Thạc Sĩ đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi cá chẽm (lates calcarifer, bloch, 1790) thương phẩm tại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI NGHỀ NUÔI CÁ CHẼM (LATES CALCARIFER, BLOCH, 1790) THƯƠNG PHẨM TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cám ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các bảng biểu ix
    Danh mục các hình ảnh xii
    Danh mục các chữ viết tắt xiii
    PHẦN MỞ DẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7
    1.1CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ VẬN DỤNG TRONG
    NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 7
    1.1.1 Khái niệmvà bản chất của hiệu quả kinh tế. 7
    1.1.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá chẽm thương phẩm. 19
    1.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 27
    1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài. 27
    1.2.2 Mô hình phân tích các nhân tố tác động đến sản lượngcá chẽm nuôi
    thương phẩm tại Khánh Hòa. 30
    CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG,ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨUVÀ
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    2.1 TỔNG QUAN VỀ NGHỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ NUÔI CÁ
    CHẼM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 34
    2.1.1 Tổng quan về nghề NTTSvà nuôicá chẽmtrên thế giới 34
    2.1.2 Tổng quan về nghề NTTSvà nuôicá chẽm ở Việt Nam. 39
    iv
    2.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH NUÔI CÁ CHẼM THƯƠNG PHẨM TẠI
    TỈNH KHÁNH HÒA 46
    2.2.1 Đặc điểm của đối tượng và địa bàn nghiên cứu. 46
    2.2.2 Tình hình nuôicá chẽmthươngphẩm trong ao đất tại Khánh Hòa trong
    thời gian qua. 55
    2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 63
    2.3.1 Quy trình nghiên cứu. 63
    2.3.2 Mẫu và phương pháp thu thập mẫu. 64
    2.3.3. Nguồn thông tin 68
    2.3.4 Phương pháp tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu. 69
    2.3.5 Thiết kế bảng câu hỏi, điều tra sử dụng trong nghiên cứu. 71
    2.3.6Thiết kế nghiên cứu. 72
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN 74
    3.1 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI NGHỀ NUÔI
    CÁ CHẼM THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
    THEOCÁC CHỈ TIÊU. 74
    3.1.1 Những thông tin chung về chủ trại nuôicá chẽm. 74
    3.1.2Kết quả kinh tế nghề nuôicá chẽmthương phẩm trong ao đất tại tỉnh
    Khánh Hòa 77
    3.1.3Hiệu quả kinh tế trên 1 ha mặt nước nuôicá chẽmthương phẩm 110
    3.1.4Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội. 116
    3.1.5 Những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến nghề nuôi cá chẽmthương
    phẩm của các cơ sở/trại nuôi tại Khánh Hòa. 118
    3.1.6Xu hướng phát triển của các trại nuôi cá chẽmthương phẩm trong ao
    đất tại tỉnh Khánh Hòa. 122
    3.1.7 Các nguyện vọng phát triển của các hộ nuôi cá chẽm. 123
    v
    3.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SẢN
    LƯỢNGCÁ CHẼM NUÔI THƯƠNG PHẨM TẠI KHÁNH HÒA. 124
    CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 133
    4.1 KẾT LUẬN 133
    4.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ
    CHẼM TẠI KHÁNH HÒA. 137
    4.2.1 Giải quyết vấn đề về thị trường và tiêu thụ sản phẩm. 138
    4.2.2 Tổ chức lại sản xuất. 138
    4.2.3 Giải quyết nguồn thức ăn cho cá nuôi. 140
    4.2.4 Giải quyết vốn đầu tư. 141
    4.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 142
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 144
    PHỤ LỤC 149

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc(FAO), hiện có khoảng
    50% nguồn lợi thủy sản thế giới đã bị khai thác đến mức tới hạntrong khi cácnguồn
    tài nguyên thủy sản đang giảm mà nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Vì vậy, để có đủ
    nguyên liệu thủy sản sử dụng và chế biến chỉ dựa vào nguồn thủy sản tự nhiên chắc
    chắn không thể đáp ứng được do đó phải dựa vào sự tích cực phát triển các nghề nuôi
    trồng thủy sản(NTTS).
