Thạc Sĩ đánh giá hiệu quả kinh tế -xã hội mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm ở tỉnh cà mau

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ -XÃ HỘI MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI TỪ TRỒNG LÚA SANG NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU

    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG . IX
    DANH MỤC CÁC HÌNH . X
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . XI
    MỞ ĐẦU . 1
    1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Đối tượng nghiên cứu 3
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CHUYỂN
    ĐỔI 4
    I.1. Một số khái niệm 4
    I.2. Các phương thức nuôi tôm 4
    I.3. Bản chất vấn đề chuyển đổi 5
    I.3.1 . Các mô hình chuyển đổi trong nông nghiệp 5
    I.3.2. Bản chất của vấn đề chuyển đổi trong nông nghiêp 6
    I.4. Tình hình NTTS và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 7
    I.4.1. Khái quát hiện trạng NTTS tại Việt Nam . 7
    I.4.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp . 9
    I.5. Thực trạng chuyển đổi khu vực ĐBSCL 10
    I.5.1. Chuyển đổi diện tích 10
    I.5.2 Chuyển đối theo các hệ sinh thái . 10
    I.6. Tình hình chuyển đổi từ ruộng lúa sang nuôi tôm tại Cà Mau . 13
    I.7. Các nghiên cứu trong và ngoài nước 17
    CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU . 20
    II.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 20
    II.2. Điều kiện Kinh tế -Xã hội tỉnh Cà Mau . 23
    CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
    vi
    III.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
    III.2. Phương pháp thu thập thông tin 27
    III.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp: . 27
    III.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp 27
    III.3. Phương pháp phân tích số liệu . 28
    III.3.1. Phương pháp phân tích thống kê mô tả 28
    III.3.2. Phương pháp phân tích kinh tế 29
    III.4. Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế . 29
    III.4.1. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất 29
    III.4.2. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sản xuất. 30
    CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 31
    IV.1. Thông tin chung về các hộ được khảo sát 31
    IV.1.1. Tuổi chủ hộ . 31
    IV.1.2. Trình độ học vấn . 31
    VI.1.3. Nghề chính 32
    IV.1.4. Nhân khẩu và lao động của hộ 32
    IV.1.5. Lao động thuê mướn . 32
    IV.1.6. Nguồn vốn đầu tư sản xuất 32
    IV.1.7. Lý do chuyển sang nuôi tôm . 33
    IV.1.8. Tham gia tổ chức sản xuất, NTTS . 34
    IV.2. Thông tin kinh tế -kỹ thuật canh tác . 34
    IV.2.1. Mùa vụ nuôi tôm . 34
    IV.2.2. Kinh nghiệm nuôi tôm 34
    IV.2.3. Mô tả về thiết kế và kỹ thuật . 35
    IV.2.3.1. Diện tích nuôi . 35
    IV.2.3.2. Mật độ thả giống 35
    IV.2.3.3. Thiết kế và độ sâu ruộng nuôi, ao nuôi . 35
    IV.2.3.4. Nguồn nước cấp, cải tạo ao, xử lý nước cấp thoát, gây màu, sử dụng
    thuốc . 36
    vii
    IV.4.2.5. Thiết bị phục vụ nuôi tôm 36
    IV.2.3.6. Tiếp cận kỹ thuật nuôi qua tài liệu, tập huấn 36
    IV.2.4. Vùng quy hoạch 37
    IV.2.5. Thị trường đầu vào, đầu ra, xuất khẩu . 37
    IV.3. Phân tích hiệu quả kinh tế 37
    IV.3.1. Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nuôi tôm QCCT . 38
    IV.3.1.1. Chi phí đầu tư cố định 38
    IV.3.1.2. Chi phí lưu động 38
    IV.3.1.3. Doanh thu 39
    IV.3.1.4. Thu nhập 40
    IV.3.2. Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi tôm BTC 40
    IV.3.2.1. Chi phí đầu tư cố định 40
    IV.3.2.2. Chi phí lưu động 41
    IV.3.2.3. Doanh thu 41
    IV.3.2.4. Thu nhập 42
    IV.3.3. Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi tôm TC . 43
