Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả kinh tế, tiềm năng giảm nhẹ và vai trò thích ứng với biến đổi khí hậu của một số m

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN

    Đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế, tiềm năng giảm nhẹ và vai trò thích
    ứng với biến đổi khí hậu của một số mô hình NLKH truyền thống tại huyện
    Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên” được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học,
    Ngành Lâm Nghiệp, khoá 21, năm học 2012 - 2014, trường Đại học Nông Lâm -
    Đại học Thái Nguyên.
    Trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được
    sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học và các
    thầy giáo, cô giáo thuộc Trường Đại học nông lâm Thái nguyên. Nhân dịp này cho
    tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
    Đặc biệt tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới TS. Hồ Ngọc Sơn - Khoa
    Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên với tư cách là những
    người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt quá
    trình thực hiện luận văn này.
    Tôi xin cảm ơn tổ chức FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
    Hiệp Quốc) đã hỗ trợ kinh phí cũng như phương pháp để tôi có cơ hội tham gia
    nghiên cứu và hoàn thành luận án một cách tốt nhất.
    Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ phòng Nông Nghiệp huyện, các cán bộ
    thuộc 3 xã Quài Nưa, Pú Nhung, Thị trấn, thuộc huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
    là địa bàn tác giả tham gia nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt
    quá trình học tập và thu thập số liệu ngoại nghiệp để hoàn thành luận văn này.
    Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân
    trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn
    thành luận văn.
    Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên bản luận
    văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được
    những ý kiến đóng góp của các các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để luận văn
    được hoàn thiện hơn.
    Xin chân thành cảm ơn!
    Tác giả

    Nguyễn Thị Thu Hằng

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH . viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH . viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Đặt vấn đề . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
    Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 4
    1.1. Tổng quan về Nông Lâm kết hợp 4
    1.1.1. Khái niệm NLKH 4
    1.1.2. Lợi ích của canh tác NLKH 6
    1.1.3. Tình hình NLKH trên thế giới 7
    1.1.4. Sự phát triển NLKH ở Việt Nam 11
    1.1.5. Sự phát triển NLKH ở Điện Biên 15
    1.2. Tổng quan về ứng phó với biến đổi khí hậu 17
    1.2.1. Biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Việt Nam . 17
    1.2.2. Ứng phó với BĐKH 18
    1.3. Mối quan hệ giữa NLKH và ứng phó với BĐKH 20
    1.3.1. NLKH và vai trò thích ứng với BĐKH . 20
    1.3.2. NLKH và tiềm năng giảm nhẹ BĐKH 22
    1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 24
    1.4.1. Đặc điểm tự nhiên . 24
    1.4.1.1. Vị trí địa lý . 24
    1.4.1.2. Địa hình 25
    1.4.2. Đặc điểm tài nguyên 25
    1.4.2.1. Quỹ đất đai . 25

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.4.2.2. Tài nguyên 28
    1.4.3. Khí hậu, thủy văn 28
    1.4.4. Đặc điểm kinh tế, xã hội . 31
    1.4.4.1. Dân số, đời sống và nguồn lao động 31
    1.4.4.2. Điều kiện về thị trường 32
    1.4.4.3. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp; các sản phẩm chủ lực . 32
    1.4.4.4. Về sản xuất Nông - Lâm nghiệp 33
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU . 35
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 35
    2.2. Địa điểm nghiên cứu 35
    2.3. Nội dung nghiên cứu 35
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 35
    2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu sơ cấp 35
    2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 36
    2.4.2.1. Tổng quan NLKH tại vùng nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô
    hình NLKH truyền thống 36
    2.4.2.2. Phương pháp chọn mô hình và hộ gia đình điển hình tiến hành
    nghiên cứu . 36
    2.4.2.3. Tiềm năng giảm nhẹ với biến đổi khí hậu của mô hình NLKH
    truyền thống 37
    2.4.2.4. Vai trò thích ứng với biến đổi khí hậu của mô hình NLKH 42
    2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu . 44
    2.4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình NLKH truyền thống 44
    2.4.3.2. Tiềm năng giảm nhẹ với biến đổi khí hậu của mô hình NLKH
    truyền thống 45
    2.4.3.3. Vai trò thích ứng với biến đổi khí hậu của mô hình NLKH 47
    2.4.3.4. Quy đổi thành lượng CO 2 đã được hấp thụ 48
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49
    3.1. Tình hình phát triển chung của các hệ thống NLKH tại huyện Tuần Giáo . 49
    3.1.1. Tình hình cơ bản của các hệ thống NLKH tại huyện Tuần Giáo 49

