Luận Văn Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Chợ Mới, huyện Thoại Sơn và huyện Châu Thành. Nguồn số liệu được sử dụng trong đề tài này bao gồm những báo cáo tiến độ thực hiện đề án phát triển ngành nghề trồng nấm rơm, báo cáo tổng kết tình hình nông nghiệp của tỉnh An Giang và các tài liệu, đề tài nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Thực hiện phỏng vấn trực tiếp 87 hộ sản xuất nấm rơm và 07 cán bộ (cán bộ quản lý địa phương và cán bộ kỹ thuật tại địa phương) am hiểu nghề trồng nấm rơm tại địa bàn nghiên cứu. Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu này bao gồm việc đánh giá thực trạng sản xuất nấm rơm tỉnh An Giang; đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và phân phối, cũng như những yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất nấm rơm của các hộ sản xuất. Phương pháp tiếp cận chính của đề tài là sử dụng phương pháp phân tích bao số liệu (Data Development Analysis –DEA) và sử dụng công cụ phân tích hồi qui hàm TOBIT. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang chỉ rải rác ở khắp các xã trong các huyện của tỉnh, chưa có vùng tập trung sản xuất, do vậy, mà quy mô sản xuất còn nhỏ, lẻ. Thêm vào đó, khả năng nối kết thị trường của các hộ sản xuất nấm rơm với các nhà phân phối và tiêu thụ chưa thực sự tốt. Hầu hết các hộ sản xuất trong mẫu điều tra đều đạt mức hiệu quả khá cao về mặt kỹ thuật (TE = 0,85), tuy nhiên hiệu quả sử dụng hợp lý các yếu tố nhập lượng với giá cả và kỹ thuật sẵn có còn hạn chế, nên đã làm hạn chế hiệu quả phân phối (AE = 0,31), và do vậy gián tiếp làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế (EE = 28%). Có hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp một cách tích cực và có ý nghĩa đến hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất nấm rơm, bao gồm: (1) số năm kinh nghiệm sản xuất nấm rơm và (2) tiếp cận thông tin thị trường. Để phát triển ngành sản xuất nấm rơm của tỉnh An Giang cần có một số giải pháp chính như sau: (1) Cần cải tiến, nâng cấp máy gặt đập liên hợp sao cho có thể tự ép rơm thành những khối, không để rơm rơi vãi ngoài đồng, để người trồng nấm rơm có thể tận dụng được hết phụ phẩm từ lúa, không còn nguy cơ về thiếu nguyên liệu trong thời gian tới. (2) Cần tiếp tục hỗ trợ cho các hộ sản xuất tiếp cận được với các tổ chức tín dụng ở địa phương (ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội ) với lãi xuất thấp để thoả mãn nhu cầu về vốn cho người sản xuất, để họ có thể duy trì và mở rộng sản xuất nấm rơm trong thời gian tới. (3) Những trạm khuyến nông cần kết hợp với trung tâm khuyến nông tỉnh An Giang tiếp tục duy trì và tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người trồng nấm rơm, kết hợp với thực hành trực tiếp không đơn thuần chỉ là lý thuyết. Hỗ trợ cho người trồng nấm trong việc sử dụng một cách hiệu quả nhất các yếu tố về mặt kỹ thuật và phân phối các yếu tố đầu vào. (4) Chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho những tổ chức, hay cá nhân có đủ điều kiện thành lập cơ sở sơ chế nấm (tìm kiếm mặt bằng, máy móc ); hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng mua bán một cách chặt chẽ hơn cho người sản xuất. (5) Thành lập tổ hợp tác trong việc sản xuất và tiêu thụ nấm rơm, đồng thời Trung tâm xúc tiến thương mại kết hợp với Sở NN&PTNT hỗ trợ cho các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất nấm rơm nối kết với các tổ chức, Công ty tiêu thụ nấm rơm trong và ngoài tỉnh. (6) Ngoài ra, Người sản xuất nấm rơm cần tăng cường trao đổi những kinh nghiệm, liên kết và hợp tác với nhau để làm tăng qui mô sản xuất, liên sản xuất để cung cấp đủ lượng sản phẩm cho nhà phân phối; tăng cường mức độ tiếp cận thông tin thị trường để nâng cao hiệu quả sản xuất nấm rơm. Từ khoá: Nấm rơm, Hiệu quả kinh tế, Hiệu quả kỹ thuật, Hiệu quả sử dụng nguồn lực