    Cũng theo dự báo của FAO, NTTS trên toàn thế giới sẽ phát triển rất mạnh trong
    thời gian sắp tới với tốc độ phát triển trong thập niên 90 sẽ được duy trì cho đến tận
    năm 2015. Dự đoán mức tiêu thụ các sản phẩm thủy sản tính trên đầu người trung bình
    của cả thế giới sẽ tăng từ 16 kg/năm trong năm 1997 lên 19-20 kg/người/năm trước
    năm 2030, đưa tổng lượngcá sử dụng cho nhu cầu thực phẩm lên 150-160 triệu tấn. Vì
    sản lượng khai thác hàng năm củacá biển và các loại hải sản khác không thể vượt quá
    con số 100 triệu tấn (nếu muốn duy trì sản lượng này một cách lâu dài), phần gia tăng
    này chủ yếu là nhờ vào NTTS (Hoàng Tùng, 2001).
    Trải qua nhiều thập kỷ, nuôi trồng thủy sản cung cấp một khối lượng lớn thực
    phẩm thủy sản và góp phần giảm bớt áplực khai thác thủy sản tự nhiên, bảo vệ tài
    nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường sinh thái, đồng thời giải quyết nhiều
    vấn đề xã hội khácnhư: giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự
    di cư từ nông thôn ra thành thị và từ vùng này đến vùng khác, đem lại sự thịnh vượng
    cho cộng đồng dân cư và xã hội. Khánh Hòalà một tỉnh ven biển miền trung, có tiềm
    năng đất và mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn. Phát triển
    nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi trồng thủy sản mặn, lợ được coi là hướng phát
    triển mũi nhọn để tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nông
    nghiệp của tỉnh nhà. Nuôi trồng thủy sản mấy năm qua thực sự đã đem lại nhiều lợi ích
    cho người dân và góp phần quan trọng phát triển kinh tế của tỉnh.
    Theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà số:1080/2001/QĐ-UB, ngày
    29/3/2001 của UBND tỉnh Khánh Hòa về Phê duyệt Chương trình phát triển nuôi
    trồng thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà thời kỳ 2001 –2010 (Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh
    Hoà, 2001).Với mục tiêu chung: Khai thác triệt để tiềm năng về đất đai, mặt nước;
    2
    giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho ngư dân; đảm bảo an ninh thực phẩm; tạo
    nguồn hàng và nguyên liệu cho chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu. Mục tiêu cụ thể,đến
    năm 2010 đạt:
    -Tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trên 31.079 tấn.
    - Kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản đạt 95 triệu USD.
    - Đảm bảo việc làm và thu nhập cho 22.000người.
    - Giảm hộ ngư dân nghèo ven biển từ 9,37% xuống còn 1%.
    - Tạo sự chuyển biến tích cực về KTXH, góp phần giữvững an ninh ven biển.
    Ngành Thủy sản có vai trò rất quan trọng và phải giữ vững vị trí ngành kinh tế mũi
    nhọn của đất nước. Trong 10 năm tới, nghềcá phải được phát triển mạnh mẽ theo
    hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn vậy, cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nghề
    cá trong mọi lĩnh vực từ khai thác, nuôi trồngđến các dịch vụ cho xuất khẩu .
    Ngoài ra, tháng 8 năm 2004, Chính phủ đã phê duyệt và ban hành định hướng
    chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 Việt Nam, Văn
    phòng phát triển bền vững Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004), trong đó đã nêu ra
    những quan điểm mục tiêu, nguyên tắc cơ bản và các hoạt động ưu tiên để thực hiện
    phát triển bền vững ở Việt Nam. Trong đó, hoạt động thủy sản là một trong cáchoạt
    động ưu tiên được thể hiện trong nội dung Bảo vệ môi trường biển. Tại đây, Chương
    trình đã khẳng định: Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của
    Việt Nam, thu hút gần 9 triệu lao động và là ngành đứng thứ 3 về giá trị xuất khẩu.
    Tiềm năng phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam còn rất lớn nếu được quản lý và điều
    hành theo hướng phát triển bền vững. Phát triển nuôi trồng thủy sản đã chứng tỏ một
    hướng quan trọng và hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho
    cộngđồng dân cư (Võ Thị Cẩm Hiếu, 2007).
    Với những lợi thế riêng biệt, nhất là từ khi có chính sách chuyển đổi cơ cấu sản
    xuất kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001), nuôi trồng thủy sản mặn lợ
    ven biển đã và đang đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Khánh Hòa.
