Luận Văn Đánh giá hiệu quả kỹ thuật nuôi cá mú lồng bè tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận bằng phương phá

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Đánh giá hiệu quả kỹ thuật nuôi cá mú lồng bè tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận bằng phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA)


    MỤC LỤC
    Danh mục các bảng biểu . i
    Danh mục các hình . iv
    Danh mục các biểu đồ, sơ đồ . iv
    Lời Mở Đầu . 1
    1.Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2.Mục tiêu nghiên cứu . 2
    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    4. Phương pháp nghiên cứu . 3
    5. Đóng góp của đề tài . 3
    6. Kết cấu của đề tài 3
    7. Hạn chế của đề tài . 3
    Tóm Tắt đề tài . 5
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ 6
    1.1. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật . 6
    1.1.1. Khái niệm về hiệu quả . 6
    1.1.2. Hiệu quả kỹ thuật (Technical effciency) . 6
    1.1.3. Các quan điểm đánh giá hiệu quả 7
    1.2. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu . 8
    1.2.1. Giới thiệu chung về huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận . 8
    1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện đảo Phú Quý . 17
    1.2.2.1. Kinh tế . 17
    1.2.2.2. Chính trị . 19
    1.2.2.3. Giáo dục . 19
    1.2.2.4. Y tế . 20
    1.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội . 21
    1.2.4. Phương hướng phát triển ngành thủy sản của huyện 22
    1.2.4.1. Mục tiêu phát triển . 22
    vi
    1.2.4.2. Phương hướng phát triển . 22
    1.3. Nghề nuôi cá mú lồng bè tại huyện đảo Phú Quý 25
    1.3.1. Một số đặc điểm của cá mú 25
    1.3.2. Quy trình nuôi cá mú . 27
    CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29
    2.1. Phương pháp phân tích màng dữ liệu (Data Envelopment Analysis (DEA) . 29
    2.1.1. Lịch sử hình thành phương pháp . 29
    2.1.2. Giới thiệu .29
    2.1.3. Mô hình DEA với giả thiết tối thiểu hóa đầu vào . 30
    2.1.4. Mô hình DEA với giả thiết tối đa hóa đầu ra . 31
    2.1.5. Mô hình DEA theo qui mô . 32
    2.1.6. Những ứng dụng của DEA trong thực tế, ưu và nhược điểm của
    phương pháp DEA 33
    . 33
    2.1 . 33
    2.2. Thiết kế nghiên cứu 33
    2.2.1. Quy trình nghiên cứu 34
    2.2.2.Mô tả sơ lược về các thông số kỹ thuật cần thiết cho nghiên cứu . 34
    2.2.2.1. Chuẩn bị lồng nuôi . 34
    2.2.2.2. Chuẩn bị cá giống và tiến hành thả 35
    2.2.2.3. Độ sâu của lồng 35
    2.2.2.5. Hệ số thức ăn . 36
    2.2.2.6. Tỷ lệ sống của cá 36
    2.2.2.7. Size thu hoạch . 36
    2.2.2.8. Sản lượng thu hoạch . 37
    2.2.3.Thu thập số liệu . 39
    2.2.3.1. Số liệu thứ cấp 39
    2.2.3.2. Số liệu sơ cấp 39
    vii
    CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 40
    3.1. Kết quả phân tích 40
    3.1.1. Mô tả số mẫu nghiên cứu 40
    3.1.2. Lý do sử dụng mô hình tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp quy
    mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất . 44
    3.1.3. Kết quả phân tích 45
    3.1.3.1. Kết quả 1 . 45
    3.1.3.2. So sánh giữa các yếu tố đầu vào thực tế và mục tiêu 49
    3.1.3.3. Phân nhóm các hộ nuôi theo thứ tự giảm dần của hiệu quả kỹ
    thuật nuôi . 54
    . 54
    3.2. Đề xuất một số ý kiến để khắc phục tình trạng nuôi cá mú kém hiệu quả tại
    huyện. . 55
    3.3. Kết luận và đề xuất ý kiến . 56
    3.3.1. Kết luận . 56
    3.3.2. Kiến nghị 57
    3.3.2.1. Đối với người nuôi . 57
    3.3.2.2. Đối với huyện đảo 57
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
    1
    Lời Mở Đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây thì tình hình nuôi tôm ở nước ta đã và đang
    gặp phải một số khó khăn nhất định. Đó là: Môi trường ô nhiễm, dịch bệnh lây
    lan ngày càng nghiêm trọng, khó kiểm soát, quản lý. Những người nuôi tôm đang
    gặp nhiều khó khăn về đời sồng, nợ nần không có khả năng trả. Để góp phần cải
    thiện và phát triển ổn định nghề nuôi trồng thủy sản Việt Nam, vấn đề đặt ra là
    cần nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các đối tượng nuôi, các hình thức nuôi.