    iii
    ABSTRACT
    EVALUATION OF MUSHROOM PRODUCTION EFFICIENCY IN AN GIANG
    Objectives of this study were to analyze the rice straw mushroom industry in An Giang province and to evaluate the efficiency of rice straw mushroom producers. Data were collected from 87 producers in Cho Moi, Thoai Son and Chau Thanh districts. Qualitative data were collected by direct interview local officials and experts who involve in the development program. In the first stage of analysis, indices of technical, allocative and economic efficiencies of producers were estimated using non-parametric method of Data Development Analysis (DEA). Estimated values of efficiency were then regressed with producer specific variables by using TOBIT regression. Rice straw mushroom is produced by scattered, small producers not concentrating in any location. These producers have weak link with traders and users. Majority of producers attain technical efficiency (TE) with average value of 0.85, however they have low allocative efficiency (AE = 0.31) resulting in low economic efficiency (EE) of 0.28. Two variables found to have significant influence on economic efficiency of producers were (1) number of years of experience and (2) access to market information. Seven recommendations are suggested: (1) Improvement of rice harvesters so that straws are bundled instead of letting scattered on the field (2) Improvement of producer access to formal credit (3) Provision of training to producers, particularly on the use of inputs in mushroom production (4) Promotion of establishment of processing facilities (5) Promotion of establishment of producers groups and linkage between producers groups and traders and processors (6) Producers need to cooperate and exchange of experience in mushroom production in order to increase scale and market access. Key words: Rice Straw Mushroom, Economic efficiency, Technical efficiency, Allocative efficiency
    iv
    MỤC LỤC Bìa Trang phụ bìa Cảm tạ i Tóm tắt . ii Abstract vi Mục lục v Danh sách bảng viii Danh sách hình và biểu đồ x
    Danh mục chữ viết tắt xi
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    III. GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU . 2
    IV. ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU 3
    V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    PHẦN TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 4
    I. LưỢC KHẢO TÀI LIỆU . 4
    1. Các bài học kinh nghiệm 4
    1.2. Những thuật lợi, khó khăn trong sản xuất nấm rơm . 4
    1.2.1. Những cơ hội và thuận lợi . 4
    1.2.2. Những khó khăn, tồn tại trong sản xuất nấm rơm 5
    2. Sơ lược định hướng phát triển nghề trồng nấm rơm tại vùng nghiên cứu từ 2005 - 2010 . 5
    3. Sơ lược về tình hình sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang . 6
    II. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
    1. Phương pháp tiếp cận . 10
    1.1 Nghiên cứu tài liệu về hiện trạng của mô hình trồng nấm rơm tại An Giang 10
    1.2 Các thông tin chuyên gia và các cơ quan chức năng tại tỉnh An Giang . 11
    1.3 Các thông tin nông hộ tại vùng nghiên cứu 11
    1.4 Kết hợp quan điểm tiếp cận kinh tế - xã hội và tiếp cận kỹ thuật 11
    1.5 Các quan điểm định tính và định lượng . 11
    2. Nguồn dữ liệu 12
    2.1 Số liệu thứ cấp 12
    2.2 Số liệu sơ cấp . 12
    3. Phương pháp thu thập dữ liệu . 12
    4. Phương pháp phân tích . 12
    4.1. Phân tích thống kê mô tả 12
    4.2 Phân tích bao số liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) . 13
    4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất . 17
    v