    Trong thời gian qua, các mô hình nuôi trồng thủy sản đã chuyển hóa rất nhanh cùng
    với quá trình phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản. Phương thức nuôi trồng đã
    3
    chuyển từ nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến
    1
    (nuôi phân tánmật độ thấp) sang
    nuôi bán thâm canh và thâm canh
    2
    (nuôi tập trung mật độ cao), nhằm tạo ra sản phẩm
    hàng hóa lớn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc tiếp cận các phương
    thức nuôi trồng mới với mật độ cao, năng suất lớn, sử dụng nhiều nănglượng và chi
    phí . đã tạo ra sự mất cân bằng của hệ thống tự nhiên, tạo ra sự tổn thất sinh thái, ảnh
    hưởng nhiều đến môi trường.
    Các mô hình nuôi thâm canh càng cao, quy mô công nghiệp càng lớn thì lượng
    chất thải lại càng lớn và mức độ nguy hại càng nhiều; tình trạng sử dụng hóa chất
    kháng sinh bị cấm, việc mở rộng tuỳ tiện diện tích nuôi đã gặm nhấm gần hết các vùng
    rừng ngập mặn, che kín các cửa sông, lấp kín các đầm phá, làm cho hệ sinh thái ven bờ
    bị phá hủy mạnh, gây tổn hại lớn cho tài nguyên môitrường sinh học, sinh thái biển và
    những vùng đất ngập nước ven biển vẫn đang diễn ra. Do đó, vấn đề mất cân bằng sinh
    thái càng trở nên trầm trọng mà biểu hiện là sự tổn thất do ô nhiễm môi trường, suy
    thoái môi trường và sự cố môi trường Hậu quả là thủy sản bị dịch bệnhhoành hành,
    ô nhiễm môi trường tôm,cá chết hàng loạt đã diễn ra ở nhiều địa phương trong tỉnh.
    Nhiều hộ nông dân, trang trại nuôi trồng thủy sản, một số doanh nghiệp quy mô lớn .
    đã phải lâm vào cảnh điêu đứng do nợ nần. Một số nơi diện tích nuôi thủy sản phải bỏ
    hoang do bị ô nhiễm môi trường và dịch bệnh phát sinh vẫn chưa khắc phục được.
    Do đó, vấn đề đặt ra cho nghề nuôi hiện nay là: một mặt tìm ra giải pháp để cải
    thiện nghề nuôi tôm sú, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi; một mặttìm ra giải pháp
    cho những vùng không còn khả năng nuôi tôm Sú hoặc tỉ lệ rủi ro cao.
    Ai cũng hiểu rằng các nguyên tắc lựa chọn một đối tượng nuôi lý tưởng cho NTTS
    bao gồm khả năng sản xuất con giống chủ động, nguồn thức ăn đầy đủ, có thị trường
    (nội địahoặc xuất khẩu); đối tượng nuôi phải có sức sinh trưởng nhanh, có khả năng
    phân bố rộng, sức chịu đựng các điều kiện bất lợi của môi trường nuôi và dịch bệnh.
    Thêm vào đó một yếu tố đang ngày càng trở nên quan trọng là mức độ ảnh hưởng của
    1
    Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến (FAO): là nuôi ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít có tác động của con
    người đến quá trình phát triển, sinh trưởng của đối tượng nuôi, cũng có thể thả giống (chủ yếu là giống tự nhiên),
    cho ăn . nhưng chưa theo một quy trình nhất định. Nước được đưa vào ao thông qua các cửa cống.
    2
    Nuôi bán thâm canh và thâm canh (FAO): là nuôi ở trình độ kỹ thuật cao, tuân thủ theo quy tắc kỹ thuật chặt
    chẽ, có tác động mạnh của con người vàoquá trình phát triển vàsinh trưởng của đối tượng nuôi: Chọn giống
    theo tiêu chuẩn kỹ thuật (kích cỡ, sạch bệnh, chất lượng, .); Môi trường nuôi được chuẩn bị chu đáo trước khi
    thả giống; Mật độ thả nuôi theo quy định; Có sự quản lý và chăm sóc thường xuyên; Sử dụng thức ăn công
    nghiệp; Hệ thống cung cấp nước và mương dẫn bảo đảm điều kiện môi trường phù hợp với sự phát triển của đối
    tượng nuôi.