    IV.3.3.1. Chi phí đầu tư cố định 43
    IV.3.3.2. Chi phí lưu động 43
    IV.3.3.3. Doanh thu 43
    IV.3.3.4. Thu nhập 44
    IV.3.4. So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế các mô hình chuyển đổi . 44
    IV.4. Hiệu quả xã hội . 47
    IV.4.1. Tạo việc làm . 47
    IV.4.2. Tiếp cận dịch vụ xã hội: giáo dục, y tế 47
    IV.4.3. Văn hóa, du lịch 48
    IV.4.4. Tệ nạn xã hội 48
    IV.4.5. Hiểu biết và ý thức tuân thủ chính sách pháp luật 48
    IV.4.6. Mâu thuẫn . 48
    IV.4.7. Môi trường 49
    viii
    CHƯƠNG V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT 49
    V.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 49
    V.2. Các giải pháp đề xuất . 52
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
    PHỤ LỤC 63

    MỞ ĐẦU
    1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
    Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đã phát triển
    mạnh mẽ trên khắp cả bahệ sinh thái nước mặn, lợ và nước ngọt. Diện tích NTTS
    tăng nhanh, đến năm 2010 đã đạt trên 1 triệu ha, sản lượng đạt 2,8 triệu tấn; giá trị
    kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,94 tỷ đồng, trong đó đóng góp của NTTS đạt
    trên 65% tổng giá trị. Những thành tựu đã đạt được phải kể đến một phần đóng góp
    rất lớn từ chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang NTTS.[1, 2, 3, 4 ,5]
    Từ sau khi có Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ
    về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu và tiêu thụ sản phẩm
    nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ đất trồng lúa kém hiệu quả, đất làm
    muối, đất vườn và đất hoang hoá khác (bãi bồi ven sông, bãi triều, đất cát) sang
    NTTS đã diễn ra mạnh mẽ trên toàn quốc, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông
    Cửu Long (ĐBSCL). Việc chuyển đổi sang kết hợp NTTS phân theo hệ sinh thái
    vùng nước bao gồm hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái mặn lợ. Theo báo cáo
    “Đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển NTTS giai đoạn 2000 -2005 và
    biện pháp thực hiện đến năm 2010”: Tổng diện tích chuyển đổi sang NTTS của
    vùng ĐBSCL từ năm 1999 đến hết năm 2005 là 310.841 ha, chiếm 82,4% diện tích
    chuyển đổi của cả nước, trong đó từ đất trồng lúa là 297.187 ha, với các đối tượng
    nuôi chính là tôm Sú, nhuyễn thể cho hệ sinh thái nước lợ; cá Tra, cá Ba sa, tôm
    Càng xanh, cá truyền thống cho hệ sinh thái nước ngọt.[5]
    Cà Mau là tỉnh trong vùng ĐBSCL có tiềm năng rất lớn về nuôi thuỷ sản,
    hiện đang phát triển mạnh về nuôi thuỷ sản nước mặn lợ, đặc biệt là tôm sú. Các mô
    hình chuyển đổi ở Cà Mau đã bắt đầu diễn ra mạnh từ những năm 2000 đến nay,
    diện tích chuyển đổi tính từ 2000 đến nay đạt trên 132.000 ha (chiếm trên 50%
    tổng diện tích NTTS của tỉnh), các mô hình chuyển đổi đã phát huy hiệu quả kinh tế
    -xã hội, góp phần quan trọng trong việc tăng sản lượng năm 2010 (233.346 tấn) lên
    gấp 3,17lần so với năm 2000 (73.615 tấn). Tại Cà Mau các mô hình chuyển đổi từ
    2 hệ sinh thái sang NTTS, đó là: Chuyển từ đất trồng lúa và đất bãi bồi vensông,
    ven biển sang nuôi tôm chuyên và tôm kết hợp với lúa; chuyển từ diện tích rừng
    sang nuôi tôm theo mô hình rừng tôm. [6, 16, 17]
    Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ các vùng đất kém hiệu quả sang NTTS
    thời gian qua của nước ta nói chung, ở Cà Mau nói riêng đã có tác động tích cực
    2
    đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, song bên cạnh đó vẫn có nhiều mô hình
    chưa hiệu quả, rủi ro cao và nảy sinh các tác động tiêu cực như phân hóa giàu
    nghèo, mâu thuẫn trong sử dụng đất, ô nhiễm môi trường .