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.1.2. Sơ lược về các hệ thống NLKH truyền thống hiện có 50
    3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình NLKH truyền thống điển
    hình tại huyện Tuần Giáo 63
    3.3. Khả năng giảm nhẹ BĐKH của mô hình NLKH truyền thống tại Tuần Giáo. 67
    3.3.1. Lượng carbon tích lũy trong thành phần thực vật của mô hình NLKH
    truyền thống 68
    3.3.2. Lượng carbon tích lũy trong đất của các phương thức NLKH truyền thống 69
    3.3.3. Tổng lượng CO 2 hấp thụ của 2 phương thức canh tác NLKH truyền thống và
    giá trị thương mại 71
    3.4. Đánh giá vai trò của mô hình NLKH trong thích ứng với BĐKH . 73
    3.4.1. Khả năng đảm bảo an ninh lương thực . 74
    3.4.2. Khả năng duy trì độ phì, dinh dưỡng đất 75
    3.4.3. Khả năng giảm nhẹ rủi ro thiên tai 77
    3.4.4. Khả năng giữ nước và duy trì độ ẩm trong đất . 78
    3.5. Thuận lợi, khó khăn trong phát triển nông lâm nghiệp tại huyện Tuần
    Giáo, tỉnh Điện Biên . 80
    3.6. Đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm phát triển và mở rộng mô
    hình NLKH . 81
    3.6.1. Đối với cấp quản lý . 81
    3.6.2. Đối với hộ gia đình 83
    KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ . 87
    1. Kết luận . 87
    2. Tồn tại . 89
    3. Kiến nghị . 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. Tài liệu tiếng Việt
    II. Tài liệu tiếng Anh
    III. Website
    PHỤ LỤC

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


    FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations -
    Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.
    NLKH : Nông lâm kết hợp.
    KNK : Khí nhà kính.
    BĐKH : Biến đổi khí hậu.
    TSTN : Tái sinh tự nhiên.
    ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
    (viết tắt của cụm từ Official Development Assistance).
    SALT : Kỹ thuật canh tác trên đất dốc.
    UBND : Ủy ban nhân dân.
    CDM : Cơ chế phát triển sạch
    (viết tắt của cụm từ clean development machenism)
    RVAC : Rừng, vườn, chuồng, ruộng.
    VAC : Vườn, ao, chuồng.
    VR : Vườn, rừng.
    RVC : Rừng, vườn, chuồng.
    RVACRg : Rừng, vườn, ao, chuồng, ruộng.
    R-O : Rừng, ong.
    DT : Diện tích










