Luận Văn Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi ghép tôm Chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) và cá Rô phi (

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 21/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN NĂM 2013
    MỤC LỤC

    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục tiêu của đề tài 1
    PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
    2.1. Tình hình nuôi ghép, xen ghép trên thế giới 2
    2.2 Tình hình nuôi ghép, xen ghép ở Việt Nam 4
    2.3 Tình hình nuôi ghép, xen ghép ở Thừa Thiên Huế 5
    2.4. Sơ lược Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam 7
    2.5 Đặc điểm sinh học của đối tượng nuôi 8
    2.5.1 Đặc điểm sinh học của tôm Chân trắng 8
    2.5.2 Đặc điểm hình thái một số giống cá Rô phi nuôi phổ biến 13
    PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
    3.1 Đối tượng nghiên cứu 16
    3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
    3.3 Nội dung nghiên cứu 16
    3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm 17
    3.5 Phương pháp thu thập số liệu 19
    3.6 Phương pháp xử lý số liệu 19
    PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
    4.1. Về điều kiện vùng nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế 22
    4.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 22
    4.1.2 Khí hậu 22
    4.1.3. Chế độ thủy triều 23
    4.2. Hệ thống công trình nuôi và cơ sở hạ tầng 24
    4.2.1. Cấu trúc ao nuôi, mương cấp nước 24
    4.2.2. Cơ sở hạ tầng 24
    4.2.3. Trang thiết bị dùng trong ao nuôi 24
    4.2.4. Hệ thống an toàn sinh học 25
    4.3. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường 26
    4.3.1. Nhiệt độ 26
    4.3.2. Độ mặn 28
    4.3.3. pH 29
    4.3.4. Độ kiềm 32
    4.3.5. Độ trong 33
    4.3.6. Hợp chất của Nitơ 35
    4.3.7. Hàm lượng oxy hòa tan 38
    4.4. So sánh tốc độ tăng trưởng chiều dài của tôm Chân trắng trong hai mô hình nuôi 40
    4.5. So sánh tốc độ tăng trưởng khối lượng của tôm Chân trắng trong hai mô hình nuôi 43
    4.6. So sánh tỷ lệ sống của tôm Chân Trắng trong hai mô hình nuôi 45
    4.7 Hệ số tiêu tốn thức ăn 47
    4.8. Hạch toán kinh tế 48
    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
    5.1 Kết luận 50
    5.2 Kiến nghị 50
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

    DANH MỤC BẢNG


    Bảng 2.1. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm biển 11
    Bảng 3.1. Bố trí các ao thí nghiệm 27
    Bảng 3.2. Theo dõi các yếu tố môi trường trong ao nuôi 19
    Bảng 4.1. Sự biến động nhiệt độ 27
    Bảng 4.2. Biến động độ mặn ở các ao nghiên cứu 29
    Bảng 4.3. Biến động pH ở các ao nghiên cứu 30
    Bảng 4.5. Biến động độ trong ở các ao nghiên cứu 34
    Bảng 4.6. Số liệu theo dõi NH3 ở các nghiên cứu 36
    Bảng 4.7. Chỉ số biến động DO trong ao nuôi 39
    Bảng 4.8. Tăng trưởng chiều dài thân các nghiệm thức 40
    Bảng 4.9. Tốc độ tăng trưởng theo ngày về chiều dài 42
    Bảng 4.10. Tăng trưởng về khối lượng thân tôm 43
    Bảng 4.11. Tốc độ tăng trưởng theo ngày về khối lượng 44
    Bảng 4.12. Tỷ lệ sống của tôm qua các giai đoạn 46
    Bảng 4.13. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô phi 46
    Bảng 4.14. Bảng tính hệ số FCR 48
    Bảng 4.15. Hạch toán kinh tế ở hai mô hình thí nghiệm 48


    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông rạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển cùng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã tạo cho nước ta một tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ, mặn đặc biệt là nuôi tôm.
    Trong những năm vừa qua nghề nuôi trồng thủy sản đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế của nước nhà, trong đó nuôi trồng thủy sản nước lợ mặn, đặc biệt là nuôi tôm Sú đã đóng góp trên 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Những năm trở lại đây do môi trường ao nuôi có chiều hướng suy thoái, ô nhiễm, dịch bệnh ngày càng nhiều nên nuôi tôm Sú không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
    Bên cạnh đó tôm Chân trắng (Litopenaeus vannamei) là đối tượng nhập nội, có nguồn gốc từ châu Mỹ. Chính nhờ những ưu điểm như thịt thơm ngon và chắc, giàu dinh dưỡng, phần thịt chiếm 60% trọng lượng thân, vỏ mỏng mau lớn, thời gian vụ nuôi ngắn, có thể nuôi 3 vụ/năm. Thích nghi được với biên độ nhiệt độ, độ mặn rộng (có thể nuôi được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt) có sức chịu đựng với sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ [9]. Điều quan trọng nhất là tôm Chân trắng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở nước ta, có sức đề kháng với vi rút đốm trắng tốt hơn.
    Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt của nghề nuôi tôm đã nảy sinh nhiều vấn đề không mong muốn trong đó vấn đề môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Có rất nhiều biện pháp để cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi, trong đó nuôi ghép cá Rô phi trong ao nuôi tôm Chân trắng là một hướng nuôi mới mà Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam đang áp dụng nhằm giải quyết vấn đề này.
    Từ thực tiễn đó, được sự đồng ý của trường Đại học Nông lâm Huế, khoa Thủy Sản và giáo viên hướng dẫn, tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi ghép tôm Chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) và cá Rô phi (Oreochromis niloticus) tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam - Chi nhánh Huế 2, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
    1.2. Mục tiêu của đề tài:
    Mô hình nuôi ghép tôm Chân trắng và cá Rô phi trong ao nuôi tôm thương phẩm giúp cải thiện các yếu tố môi trường ao nuôi, làm tăng tốc độ tăng trưởng cũng như tỷ lệ sống của tôm đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...