Tiến Sĩ Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 19/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Nhu Ely, 19/3/14
    Chỉnh sửa cuối: 19/3/14
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN . 3
    1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em, thanh thiếu niên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em 3
    1.1.1. Các khái niệm . 3
    1.1.2. Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên 5
    1.1.3. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em . 6
    1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên . 12
    1.2. Các giải pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay . 15
    1.2.1. Điều trị bệnh tâm thần trẻ em 16
    1.2.2. Phát hiện, can thiệp sớm và dự phòng các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên 18
    1.3. Các mô hình can thiệp cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em trên hiện nay . 21
    1.3.1. Đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới 21
    1.3.2. Một số mô hình trên thế giới 21
    1.3.3. Công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em và một số mô hình thí điểm tại Việt Nam . 26


    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu . 31
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 31
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 31
    2.1.3. Thời gian nghiên cứu . 32
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 32
    2.2.2. Phương pháp chọn mẫu . 34
    2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu . 36
    2.2.4. Công cụ và vật liệu sử dụng trong nghiên cứu . 39
    2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu 40
    2.3.1. Kỹ thuật thu thập số liệu đầu vào 40
    2.3.2. Số liệu về công tác xây dựng và hoạt động của mô hình . 41
    2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu sau can thiệp 42
    2.4. Nội dung can thiệp 43
    2.4.1. Chuẩn bị cộng đồng 43
    2.4.2. Chuẩn bị nguồn lực . 43
    2.4.3. Triển khai hoạt động can thiệp . 44
    2.4.4. Giám sát và hỗ trợ các hoạt động của mô hình 45
    2.5. Phương pháp đánh giá . 46
    2.5.1. Đánh giá kết quả sàng lọc bằng thang điểm SDQ25 46
    2.5.2. Đánh giá các rối loạn tâm thần và hành vi . 46
    2.5.3. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành đối với công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh 47
    2.5.4. Đánh giá kết quả can thiệp, điều trị nhóm học sinh có rối loạn 48
    2.5.5. Đánh giá hiệu quả can thiệp . 48
    2.5.6. Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp . 49
    2.6. Phương pháp khống chế sai số 49
    2.7. Kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu . 49
    2.8. Đạo đức trong nghiên cứu . 49


    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 50
    3.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh . 50
    3.1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên 50
    3.1.2. Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên 52
    3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em . 55
    3.1.4. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh 57
    3.2. Kết quả xây dựng và đánh giá mô hình CSSKTT cho học sinh . 61
    3.2.1. Xây dựng mô hình CSSKTT cho học sinh . 61
    3.2.2. Hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và hành vi học sinh sau 2 năm can thiệp .

    Chương 4: BÀN LUẬN 86
    4.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh . 86
    4.1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên 86
    4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần và hành vi học sinh 92
    4.1.3. Về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh tại Thái Nguyên . 96
    4.2. Kết quả xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh . 98
    4.2.1. Kết quả xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh . 98
    4.2.2. Hiệu quả mô hình sau can thiệp 103
    4.3. Một số hạn chế của quá trình can thiệp 112
    KẾT LUẬN . 113
    KHUYẾN NGHỊ 115
    CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 116
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
    DANH MỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Các rối loạn tâm thần - hành vi ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên ở mọi quốc gia trên thế giới [117], [119]. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiều rối loạn có thể để lại hậu quả nặng nề suốt đời cho bản thân trẻ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên khác trong gia đình, cộng đồng và tăng gánh nặng chi phí cho xã hội [111], [114], [116]. Tuy nhiên, theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới, bên cạnh các vấn đề sức khoẻ thể chất đã và đang được chú trọng, sức khoẻ tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên ở nhiều quốc gia còn chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí ngay cả ở những quốc gia phát triển như Hoa kỳ, Anh, khoảng 70 - 80% trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề sức khỏe tâm thần không nhận được các dịch vụ y tế thích hợp [119]. Công tác can thiệp các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay cũng nằm trong bối cảnh chung của thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần. Giống như ở người trưởng thành, các rào cản về địa lý, nhận thức, kinh tế và dịch vụ y tế, định kiến, kỳ thị và phân biệt cũng là những yếu tố chính gây trở ngại đến công tác này [98], [114], [119]. Ở trẻ em, các vấn đề sức khỏe tâm thần còn phức tạp hơn bởi nó liên quan đến các giai đoạn phát triển của trẻ [56], [65], [98]. Trẻ em và thanh thiếu niên cũng là đối tượng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố của môi trường [61], [70], [72]. Thêm vào đó, nhiều rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em cho đến nay vẫn còn chưa được hiểu rõ về cơ chế sinh bệnh. Nhiều liệu pháp điều trị ở người trưởng thành lại tỏ ra kém hiệu quả hoặc không được phép áp dụng trên trẻ em [52], [63]. Tại các quốc gia phát triển, khoảng vài chục năm trở lại đây mạng lưới chăm sóc sức khoẻ tâm thần phát triển mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em. Các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học ở các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Singapore được thực hiện một cách hệ thống và bền vững. Các nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều chứng cứ và cơ sở lý luận góp phần cải tạo, đổi mới hoạt động này để nó ngày càng hiệu quả hơn [116], [119]. Tuy vậy, việc áp dụng mô hình dựa vào cộng đồng tại các nước đang và kém phát triển còn thấp và chưa hiệu quả. Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại khu vực này còn rất hạn chế [115], [116], [119].

    Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ trẻ em và trẻ vị thành niên cao. Trong số đó, trên 90% trẻ em ở lứa tuổi đi học được đến trường [35]. Theo nhiều tác giả, khoảng 10 – 20% học sinh Việt nam có các vấn đề sức khoẻ tâm lý, tâm thần cần được theo dõi, tư vấn và chữa trị [2], [7], [31], [32]. Tuy vậy, chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam mới chú trọng đến bệnh nhân tại bệnh viện. Tại cộng đồng, công tác này mới được thực hiện từ năm 1998 và tập trung chủ yếu ở bệnh tâm thần phân liệt và động kinh [3]. Hệ thống y tế còn thiếu chuyên gia về sức khỏe tâm thần trẻ em. Đại đa số trường học chưa có chuyên gia tâm lý, sức khỏe tâm thần. Nhân viên y tế cơ sở chưa được đào tạo về bệnh lý tâm thần trẻ em [3], [9], [11]. Khoảng 10 năm trở lại đây, vấn đề này đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu xác định gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng, xây dựng công cụ chẩn đoán sàng lọc tại tuyến cơ sở, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và thực hiện thí điểm một số giải pháp can thiệp chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em [4], [9], [12], [22], [109]. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm văn hoá của khu vực Miền núi phía Bắc. Bên cạnh những thuận lợi, Thái Nguyên cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp của trẻ em và thanh thiếu niên như: trộm cắp, đánh nhau, trốn học, tự sát, nghiện ma tuý, nghiện game . [2], [28], [29]. Nằm trong hoàn cảnh chung của Việt Nam, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em ở Thái Nguyên còn đang bị bỏ ngỏ, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này còn hết sức khiêm tốn. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần của học sinh thành phố Thái Nguyên như thế nào, mô hình nào giúp phát hiện, điều trị sớm và dự phòng các vấn đề sức khoẻ tâm thần cho học sinh phù hợp với các điều kiện hiện có của Thái Nguyên, đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên” được thực hiện nhằm mục tiêu:
    1. Mô tả thực trạng, một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tâm thần và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần ở học sinh 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên năm 2009.
    2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện, can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh hai trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, Trung học cơ sở Nguyễn Du thành phố Thái Nguyên sau 2 năm can thiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...