Tiến Sĩ Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống loãng xương ở người từ 45 tuổi tr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương 1. TỔNG QUAN . . 3
    1.1. Một số khái niệm về bệnh loãng xương 3
    1.1.1. Định nghĩa loãng xương và giảm mật độ xương . 3
    1.1.2. Cấu trúc và chức năng của xương 3
    1.1.3. Sinh lý xương và bệnh loãng xương 4
    1.1.4. Nguyên nhân và phân loại loãng xương 5
    1.1.5. Các dấu hiệu lâm sàng loãng xương nguyên phát và biến chứng 5
    1.1.6. Các xét nghiệm thăm dò hình ảnh và chẩn đoán loãng xương 6
    1.1.7. Điều trị và phòng bệnh loãng xương 8
    1.2. Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến loãng xương trên thế giới
    và Việt Nam .10
    1.2.1. Tỷ lệ loãng xương ở một số nước trên thế giới 10
    1.2.2. Tỷ lệ loãng xương tại Việt Nam 15
    1.2.3. Một số yếu tố liên quan đến loãng xương 17
    1.3. Các biện pháp phòng chống loãng xương trên thế giới và tại
    Việt Nam 25
    1.3.1. Các biện pháp phòng chống loãng xương trên thế giới .25
    1.3.2. Các biện pháp phòng chống loãng xương tại Việt Nam 31
    1.4. Một số đặc điểm về thành phố Hồ Chí Minh 34
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu mô tả cắt ngang 35
    2.1.2. Đối tương nghiên cứu can thiệp .35
    2.1.3. Tiêu chí loại trừ khi chọn mẫu nghiên cứu 35 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 35
    2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 35
    2.2.2. Một số đặc điểm của địa phương nghiên cứu .36
    2.2.3. Thời gian nghiên cứu . 37
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 37
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 37
    2.3.2. Phương pháp chọn mẫu 45
    2.4. Tổ chức thực hiện nghiên cứu . 48
    2.4.1. Nghiên cứu mô tả . 48
    2.5. Biến số và các chỉ số nghiên cứu 50
    2.5.1.Định nghĩa các biến số 50
    2.5.2. Các chỉ số nghiên cứu 55
    2.6. Kỹ thuật hạn chế sai số nghiên cứu . 57
    2.6.1. Hạn chế sai số trong chọn mẫu 57
    2.6.3. Hạn chế sai số trong thu thập thông tin 57
    2.7. Xử lý và phân tích số liệu . 58
    2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu . 59
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 60
    3.1. Tỷ lệ loãng xương và một số yếu tố liên quan ở người dân từ
    45 tuổi trở lên 60
    3.1.1. Đặc điểm chung của người dân nghiên cứu trước can thiệp 60
    3.1.2. Tỷ lệ loãng xương của người dân từ 45 tuổi trở lên 66
    3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến mật độ xương của người dân 67
    3.1.4. So sánh một số đặc điểm của người dân nghiên cứu ở các
    phường, xã nghiên cứu can thiệp và đối chứng . 78
    3.2. Xây dựng và đánh giá hiệu quảmột số biện pháp can thiệp cộng đồng
    Phòng chống loãng xương . 79
    3.2.1. Kết quả xây dựng một số biện pháp can thiệp . 79
    3.2.2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp 83
    Chương 4. BÀN LUẬN 93
    4.1. Tỷ lệ loãng xương và một số yếu tố liên quan ở người từ 45 tuổi
    trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh trước can thiệp 93
    4.1.1. Đặc điểm chung của người dân nghiên cứu trước can thiệp 93
    4.1.2. Tỷ lệ loãng xương của người dân nghiên cứu trước can thiệp .94
    4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến mật độ xương 95
    4.1.4. Yếu tố không liên quan đến loãng xương 107
    4.2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp . 108
    4.2.1. Kết quả xây dựng một số biện pháp can thiệp .108
    4.2.2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng 114
    4.2.3. Kết quả duy trì hoạt động mô hình can thiệp .123
    4.2.4. Hạn chế của đề tài 124

    KẾT LUẬN . 125
    KIẾN NGHỊ . 127
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn
    cầu và là gánh nặng lên ngân sách y tế ở mỗi quốc gia. Hiện nay, ước tính toàn thế
    giới có trên 200 triệu người bệnh loãng xương và đang tiếp tục gia tăng theo mức độ
    già hóa dân số [58].