    4
    nghề nuôi đối tượng này lên môi trường phải ở mức chấp nhận được (Hoàng Tùng,
    2001) Với những ưu điểm nổi bật như: khả năng thích nghi rộng muối, sinh trưởng
    nhanh, thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao và đã sản xuất thành công giống nhân tạo,cá
    chẽm (Lates calcarifer, Bloch, 1790)đang trở thành đối tượng nuôi phổ biến ở nước
    ta, cộng thêm việc nghề nuôi tôm sú đang có dấu hiệu chững lại do ô nhiễm môi
    trường nước, dịch bệnh, rào cản kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ,
    EU, Nhật Bản nên người nuôi đã mạnh dạn chuyển từ nuôi tôm sú sang các đối
    tượng nuôi khác, trong đó cócá chẽm. Một mặt đa dạng đối tượng nuôi, mặt khác tận
    dụng, cải tạo được diện tích mặt nước nuôi tôm bị ô nhiễm, bỏ hoang
    Tuy nhiên,những năm gần đây bà con đã tự phát hình thức nuôi cá chẽm để thay
    thế cho con tôm sú tuy có nhữngkết quả đem lại đáng mừng. Song,muốn mở rộng
    diện tích nhiềuhơn để nuôicá chẽm, cũng cần tính toán lại nguồn thức ăn, nơi tiêu thụ
    ổn định, thì mới thật sự có lãi và cũng cần phải đánh giá đầy đủ về hiệu quả kinh tế, xã
    hội mà đối tượng nuôi này đem lại. Có như vậy mới mạnh dạn khuyến cáo bà con
    chuyển nhanh số diện tích hồ nuôi tôm bị dịch bệnh, sang nuôicá chẽm.Vì vậy, tác
    giả đã chọn đề tài nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôicá
    chẽm(Lates calcarifer, Bloch, 1790)thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa để có những
    căn cứ nhằm giúp cho các cơ quan chức năng có cơ sở cho công tác quy hoạch chuyển
    đổi đối tượng nuôi có hiệu quả và bền vững.
    2. Mục tiêu nghiên cứu.
    2.1. Mục tiêu chung:
    Điều tra thực trạng nghề nuôicá chẽmthương phẩm nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế,
    xã hội nghề nuôicá chẽmthương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa.
    2.2. Mục tiêu cụ thể:
    -Hệ thống hóa lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế và vận dụng nó vào nghề nuôicá
    chẽmthương phẩm.
    -Điều tra thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôicá chẽmthương
    phẩm tại tỉnh Khánh Hòa về các mặt: năng lực các cơ sở nuôi, mức độ đầu tư, trình độ
    kỹ thuật, sản lượng, doanh thu, chi phí
    5
    -Đánh giá những mặt tích cực và những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát
    triển nghề nuôicá chẽmthương phẩm và những phương hướng phát triển, những ý
    kiến, kiến nghị mong muốn của các cơ sở nuôi
    -Xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến Sản lượngcá chẽm nuôi thương phẩm
    của các cơ sở nuôi tại Khánh Hòa.
    - Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển nghề nuôicá chẽmthương phẩm
    trên địa bàn.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    3.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tàilà các đơn vị, tổ chức, cáchộ gia đình đã và đang
    nuôicá chẽmthương phẩm trên địa bàn huyện Ninh Hòa, thành phố Nha Trang, huyện
    Cam Lâm và Thị xã Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu:
    Nghiên cứu kết quả kinh tế nghề nuôicá chẽmthương phẩmtrong aođất, trên cơ
    sở đó đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôicá chẽmthương phẩm của các đơn
    vị, tổ chức, các hộ gia đình qua hai vụ nuôi năm 2007 và năm 2008.
    4. Ứng dụng của đề tài.
    - Cung cấp số liệu, dữ liệu về điều tra thực trạng và các đánh giá về hiệu quả kinh
    tế, xã hội về nghề nuôicá chẽmthương phẩmtrong ao đất tại huyện Ninh Hòa, thành
    phố Nha Trang, huyện Cam Lâm vàThị xã Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa một cách tin
    cậy và khoa học.
    -Những kết luận của đề tài sẽ là một tài liệuhỗ trợ cho cơ quan chức năngtrong
    việc lập kế hoạch và quyhoạch vùng nuôi có hiệu quả; kết hợp quy hoạch và khuyến
    cáo các mô hình nuôi thích hợp với những điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của mỗi
    địa phương và sự đồng thuận giữa các tổ chức/đơn vị/ngành nghề và những người có
    liên quan.
