều trị HIV/AIDS . 29
    1.3.1. Các thuốc ARV và cơ chế tác dụng . 29
    1.3.2. Mục đích điều trị . 31
    1.3.3. Nguyên tắc điều trị 31
    1.3.4. Chỉ định điều trị ART . 32
    1.3.5. Thất bại điều trị ARV và các phác đồ bậc hai . 33
    1.3.6. Tình hình điều trị AIDS trên thế giới . 34
    1.3.7. Tình hình điều trị AIDS ở Việt Nam . 35
    1.4. Các đặc tính dược lý và các tác dụng phụ của AZT theo nhà sản xuất . 36
    1.4.1. Đặc tính dược lý học của AZT . 36
    1.4.2. Các tác dụng phụ của AZT . 38
    1.5. Các nghiên cứu về tác dụng phụ của các phác đồ có AZT trên thế giới và ở
    Việt Nam . 41

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 44
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 44
    2.2.1. Địa điểm nghiên cứu . 44
    2.2.2. Thời gian nghiên cứu 44
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 44
    2.3.1. Phương pháp tiếp cận bệnh nhân . 45
    2.3.2. Các tiêu chuẩn được sử dụng trong nghiên cứu này . 45
    2.3.3. Các chỉ số nghiên cứu . 46
    2.3.4. Các thời điểm đánh giá. 48
    2.4. Các kỹ thuật được áp dụng trong nghiên cứu . 49
    2.4.1. Xét nghiệm tế bào miễn dịch 49
    2.4.2. Xét nghiệm đo tải lượng vi rút . 50
    2.4.3. Các xét nghiệm khác về sinh hoá, huyết học . 51
    2.5. Hạn chế của đề tài . 51
    2.6. Xử lý số liệu 51

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
    3.1. Đặc điểm chung của nhóm . 52
    3.1.1. Tỷ lệ về giới của nhóm nghiên cứu 52
    3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ HAART có AZT 55
    3.2.1 Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ có AZT về lâm sàng 56
    3.2.2 Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ có AZT về cận lâm sàng . 58
    3.2.3. Kết quả điều trị với phác đồ có AZT . 62
    3.3. Đánh giá tác dụng phụ thường gặp của phác đồ có AZT . 63
    3.3.1. Tỷ lệ các tác dụng phụ thường gặp của phác đồ có AZT . 63
    3.3.2. Thiếu máu liên quan đến AZT . 65

    Chương 4: BÀN LUẬN 74
    4.1. Về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 74
    4.1.1 Vê tuổi và giới 74
    4.1.2 Nơi sinh sống và nghề nghiệp . 75
    4.1.3 Yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV . 76
    4.1.4 Đồng nhiễm HBV và HCV 76
    4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ HAART có AZT 77
    4.2.1. Đánh giá hiệu quả về lâm sàng 77
    4.2.2. Đáp ứng điều trị về cận lâm sàng . 79
    4.2.3 Kết quả điều trị với phác đồ có AZT 82
    4.2. Tác dụng phụ của AZT 83
    4.2.1 Tỷ lệ các tác dụng phụ thường gặp của phác đồ có AZT 83
    4.2.2 Tác dụng thiếu máu liên quan đến AZT . 85
    KẾT LUẬN 93
    KIẾN NGHỊ 95
    TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới phát hiện năm 1981, sau đó 6 năm, thuốc kháng vi rút (Anti Retrovirus - ARV) đầu tiên có tác dụng ức chế HIV (Human Immunodeficiency Virus) là Zidovudine (AZT) đã được đưa vào điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS. Tính đến nay đã có trên 20 thuốc ARV được nghiên cứu và sử dụng. Trong những năm đầu , phác đồ điều trị chỉ bao gồm một loại thuốc ARV, tuy nhiên kết quả điều trị đã không được như mong đợi, vì vậy đến năm 1993 phác đồ 2 thuốc đã được đề xuất. Từ năm
    1997 để nâng cao hiệu quả điều trị các phác đồ điều trị kháng vi rút có hoạt tính cao (HAART – Highly Acitve AntiRetrovirus) với ít nhất là 3 thuốc ARV kết hợp đã được áp dụng. Cho đến nay kết quả điều trị của các phác đồ HAART vẫn đang được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu [26] [29] [45] [47] [57]. Ngoài ra, theo các kết quả nghiên cứu, các phác đồ HAART không chỉ có tác dụng điều trị mà còn có những tác dụng phụ không mong muốn, đã lần luợt được thông báo [25] [27] [30] [34] [39] [56].
    Tại Việt Nam, từ năm 2005 Bộ Y tế đã triển khai các chương trình chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS trên toàn quốc. Dựa theo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, các phác đồ điều trị kháng vi rút HAART đã được áp dụng tại Việt Nam [3] [4] [5]. Cho đến nay đã qua 5 năm triển khai việc điều trị bằng các phác đồ kháng vi rút, nhưng việc đánh giá hiệu quả điều trị của các phác đồ trên người Việt Nam còn rất hạn chế. Hơn nữa, theo những thông báo ban đầu của Cục phòng chống HIV Việt Nam, một số phác đồ đã xuất hiện các tác dụng phụ cần được thay thế. Đặc biệt là các phác đồ có sử dụng D4T gây nhiều tác dụng phụ không hồi phục như là rối loạn phân bổ mỡ, mỡ máu cao, đường máu cao, điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. V ì vậy từ năm 2009 Bộ Y tế Việt Nam đã có khuyến cáo sử dụng các phác đồ ưu tiên, D4T được thay thế bằng AZT. So với D4T thì AZT tương đối lành tính hơn, nếu tính đến tác dụng phụ kéo dài thì chỉ có tác dụng ức chế tuỷ xương sinh máu gây thiếu máu mạn tính, đây là tác dụng có hồi phục, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có thể phục hồi mà không cần ngừng AZT. Dù vậy vẫn có một số trường hợp không những phải ngừng điều trị AZT mà còn phải nhập viện để truyền máu.
    Để góp phần nâng cao chất lượng điều trị, cũng như đánh giá hiệu quả, các tác dụng phụ của phác đồ mới được khuyến cáo chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả phác đồ điểu trị có AZT tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương” với hai mục tiêu sau:
    1. Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ HAART có AZT về lâm sàng và cận lâm sàng.
    2. Đánh giá tỷ lệ các tác dụng phụ thường gặp của AZT.
     
Đang tải...