    Đã từ lâu, người ta xem xương và cơ bị suy yếu hoặc nặng hơn là gãy xương hông
    vàxẹp xương đốt sống ở người lớn tuổi là một phần bình thường của sự già hóa.
    Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nhận ra rằng sự suy yếu của xươngở người cao tuổi
    là điều không bình thường, chúng được gây ra bởi mộtbệnh có thể điều trị và ngăn
    ngừa được, đó là bệnh loãng xương. Bệnh chủ yếu xảy ra ở người từ tuổi trung niên
    trở lên, phụ nữ sau mãn kinh. Hậu quả của bệnh thường dẫn đến biến chứng gãy
    xương, đòi hỏi chi phí chăm sóc và điều trị cao, làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc
    biệt là ở người cao tuổi. Riêng với phụ nữ, nguy cơ bị gãy xương do loãng xương
    lớn hơn nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng
    trứng cộng lại. Ở những phụ nữtrên 45 tuổi, loãng xươngvà biến chứng của loãng
    xương phải điều trị nhiều ngàyhơntrongbệnhviệnsovớinhững bệnhkhác như nhồi
    máucơ tim, bệnh tiểu đường, ung thư vú. Đối với nam giới, nguy cơ gãy xương do
    loãng xương cao hơn nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến [64],[71]. Dự báo đến năm
    2050,tỷ lệ gãy xương hôngtrên thế giớisẽ tăng thêm 310%ở nam giới và 240% ở nữ
    giới, sẽ có 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương và 51% xảy ra ở
    các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam [47],[48],[67].
    Năm 2006, theo ước tính nước ta có khoảng 2,5 triệu người bị loãng xương, trong
    đó 1,9 triệu người là phụ nữ, số người bị gãy xương do loãng xương khoảng
    152.000 (phụ nữ 92.000 người). Dự báo đến năm 2030,số người mắc bệnh loãng
    xương sẽ là 4,5 triệu, trong đó có 3,4 triệu người là phụ nữ, số ngườibị gãy xương
    do loãng xương khoảng 262.650 (phụ nữ 162.650 người) [37].
    Hiện nay, một số nước trên thế giới đã xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược
    quốc gia phòng chống loãng xương và gãy xương như Mỹ, Úc, Canada, Châu
    Âu .Những nội dung của chiến lược bao gồm các hoạt động tăng cường thông tin truyền thông nhằm gia tăng nhận thức của người dân về bệnh loãng xương, nhất là ở
    lứa tuổi học đường.Tích cực điều chỉnh lối sống của người dân theo chiều hướng có
    tác dụng phòng ngừa nhằm tối ưu hóa mật độ xương và làm giảm bớt mức độ mất
    xương liên quan với tuổi.
    Ở nước ta, chưa có những nghiên cứu quy mô quốc gia để biết tình hình loãng
    xương, nhưng với tỷ lệ người cao tuổi như hiện nay, thì thật sự loãng xương là một
    vấn đề y tế công cộng quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh có dân số hơn bảy triệu
    người, là thành phố phát triển và đô thị hóa với tốc độ nhanh, mật độ dân số cao và
    đa dạng mô hình bệnh tật. Thống kê năm 2009 tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh
    hình thành phố Hồ Chí Minh đã có 1442 người bệnh gãy cổ xương đùi, trong đó độ
    tuổi từ 50 trở lên ở nam giới tỷ lệ 83%, ở nữ giới 66% và đa số có liên quan đến
    loãng xương [29]. Do đó, với thực trạng về bệnh loãng xương hiện nay, thì rất cần
    thiết phải có biện pháp can thiệp phòng chống bệnh đối với quần thể những người
    trung niên trở lên. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả một số
    biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống loãng xương ở người từ 45 tuổi trở lên
    tại thành phố Hồ Chí Minh” với mục tiêu nghiên cứu sau:
    1. Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến loãng xương ở người từ 45
    tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2011;
    2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống
    loãng xương ở người từ 45 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh năm 20112013
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...