    Một trong những hướng đi quan trọng đó là nuôi cá lồng bè trên biển.
    Việt Nam mạnh danh là “rừng vàng, biển bạc”, nhưng hiện tại chúng ta
    chưa biết phát huy hết lợi thế này. Nước ta có bờ biển kéo dài hơn 3260 km từ
    Móng Cái cho đến mũi Cà Mau, vùng đặc quyền kinh tế trên biển là hơn 1 triệu
    km
    2
    , có nhiều đảo tạo nên nhiều vùng biển, nhiề
    (< 1%) so với tổng giá trị kim gạch xuất khẩu của ngành thủy sản
    nước ta. Trong khi đó thì các nước trong khu vực và trên thế giới lại có một nền
    công nghiệp nuôi cá lồng trên biển rất hiện đại, đã và đang mang lại lợi ích kinh
    tế rất cao cho nền kinh tế của họ ví như Nauy đứng đâu thế giới về nuôi cá Hồi
    Đại Tây Dương và một số loài có giá trị kinh tế cao khác, với tổng sản lượng đạt
    gần 1 triệu tấn vào năm 2009, doanh thu hàng tỷ USD; tiếp đến là nước Anh, Hy
    Lạp, Italia Các nước này đều đã nghiên cứu và đưa vào nuôi một số loài có giá
    trị kinh tế cao, họ không nuôi một cách tràn lan mà tập trung vào một vài loại có
    lợi thế nhằm tạo ra thương hiệu trên thị trường.
    Ngược lại thì việc nuôi cá lồng bè trên biển của nước ta còn rất lạc hậu, kỹ
    thuật nuôi chủ yếu là do kinh nghiệm, nguồn giống chủ yếu là bắt từ tự nhiên
    hoặc nhập khẩu, quy trình nuôi chưa được nghiên cứu kỹ càng, chưa có tính
    2
    chuẩn hóa Trong quá trình nuôi thì người nuôi vẫn chưa xác định được khối
    lượng của các yếu đầu vào là bao nhiêu cho phù hợp, dẫn đến sự lãng phí trong
    quý trình nuôi. Làm cho giá cá thương phẩm cao dẫn đến sức cạnh tranh kém,
    làm ô nhiễm môi trường, làm tăng vốn đầu tư trong khi nguồn vốn của người nuôi
    là có hạn.
    Suất phát từ những nhận định trên nên trong khóa luận tốt nghiệp của mình
    em đã chọn đề tài “ Đánh giá hiệu quả kỹ thuật nuôi cá mú lồng bè tại huyện đảo
    Phú Quý, tỉnh Bình Thuận bằng phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA)”.
    Huyện đảo Phú Quý của tỉnh Bình Thuận là một trong nhưng nơi có nghề
    nuôi cá mú thương phẩm bằng lồng bè rất phát triển của cả nước. Do đó đã lựa
    chọn đảo Phú Quý làm địa điểm nghiên cứu của đề tài.