    -Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cơ sở nuôi có những định hướng và giải pháp
    đúng đắn nhằm phát triển nghề nuôi một cách hiệu quả, bền vững; và là tài liệu tham
    6
    khảo hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo của tác giả và những người nghiên cứu
    có liên quan.
    5. Cấu trúc nội dungđề tài.
    Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài gồm:
    Chương 1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
    Chương 2. Đặc điểm của đối tượng, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3. Kết quả nghiên cứu.
    Chương 4. Kết luận và khuyến nghị.
    7
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ VẬN DỤNG TRONG NUÔI
    TRỒNG THỦY SẢN.
    1.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế.
    1.1.1.1 Các quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế.
    + Hiệu quả hiểu theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của mọi người
    “Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” (Viện Ngôn Ngữ học, 2002).
    + Xét góc độ thuật ngữ chuyên môn, hiểu hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó là “Mối
    quan hệ giữađầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ, có thể
    được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí thì được gọi là
    hiệu quả kinh tế. Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét
    các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào” (Mai Hữu Khuê &ctv, 2001).
    Ngày nay, người ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về hiệu quả. Ở mỗi
    góc độ, lĩnh vực khác nhau thì hiệu quả cũng được xem xét nhìn nhận khác nhau và
    thông thường khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì chúng ta xem xét vấn
    đề hiệu quả trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội.Tương ứng ta có 3 phạm trù:
    hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội.
    + Hiệu quả kinh tế: Nếu xét trên phạm vi từng khía cạnh, từngyếu tố, từng
    ngành thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế. Có thể hiểu hiệu quả kinh tế là hệ số
    giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả thu về đề cập
    trong khái niệm này có thể là doanh thu, lợi nhuận, tổng sản phẩm công nghiệp
    Hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất
    kinh doanh.
    + Hiệu quả chính trị, xã hội: Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế
    quốc dân thì ta có hai phạm trù hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội. Hai phạm trù này
    phản ánh ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải quyết những
    yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Và hai loại hiệu quả này có
    vị trí quan trọng trong việc phát triển đất nước một cách toàn diện vàbền vững. Hiệu

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A.TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Quảng Ninh thách thức từ lựa chọn phát triển
    kinh tế với bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản ven biển, Đọc tại:
    http://www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung/btn_10_12_04.htm, ngày 01/6/2009.
    2. Bộ Thủy sản (MOFI) và Ngân hàng Thế giới (2006), Hướng dẫn quản lý môi trường
    trong đầu tư nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.
    3. Tạ Duy Bộ (2003), Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở
    Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí. Luận văn tốt nghiệp cử nhân (ngành Quản trị
    Kinh doanh), Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dânHà Nội.
    4. Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học
    kinh tế. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp. Hồ chí Minh.
    5. Phạm Trí Cao & Vũ Minh Châu (2006), Kinh Tế lượng ứng dụng. NXB Lao động
    Xã hội, Tp. HCM.
    6. Phạm Thị Chung (2007), Điều tra hiện trạng nghề nuôi cá biển bằng lồng bè tại
    huyện Vân Đồn -Quảng Ninh, Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nuôi trồng, Khoa Nuôi
    trồng Thuỷ sản -Trường Đại học Nha Trang.
    7. Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa (2008), Niên giám thống kê Khánh Hòa 2007.
    8. PGS-TS. Đặng Đình Đào & PGS-TS. Hoàng Đức Thân (2002), Giáo trình Kinh tế
    thương mại, NXB Thống kê.
    9. Võ Thị Cẩm Hiếu (2007), Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển
    bền vững ngành nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh, Luận văn tốt nghiệp cử nhân (ngành
    Kinh tế Thủy sản), Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang.
    10. Nguyễn Trọng Hoài (2005), Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, niên khóa
    2004 –2005, Phương pháp phân tích. Đọc tại: http://www.fetp.edu.vn, ngày
    5/1/2007.
    11. Hội Nghề cá Khánh Hòa (2009), Báo cáo Tình hình nuôi, tiêu thụ, xuất khẩu cá
    chẽm ở Khánh Hòa.