    Từ trước tới nay, trong ngành thủy sản đã có một số đề tài nghiên cứu đánh
    giá hoạt động NTTS về các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường, kỹ thuật công
    nghệ . Các đềtàinày đã đánhgiátại mộtsốvùng, mộtsốkhía cạnh nhưviệc ứng
    dụngmôhìnhlúa -tôm, rừng -tôm ởnhữngnơi phù hợp, đa dạng hoá canh tác.
    Tuy vậy, các đề tài này mới chú trọng đến những vấn đề mang tính khái quát, tổng
    thể hoặc mang nặng tính kỹ thuật mà chưa nghiên cứu sâu về yếu tố chuyển đổi, cả
    về kinh tế, xã hội, môi trường.
    Vì vậy, đềtài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế -xã hội mô hình
    chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau”sẽ đánh giá được tính ưu
    việt và những tồn tại, hạn chế của quá trình chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm ở
    tỉnh Cà Mau giai đoạn vừa qua mộtcách khách quan, khoa học và làm cơ sở cho
    việc đề xuất giải pháp phù hợp,hướng nghề nuôi tôm của tỉnh Cà Mau và vùng
    ĐBSCL phát triển ổn định, bền vững.
    Kết cấu của luận văn gồm 4 chươngsau (không kể phần mở đầu và kết
    luận).
    Chương I: Cơ sở lý luận vàthực tiễn về vấn để chuyển đổi
    Chương II: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
    Chương IV: Một số giải pháp và đề xuất.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    -Mục tiêu chung:
    Đánh giá được hiệu quảkinh tế -xãhộivà tính ổn định củamô hình chuyển
    đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau làm cơ sở cho xây dựng các chính
    sách, chiến lược và quy hoạch phát triển NTTS cũng như phát triển kinh tế -xã hội
    của tỉnh và vùng.
    -Mục tiêu cụ thể:
    + Đánh giá được hiệu quả về kinh tế của mô hình nuôi tôm được chuyển đổi
    từ trồng lúa ở tỉnh Cà Mau.
    +Đánh giá được hiệu quả về xã hội của mô hình nuôi tôm được chuyển đổi
    từ trồng lúa ở tỉnh Cà Mau.
    3
    + Đánh giá được hiệu quả về mặt môi trường của mô hình nuôi tôm nghiên
    cứu.
    + Đề xuất được các giải pháp phát triển các mô hình nuôi tôm bền vững phù
    hợp từng vùng sinh thái trong vùng chuyển đổi.
    1.3. Đối tượng nghiên cứu
    Các đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm; Những hộ gia đình nằm trong diện
    đã chuyển đổi, sang nuôi tôm và hiện đang nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau, các mô hình
    chuyển đổi sang nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau như (rừng ngập mặn sang nuôi tôm, đất
    nhiễm mặn sang nuôi tôm, đất trồng lúa ruộng trũng năng suất thấp sang nuôi
    tôm .) ở trên cả 3 loại hình nuôi tôm gồm (chuyển đổi sang nuôi tôm Quảng canh
    cải Tiến QCCT, chuyển đổi sang nuôi tôm Bán thâm canh BTC, chuyển đổi sang
    nuôi tôm Thâm canh TC)
    1.4. Phạm vi nghiên cứu
    -Về không gian:Đề tài nghiên cứu trên phạm vi ở một số huyệnđiển hình
    cho phong trào chuyển đổi sang nuôi tôm tại Cà Mau như huyện: Năm Căn, Đầm
    Dơi, Cái Nước, Trần Văn Thời và Thới Bình tỉnh Cà Mau.
    -Về thời gian:Các thông tin phục vụ cho nghiên cứu này được điều tra được
    làm 2 đợt, mỗi đợt điều tra trong 7 ngày. Đợt 1 vào tháng 12/2010 và đợt 2 vào
    tháng 4/2011 (đợt 1 thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, điều tra hộ; đợt 2thu thập
    các thông tin bổ sung còn thiếu đợt 1).
    -Về nội dung nghiên cứubao gồm:
    Nội dung 1:Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả mô hình nuôi tôm được chuyển
    đổi sang từ diện tích đất trồng lúa bao gồm:
    + Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế.
    + Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả về mặt xã hội.
    + Nghiên cứu, đánh giá tác động về mặt môi trường.
    Nội dung 2:Nghiêncứu, đề xuất các giải pháp phát triển phát triển các mô hình
    nuôi tôm bền vững phù hợp từng vùng sinh thái trong vùng chuy ển đổi
    + Giải pháp về tổ chức sản xuất.