    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tuần Giáo năm 2010 - 2013 . 26
    Bảng 1.2: Phân bố dân số, lao động và đời sống xã hội của huyện Tuần Gáo . 31
    Bảng 3.1: Các mô hình ở 3 xã Quài Nưa, Thị Trấn, Pú Nhung thuộc huyện
    Tuần Giáo . 52
    Bảng 3.2: Các dạng hệ thống NLKH truyền thống điển hình tại 3 xã Quài Nưa, 55
    Bảng 3.3: Tỷ lệ phân bố của các dạng hệ thống NLKH truyền thống và không thuộc
    NLKH truyền thống trong quá trình điều tra 57
    Bảng 3.4: Phân bố số hộ canh tác các dạng mô hình theo diện kinh tế hộ gia đình 63
    Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế của hệ thống NLKH và không thuộc hệ thống NLKH 64
    Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của ba dạng mô hình nghiên cứu 66
    Bảng 3.7: Tổng hợp sinh khối khô của các thành phần 67
    Bảng 3.8: Kết quả tổng hợp lượng carbon tích lũy trung bình trong thành phần thực
    vật ở các dạng mô hình điển hình điều tra 68
    Bảng 3.9: Kết quả tổng hợp lượng carbon tích lũy trong đất của 3 phương thức
    nghiên cứu 70
    Bảng 3.10: Kết quả tổng hợp lượng Carbon tích lũy và lượng CO 2 hấp thụ của 2
    phương thức NLKH truyền thống 71
    Bảng 3.11: Giá trị thương mại của 2 phương thức NLKH truyền thống 73
    Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế và lượng thóc quy đổi hàng năm của các dạng
    mô hình . 74
    Bảng 3.13. Bảng tổng hợp thành phần dinh dưỡng của các thành phần đất trong 2
    phương thức NLKH truyền thống nghiên cứu và 1 phương thức nông
    nghiệp tuần đối chứng 76
    Bảng 3.14: Phần trăm độ ẩm trong đất của các dạng mô hình nghiên cứu . 79

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 1.1. Biểu đồ biến thiên nhiệt độ trung bình trong 30 năm của huyện Tuần Giáo 29
    Hình 1.2: Biểu đồ biến thiên lượng mưa trung bình trong 30 năm của
    huyện Tuần Giáo 30
    Hình 1.3. Biểu đồ biến thiên của nhiệt độ, lượng mưa trung bình trong 30 năm của
    huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên . 30
    Hình 2.1: Lập các ô tiêu chuẩn, ô tiêu bản 38
    Hình 2.2: Băm nhỏ mẫu và cân mẫu đi phân tích . 40
    Hình 2.3: Lấy mẫu vật rơi rụng và thảm mục . 41
    Hình 2.4: Lấy và xử lý mẫu đất . 42
    Hình 3.1: Sơ đồ lát cắt hệ thống mô hình NLKH truyền thống
    R-AC-CAQ-Lúa nương 61
    Hình 3.2: Sơ đồ lát cắt hệ thống mô hình NLKH truyền thống R-AC-CAQ-
    Lúa nước . 62
    Hình 3.3: Sơ đồ lát cắt hệ thống mô hình nông nghiệp thuần C-CM . 62
    Hình 3.4: Biểu đồ tỷ lệ tích lũy Carbon trong các thành phần của mô hình NLKH
    truyền thống 72


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU

    1. Đặt vấn đề
    Hai thách thức lớn nhất của nhân loại hiện nay là an ninh lương thực và biến
    đổi khí hậu toàn cầu [3]. Ngành nông lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc
    giải quyết và giảm thiểu hai thách thức đó. Sản xuất nông lâm nghiệp, bao gồm cả
    phá rừng đưa vào khí quyển khoảng 18% lượng khí thải khí nhà kính chủ yếu là khí
    Mê-tan (NH 4 ) từ sản xuất lúa nước và chăn nuôi, khí NO từ sử dụng phân hóa học.
    Hiện nay chúng ta đang rất quan tâm tới nhưng phương thức canh tác vừa mang lại
    hiệu quả kinh tế vừa giảm thải được lượng khí nhà kính và vừa thích ứng với biến
    đổi khí hậu. Bảo Huy và nnk (2011) [8] đã khảng định “Phương thức canh tác nông
    lâm kết hợp (NLKH) được coi là phương thức canh tác vừa đảm bảo an ninh lương
    thực và giảm phát thải khí nhà kính”.
    Hệ thống nông lâm kết hợp mang lại lợi ích tạo nhiều thu nhập tăng thêm từ
    các nguồn khác nhau, tăng sản xuất lương thực, cải thiện cung cấp thức ăn cho người
    và gia súc; tăng cung cấp củi, đất đai được cải thiện khả năng sản xuất và cung cấp
    nước, cải thiện môi trường sống Các thành phần đa dạng được cung cấp, cho thu
    hoạch nhiều vào các thời điểm khác nhau trong năm, qua đó đảm bảo thu nhập và
    giảm nguy cơ mất mùa. Với những lợi ích này, nông lâm kết hợp có thể cải thiện
    cuộc sống của người nông dân, giúp xóa đói giảm nghèo, và duy trì sự ổn định sinh
    thái. Thêm vào đó nông lâm kết hợp có khả năng cao trong hấp thụ carbon bởi các
    loài thực vật, trong đó đáng kể nhất là thực vật thân gỗ sống lâu năm. Hệ thống nông
    lâm kết hợp làm giảm tính dễ bị tổn thương của nông dân và giúp họ thích nghi với
    điều kiện thay đổi ở quy mô nhỏ, thường đáp ứng được để trồng rừng, tái trồng rừng
    đủ điều kiện trong cơ chế phát triển sạch (CDM). Sự tương tác của các thành phần
    khác nhau của các hệ thống nông lâm kết hợp có thể giúp hấp thụ và cô lập carbon
    dioxide và các khí nhà kính khác từ khí quyển [7,8].
    Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhất do biến đổi khí hậu.
    Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (2008) đã xác định khu vực