    149
    12. Hoàng Hùng (2001), Hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông thôn. Đọc tại:
    http://www.clst.ac.vn/AP/tapchitrongnuoc/hdkh/2001/so01/16.htm, ngày 20/6/2008.
    13. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ (1994), Sinh học và kỹ thuật nuôi cá chẽm
    (Lates calcarifer, Bloch,1790), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    14. Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn, Nguyễn Trịnh Kiểm (2001), Từ điển Thuật ngữ kinh
    tế học, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội.
    15. Paul A. Samuelson, William, D. Nordhaus (1989), Kinh tế học.NXB Học Viện quan
    hệ quốc tế.
    16. GS.TS Nguyễn Đình Phan và GS.TS Nguy ễn Kế Tuấn (Đồng chủ biên) (2007), Giáo
    trình Kinh t ế và Quản lý công nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    17. Sở Thủy sản Khánh Hòa (2001,2002,2003,2004,2005,2006,2007), Báo cáo tổng kết
    tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế -xã hội năm 2001, 2002, 2003, 2004, 005,
    2006, 2007.
    18. Sở Thủy sản Khánh Hòa (2006), Chương trình kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa giai
    đoạn 2006-2010.
    19. PGS.TS Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung (2005), Giáo trình kinh tế thủy sản,
    NXB Lao động –Xã hội.
    20. Nguyễn Thị Thu (1989), Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh tế trong các đơn vị sản
    xuất kinh doanh nông nghiệp,Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế, trường Đại học
    kinh tế quốc dân Hà Nội.
    21. Hoàng Thu Thủy (2008), Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi tôm sú giống
    (Penaeus monodon) tại tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nha Trang.
    22. De Silva S S., Amarasinghe U.S., và Nguyễn Thị Thu Thuỷ (Biên tập) (2006), Biện
    pháp phát triển nghề nuôi cá hồ chứa nhỏ ở châu Á. Tuy ển tập sách chuyên khảo
    của ACIAR số 120b, 96 trang.
    23. Đỗ Anh Thư, Áp dụng phương pháp điều tra thống kê trong việc xác định nhu cầu
    dùng tin của bạn đọc tại các thư viện. BẢN TIN THƯ VIỆN-CÔNG NGHỆ
    THÔNG TIN (2004). Đọc từ:
    http://www.glib.hcmuns.edu.vn/bantin/bt1004/dothu.pdf, ngày 26/8/2008.
    150
    24. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
    SPSS. Nhà xuất bản Thống kê.
    25. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thống kê ứng dụng trong kinh tế-xã hội.NXB Thống kê, Hà Nội.
    26. Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại –Bộ Công thương, Bản tin Thông
    tin thương mại chuyên ngành Thủy sản, Số 17 tuần từ ngày 04/5/ đến ngày
    08/5/2009, trang 2.
    27. Hoàng Tùng (2001), Thực trạng và xu hướng phát triển của nghề nuôi trồng thủy
    sản thế giới [online]. Đọc từ http://www.longdinh.com, ngày 12/8/2008.
    28. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà, Quyết định Số:1080/2001/QĐ-UB ngày
    29/3/2001, Phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà
    thời kỳ 2001 –2010.
    29. Văn phòng phát triển bền vững Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Chương trình
    hành động của chính phủ thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững
    (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Đọc từ:
    http://www.agenda21.monre.gov.vn/Default.aspx?tabid=264&ItemID=2623&CateC
    ode=100, ngày 26/8/2008.
    30. Viện Khoa học Thống kê (2005), phuongphapluanthongke.pdf
    31. Viện Ngôn Ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
    32. Trần Tấn Việt (2006), Thử nghiệm nuôi cá chẽm (Lates calcarifer, Bloch, 1790)
    thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp (UP) tại Trại Cadet-Bình Đại -Bến Tre,
    Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nuôi trồng, Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản, Trường Đại học
    Nha Trang.
    B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    1. Bartlett, Kotrlik, &Higgins (2001), Organizational Research: Determining
    Appropriate Sample Size in Survey Research. Information Technology, Learning, and
    Performane Juornal, Vol.19. No.1
    2. Food and Agriculture organization of the United nations, Global aquaculture
    production of Lates calcarifer (FAO Fishery Statistics). Available from:
    http://www.fao.org/fishery/culturedspecies/Lates_calcarifer. Accessed 11/04/2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...