    + Giải pháp về cơ chế chính sách.
    + Giảipháp Nghiêncứu giải pháp về khoa học công nghệ và đào tạo.
    + Nghiêncứu giải pháp về vốn đầu tư.
    4
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI
    I.1. Một số khái niệm
    - Chuyển đổi sử dụng đất.
    Việc chuyển đổi mục đíchsử dụng đất nông nghiệp năng suất thấplà việc
    xóa bỏ hay chấm dứt hẳn việc trồng, hay nuôi một đối tượng chuyên canh nào đó
    sang nuôi hoặc trồng hoặcchuyên canh một đối tượng khác mang lại hiệu quả kinh
    tế cao hơn.[8]
    Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhằm
    khai thác tốt tiềm năng sẵn có ở địa phương, để tăng thêm hiệu quả kinh tế trong sản
    xuất nông nghiệp, đáp ứng đòi hỏi bức xúc của đại đa số nông dân đang mong
    muốn được đổi đời trên mảnh đất cả đời mình gắn bó. Tuy nhiên, quá trình đó cần
    phải được chuẩn bị tốt các khâu và có lộ trình thực hiện một cách căn cơ thì việc
    chuyển dịch mới phát triển một cách ổn định, bền vững. [8]
    - Hiệu quả kinh tế.
    Hiệu quảkinh tếthể hiện tổng quát những kết quả khả quan về hoạt động sản
    xuất kinh doanhmang lại, được thể hiện bằng tiền và được xác định bằng cách đem
    so sánh các kết quả thu được so vớichi phí phải bỏ ra để thực hiện nó.[13]
    Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) còn được hiểu là một
    phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực
    và tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định.[13]
    I.2. Các phương thức nuôi tôm
    Căn cứvàokỹ thuật nuôi tôm có thể xác định các phương thức nuôi tôm như
    sau:
    -Nuôi tôm quảng canh cải tiến: nuôi tôm dựa vào tự nhiên (thức ăn tự nhiên,
    giống, dòng chảy, ) nhưng có bổ sung thêm giống và thức ăn ở mức thấp.[5]
    -Nuôi tôm bán thâm canh: nuôi tôm dựa vào thức ăn bên ngoài (thức ăn tổng
    hợp), thả giống với mật độ cao, chủ động trong quản lý hệ thống nuôi (thay nước,
    sục khí, ). [5]
    -Nuôi tôm thâm canh: Tương tự như nuôi bán thâm canh, nuôi tôm thâm
    canh cũng dựa vào thức ăn bên ngoài (thức ăn tổng hợp), thả giống với mật độ rất
    5
    cao, chủ động trong quản lý hệ thống nuôi (thay nước, sục khí, ). So với nuôi tôm
    bán thâm canh, nuôi tôm thâm canh thả mật độ giống cao hơn, bởi thế thức ăn và
    các điều kiện chăm sóc được đảm bảo rất cao. Đây là hình thức nuôi công nghiệp.
    [5]
    I.3. Bản chất vấn đề chuyển đổi.
    I.3.1 . Các mô hình chuyển đổi trong nông nghiệp
    a. Hệ sinh thái nước ngọt gồm 7 mô hình chuyển đổi:
    -Phân hệ sinh thái ruộng trũng nước ngọt:
    + Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang luân canh lúa -cá.
    + Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang kết hợp nuôi cá.
    + Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi luân canh lúa -tôm càng
    xanh (lúa -TCX).
    + Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi chuyên canh tôm càng xanh
    theo phương thức nuôi bán thâm canh (TCX BTC).
    -Phân hệ sinh thái ao vườn
    + Mô hình chuyển đổi từ đất vườn sang nuôi chuyên cá tra
    + Mô hình từ đất vườn sang kết hợp nuôi cá truyền thống.
    -Phân hệ sinh thái bãi bồi
    + Mô hình chuyên cá tra vùng bãi bồi ven sông
    b. Hệ sinh thái nước mặn lợ gồm 7 mô hình chuyển đổi:
    -Phân hệ sinh thái ruộng nhiễm mặn
    + Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang nuôi chuyên tôm theo
    phương thức nuôi TC.
    + Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúanhiễm mặn sang nuôi chuyên tôm theo
    phương thức nuôi BTC.
    + Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang chuyên canh tôm
    theo phương thức nuôi QCCT.
    + Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa nhiễm mặn sang nuôi luân canh lúa -tôm
    -Phân hệ sinh thái bãi triều

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bộ Thuỷ sản 2006, Báo tổng kết ngànhcác năm 2001-2006, Hà Nội
    2. Bộ Thuỷ sản 2006, Đánh giá mức độ bền vững trong NTTS Việt Nam, Kỷ yếu
    Hội thảo quốc gia Phát triển bền vững nghề cá ở Việt Nam : vấn đề và cách
    tiếp cận
    3. Bộ NN&PTNT 2007, Báo cáo tổng kết ngành năm 2007, 2008, 2009, 2010,
    Hà Nội
    4. Bộ Thuỷ sản 2006, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát
    triển NTTS giai đoạn 2001 -2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010, Hà
    Nội
    5. Bộ Thuỷ sản, 2008. “Đánh giá hiệu quả các mô hình chuyển đổi sang kết hợp
    NTTS ở ĐBSCL”. Dự thảo đề tài cấp Bộ.
    6. Cục Thống kê Cà Mau, 2010, Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau 2010, Cà Mau
    7. Nguyễn Xuân Lý, 2004. Nghiên cứu các giải pháp quản lý trường môi trường
    phục vụ sản xuất thuỷ sản bền vững -Đề tài cấp Bộ
    8. Dương Ngọc Thành, 2005. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sau những năm
    đổi mới vùng ven biển ĐBSCL, Tạp chí Khoa học, Viện Nghiên cứu phát triển
    ĐBSCL Trường ĐH Cần Thơ.
    9. Nguyễn Minh Niên, 2002, Đánh giá hiện trạng NTTS nhằm xác định quy mô
    và cơ cấu nghề NTTS bền vững cho vùng đồng bằng Nam Bộ, Tuyển tập nghề
    cá ĐBSCL 2002, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
    10. Nguyễn Minh Niên, 2002. Đánh giá hiện trạng NTTS nhằm xác định quy mô
    và cơ cấu nghề NTTS bền vững cho vùng đồng bằng Nam bộ. Tuyển tập nghề
    cá sông Cửu Long 2002, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
    11. Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, Phạm Đình Khôi, 2003, Nghiên
    cứu và ứng dụng công nghệ NTTS bền vững ở các tỉnh phía Nam, Tuyển tập
    nghề cá sông Cửu Long (số đặc biệt), Nhà xuất bản Nông nghiệp.
    12. Lê Tiêu La, Lê Xuân Nhật, Bùi Kim Chi, Lê Xuân Sinh, 2005. Đánh giá tác
    động tiêu cực về mặt xã hội của NTTS mặn lợ và các giải pháp -Hợp phần hỗ
    trợ phát triển nuôi thuỷ sản mặn lợ (SUMA) thuộc chương trình hố trợ phát
    triển ngành thuỷ sản (FSPS) -Bộ Thuỷ sản
    62
    13. Hà Xuân Thông, 2003. Đánh giá tác động của ngành Thuỷ sản tới nền kinh tế
    quốc dân -Đề tài cấp Bộ
    14. TS. Phạm Đình Trọng, 2005. Xây dựng hồ sơ các mô hình NTTS ở Việt Nam-Hợp phần hỗ trợ phát triển nuôi thuỷ sảnmặn lợ (SUMA) thuộc chương trình
    hỗ trợ phát triển ngành thuỷ sản (FSPS) -Bộ Thuỷ sản
    15. Phạm Văn Khánh, 2003, Đa dạng hoá canh tác (đối tượng, mùa vụ, hình
    thức) như là mô hình kinh doanh bền vững đối với nghề nuôi thuỷ sản, Tuyển
    tập nghề cá sông Cửu Long(số đặc biệt), Nhà xuất bản Nông nghiệp.
    16. Sở NN&PTNT Cà Mau 2020, Báo cáo tình hình chuyển đổi sang NTTS giai
    đoạn 2000-2005 -2010
    17. Sở NN&PTNT Cà Mau, 2011,Quy hoạch tổng thể phát triển nông lâm ngư
    nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2020
    18. Báo cáo đánh giá kết quảthực hiện Chương trình phát triển NTTS giai đoạn
    2001 -2010, Bộ NN&PTNT
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...