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    miền núi phía Bắc, cùng với khu vực ven biển là khu vực bị tổn thương nhất Việt
    Nam. Đặc biệt miền núi phía Bắc nước ta chịu nhiều tác động của BĐKH như lũ lụt,
    lũ quét, hạn hán, rét đậm rét hại hàng năm gây ra thiệt hại rất lớn nhất là về nông
    lâm nghiệp cộng thêm địa hình chia cắt nên việc canh tác nông lâm nghiệp sao cho
    đạt hiệu quả nhất còn gặp nhiều khó khăn. Tại vùng núi phía Bắc, các kiểu hình
    canh tác NLKH xuất hiện từ xa xưa, truyền từ đời này sang đời khác với các loại
    cây, con bản địa đã và đang được người dân địa phương áp dụng phần nào thể hiện
    được sự hiệu quả và tính thích nghi cao.
    Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam, đây là một
    tỉnh mà người dân chủ yếu sống bằng nguồn thu từ nông lâm nghiệp. Từ xưa người
    dân ở đây đã biết canh tác theo các phương thức NLKH truyền thống trên những
    vùng đất dốc của họ, vì vậy nơi đây có nhiều mô hình NLKH truyền thống điển
    hình đem lại lợi ích kinh tế và có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ tài nguyên đất,
    bảo vệ môi trường sống.
    Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá được hiệu quả của các
    phương thức canh tác nông lâm kết hợp truyền thống đó trên các lĩnh vực đảm bảo an
    ninh lương thực, tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính và vai trò thích ứng với BĐKH.
    Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Đánh giá hiệu
    quả kinh tế, tiềm năng giảm nhẹ và vai trò thích ứng với biến đổi khí hậu của
    một số mô hình NLKH truyền thống tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    + Mục tiêu chung:
    Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế và tiềm năng giảm nhẹ, và vai trò thích ứng
    với biến đổi khí hậu của một số mô hình nông lâm kết hợp truyền thống hiện đang
    được áp dụng tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
    + Mục tiêu cụ thể:
    - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình NLKH truyền thống.
    - Đánh giá được tiềm năng giảm nhẹ biến đổi khí hậu của mô hình NLKH
    truyền thống.

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    - Xác định được vai trò thích ứng với biến đổi khí hậu của mô hình NLKH
    truyền thống.
    - Bước đầu đề xuất một số giải pháp để phát triển và nhân rộng các mô hình
    NLKH truyền thống trong vùng nghiên cứu và các vùng lân cận.
    3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
    - Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học:
    Kết quả đề tài góp phần làm sáng tỏ vai trò cộng hưởng của mô hình NLKH
    truyền thống, đó là vai trò cải thiện sinh kế (hiệu quả kinh tế), giảm nhẹ và thích
    ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
    - Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất:
    Đề tài đã phân tích và đề xuất được các giải pháp có tính thực tiễn nhằm
    thúc đẩy sự phát triển của NLKH tại tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Tuần
    Giáo nói riêng.
     
Đang tải...