    Đề tài đã sử dung phương pháp phân tích màng dữ liệu DEA vì phương
    pháp này có nhiều lợi thế. Đặc biệt là có thể sử lý nhiều đầu vào, nhiều đầu ra.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu của đề tài là: (1)Xác định những hộ nuôi đạt hiệu quả kỹ thuật
    chiếm bao nhiêu trong tổng số hộ nuôi;(2) xác định những hộ nuôi chưa đạt hiệu
    quả kỹ thuật và các giải pháp cho các hộ nuôi này; (3) Phân nhóm các hộ nuôi
    theo tính hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình nuôi. (4)Xác định
    lượng yếu tố đầu vào mang lại hiệu quả kỹ thuật trong quá trình nuôi cá mú
    thương phẩm tại đảo.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố đầu vào, đầu ra của
    quá trình nuôi cá Mú Cọp thương phẩm tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.
    3
    Phạm vi nghiên cứu
    huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Thời gian nghiên cứu và điều
    tra số liệu về quá trình nuôi cá mú thương phẩm tại huyện đảo Phú Quý, tinh Bình
    Thuận được thực hiện vào tháng 04/2010.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp thống kê mô tả.
    Phương pháp phân tích bao phủ màng dữ liệu (Data Envelopment
    Analysis –DEA).
    5. Đóng góp của đề tài
    Về mặt lý luận:
    + Hệ thống hóa lại phương pháp phân tích màng dữ liệu DEA. Góp
    phần hoàn thiện phương pháp DEA tại Việt Nam.
    Về mặt thực tiến
    + Góp phần làm rõ và phổ biến về cách sử dụng phương pháp DEA
    trong nghiên cứu định lượng, đặc biệt là trong giới học sinh, sinh viên.
    + Đề tài sẽ là một tài liệu để cho các em sinh viên khóa sau tham
    khảo.
    + Từ những kết quả phân tích của đề tài thì các kết quả này sẽ là một
    cơ sở để huyện đảo và người nuôi cá mú thương phẩm tham khảo và đưa
    vào áp dụng trong quá trình nuôi trong thực tế.
    6. Kết cấu của đề tài
    Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: kết quả nghiên cứu và thảo luận
    7. Hạn chế của đề tài
    - Đề tài mới chỉ sử dụng một phần rất nhỏ của phương pháp phân tích màng
    dữ liệu(DEA), cụ thể là sử dụng mô hình phân tích CRS tối thiểu hóa các yếu tố
    4
    đầu vào ảnh hưởng đến các yếu tố đầu ra khi quy mô không đổi của mô hình phân
    tích DEA
    - Không có các thông số nuôi ở các khu vực khác để so sánh và đánh giá vì
    hạn chế của thời gian nghiên cứu không cho phép.
    5
    Tóm Tắt đề tài
    Trong đề tài này sử dụng mô hình phân tích màng dữ liệu (Data
    Envelopment Analysis –DEA) tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp qui mô
    không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Với năm biến đầu vào và ba biến đầu ra
    để đánh giá hiệu quả kỹ thuật cho các hộ gia đình nuôi cá mú lồng bè thương
    phẩm tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Kết quả chỉ ra là tại huyện đảo
    Phú Quý. Có 37% số hộ nuôi cá mú lồng bè thương phẩm đạt hiểu quả kỹ thuật
    và 63% số hộ nuôi không đạt hiệu quả kỹ thuật.
    6
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ
    1.1. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật
    1.1.1. Khái niệm về hiệu quả
    + Hiệu quả (Efficiency)
    Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (ví như lao
    động, vốn, máy móc ) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng.
    + Hiệu quả phân bố (Allocative effciency)
    Là khả năng đạt được lợi nhuận tối đa ở một mức giá cho trước với những
    đầu ra và đầu vào cho trước.
    + Hiệu quả kinh tế (Economic effciency)
    Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
    nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực ) để đạt được mục tiêu xác định.
    H = K/C
    (Với H là hiệu quả kinh tế; K là kết quả thu được; C là chi phí toàn bộ.)