    III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 19
    1. Hiện trạng sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang 19
    1.1. Những thuận lợi trong quá trình sản xuất tiêu thụ nấm rơm 19
    1.2. Những khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ 22
    1.3. Những giải pháp đã thực hiện 23
    1.4. Những nhu cầu, giải pháp đề xuất thực hiện trong thời gian tới 24
    1.5. Định hướng phát triển nấm rơm trong thời gian tới . 25
    2. Phân tích hiệu quả đầu tư . 26
    2.1. Thống kê mô tả các biến nhập lượng và xuất lượng 26
    2.2. Các yếu tố đầu vào trong sản xuất 29
    2.3. Bán sản phẩm 32
    3. ước lượng hiệu quả kinh tế, phân phối và kỹ thuật của các hộ sản xuất nấm rơm . 34
    4. Sự khác biệt về hiệu quả sản xuất giữa các nông hộ sản xuất nấm rơm . 36
    4.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế (EE hoặc CE) 36
    4.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân phối nguồn lực 37
    4.3. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật . 38
    5. Giải pháp phát triển mô hình trồng nấm rơm tại An Giang . 3
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
    I. KẾT LUẬN 40
    1. Thực trạng sản xuất 40
    2. Hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng . 40
    II. KIẾN NGHỊ 41
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 42
    MỤC LỤC . 43 Phụ lục 1.1 Bảng câu hỏi cán bộ nông nghiệp, khuyến nông và cán bộ quản lý 43 Phụ lục 1.2 Bảng câu hỏi dành cho hộ trồng nấm rơm 45 Phụ lục 2.1 Phân tích hồi qui TOBIT với biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ thuật (te) 49 Phụ lục 2.2 Phân tích hồi qui TOBIT với biến phụ thuộc là hiệu quả kinh tế (ce) . 50 Phụ lục 2.3 Phân tích hồi qui TOBIT với biến số phụ thuộc là hiệu quả phân phối (ae)51 Phụ lục 2.4 ước lượng hiệu quả kinh tế, phân phối và kỹ thuật của mô hình sản xuất nấm rơm trong trường hợp hiệu quả không đổi theo qui mô . 52 Phụ lục 2.5 ước lượng hiệu quả kinh tế, phân phối và kỹ thuật của mô hình sản xuất nấm rơm trong trường hợp hiệu quả thay đổi theo qui mô 54
    vi
    DANH SÁCH BẢNG 2.1 Kế hoạch sản xuất nấm rơm năm 2005-2010 tỉnh An Giang . .6 2.2 Số lượng nông dân tham gia xây dựng các điểm sơ chế nấm rơm năm 2009 .7 2.3 Số tổ, hộ nông dân được vay vốn để sản xuất nấm rơm trong năm 2009 .8 2.4 Diện tích gieo trồng nấm rơm phân bố theo huyện năm 2009 .9 2.5 Diện tích, năng suất, số lượng nông dân tham gia, số tổ sản xuất nấm rơm năm 2009 . 10 3.1 Những thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm . 19 3.2 Số năm kinh nghiệm trồng nấm rơm . 21 3.3 Số lần được hỗ trợ về kỹ thuật/năm 21 3.4 Những khó khăn và trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm . 22 3.5 Những giải pháp đã thực hiện của người sản xuất . 23 3.6 Những nhu cầu, giải pháp đề xuất của người sản xuất . 25 3.7 Định hướng phát triển nấm rơm . 25 3.8 Nguyên nhân người sản xuất không tiếp tục trồng nấm rơm . 26 3.9 Nguyên nhân người sản xuất tiếp tục trồng nấm rơm 26 3.10 Các biến nhập lượng và xuất lượng của hộ trồng nấm rơm . 27 3.11 Những biến số về hiệu quả tài chính từ việc sản xuất nấm rơm . 28 3.12 Thống kê mô tả những nhân tố hiệu quả của hộ trồng nấm rơm 29 3.13 Nguyên nhân bán cho các tối tượng 33 3.14 Thời gian thanh toán 34 3.15 Hiệu quả kinh tế, phân phối và kỹ thuật của các hộ sản xuất nấm rơm 34 3.16 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô của các hộ sản xuất nấm rơm . 35 3.17 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất nấm rơm 36 3.18 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân phối và nguồn lực của các hộ sản xuất nấm rơm 37 3.19 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất nấm rơm 38
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...