    1.1.2. Hiệu quả kỹ thuật (Technical effciency)
    + Giới hạn khả năng sản xuất ( Production frontier )
    Giới hạn khả năng sản xuất được định nghĩa là đầu ra Y tối đa có thể sản
    xuất được (Maximum producible output) khi cho trước một vector đầu vào X,
    được định nghĩa dưới dạng toán học, giới hạn này là chuẩn mực để dựa trên đó đo
    lường hiệu quả kỹ thuật (Technial efficiency) của quá trình sản xuất.
    + Hiệu quả kỹ thuật Một nhà sản xuất được xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu
    một sự gia tăng trong bất kỳ đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một
    đầu ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào.
    Hiệu quả kỹ thuật thể hiện rất rõ tính chất của việc sử dụng các yếu tố đầu
    vào để đạt được các kết quả đầu ra. Qua đó sẽ xác định được tính chất căn bản
    của việc đo lường sự hiệu quả. Không mang tính chất khái quát hóa như hiệu quả
    kinh tế.
    7
    1.1.3. Các quan điểm đánh giá hiệu quả
    + Phương pháp dãy số thời gian để đánh giá hiệu quả
    Vật chất luôn luôn vận động không ngừng theo thời gian. Để nghiên cứu
    sự biến động của kinh tế xã hội. Người ta thường sử dụng dãy số thời gian.
    Khái niệm: Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được
    sắp xếp theo thứ tự thời gian. Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu
    đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian vạch rõ xu hướng và tính quy
    luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương
    lai.
    Kết cấu:
    Dãy số thời gian gồm 2 phần: Thời gian và chỉ tiêu của hiện tượng nghiên
    cứu.
    + Thời gian có thể đo bằng ngày, tháng, năm tùy theo mục đích nghiên
    cứu. Đơn vị thời gian phải đồng nhất trong dãy số thời gian. Độ dài thời gian giữa
    hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian.
    + Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu là chỉ tiêu được xây dựng cho dãy số
    thời gian. Các trị số của chỉ tiêu được gọi là các mức độ của dãy số thời gian. Các
    trị số này có thể là tuyệt đối, tương đối hoặc bình quân.
    + Phương pháp thông kê để đánh giá hiệu quả
    Phương pháp này sử dụng các số liệu thống kê để xác định các chỉ số đánh
    giá. Số liệu gồm có số liệu đầu vào (chi phí), số liệu đầu ra (doanh thu). Có hai
    loại chỉ tiêu đánh giá
    + Dạng thuận: H = Kết quả kinh tế / Chi phí kinh tế = Q/C
    Trong đó: H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu
    ra. Chỉ tiêu H được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực
    hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế.
    + Dạng nghịch: E = Chi phí kinh tế / kết quả kinh tế = C/Q


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Thạc sỹ Hoàng Văn Cường. Giới thiệu về phương pháp phân tích màng dữ
    liệu DEA, viện kinh tế và quy hoạch thủy sản.
    2. Đỗ Quang Giám. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sử dụng phương pháp phân
    tích vỏ bọc dữ liệu trong sản xuất vải thiều ở tỉnh Bắc Giang, khoa kinh tế
    và phát triển nông thôn, đại học Nông Nghiệp 1.
    3. Thái Thanh Hà. Áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu và hồi quy
    Tobit để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên của các hộ gia đình
    tại tỉnh Kon Tum, trường đại học kinh tế, đại học Huế.
    4. (2009) uật
    ú ,
    Việt ,
    Nha Trang.
    5. Thạc sỹ Nguyễn Quốc Huy. Tính toán hiệu quả kỹ thuật của ngành công
    nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chính Minh.
    6.
    Trang.
    7.
    .
    Các website
    1. http://www.Gos.gov.vn.
    2. http://www.vietlinh.com.vn
    3. http://www.khafa.org.vn
    4. http://www.thuysanvietnam.com.vn
    5. http://www.vasep.com.vn
    6. http://www.cucktbvnlts.gov.vn
    7. http://www.agriviet.co
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...