Luận Văn Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ – Thanh Trì – Hà Nội

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I. Đặt vấn đề

    I.1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân. Thì sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu quan trọng. Trong nông nghiệp trồng trọt là một trong 2 ngành chủ yếu đó là cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến. Giai đoạn 1991 – 2000 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,4% (mục tiêu đề ra là 4,0 – 4,2%). Sản lượng lương thực bình quân của người dân từ 330kg năm 1990 lên 435 kg năm 2000. Nếu 1997 theo giá trị hiện hành giá trị sản xuất nông nghiệp mới đạt 98852,3 tỷ đồng thì năm 2000 đạt 125384,4 tỷ đồng [7], trong đó trồng trọt chiếm khoảng 76% – 79,5%. Năm 1997 giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 74492,5 tỷ đồng, đến năm 2000 đạt 86860 tỷ đồng [8].
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung ngành trồng trọt cũng từng bước phát triển rất phong phú, đa dạng về quy mô, lực lượng sản xuất và đã áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chia thành nhiều ngành sản xuất khác nhau. Mỗi một ngành đều có vai trò, vị trí nhất định trong nền sản xuất không ngành phủ nhận ngành nào.
    ở nước ta có lợi thế là khí hậu nhiệt đới gió mùa, về sinh học quỹ gen dồi dào nên sản xuất rau ở nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển. Đã và đang trở thành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp góp phần quan trọng vì mục tiêu công nghiệp hoá – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo định hướng mà Đại hội Đảng toàn quốc lần IX đã đề ra. Xuất phát từ chiến lược đó, Bộ nông nghiệp và PTNT đã xây dựng dự án sản xuất rau quả, hoa, cây cảnh thời kỳ 2001 – 2010 với mục tiêu cải thiện đời sống người dân nông thôn và tạo ra khối lượng lớn hàng hoá xuất khẩu.
    Ngành sản xuất rau được cả nước quan tâm vì rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của con người. Đặc biệt là khi lương thực và các thức ăn giàu đạm được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng của rau lại càng tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ mà tục ngữ Việt Nam có câu “Cơm khôgn rau như đau không thuốc”.
    Mặt khác đối với người sản xuất rau là cây trồng ngắn ngày, từng được nhiều vụ trong năm nên tăng hệ số sử dụng đất, tạo công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.
    Để cho cơ thể con người hoạt động bình thường theo các nhà dinh dưỡng học cho rằng cần cung cấp 2300 – 2500 kcal/ngày. Trong đó phải có 250 – 300 gam rau/ngày tương đương với 7,5 – 9kg/người/tháng. Hay 90 – 108 kg rau/ người/năm [1].
    ở nước ta hiện nay, dân số có khoảng hơn 80 triệu người thì cần phải có 7200 – 8640 nghìn tấn rau. Năm 2002 sản xuất rau mới đạt 6956,4 nghìn/tấn rau các loại. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu rau ở trong nước cũng như hướng tới xuất khẩu thì cần phải có sự đóng góp đầy đủ từ người sản xuất rau cũng như các cơ quan hữu trách.
    Những năm gần đây, nước ta cảnh báo về ngộ độc thực phẩm trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Theo số liệu chưa đầy đủ của Bộ y tế năm 2000 – 2001 có 440 ca ngộ độc thực phẩm với hơn 8000 người bị và 122 người bị chết [20] thêm vào đó đời sống của nhân dân ngày càng tăng nhu cầu sử dụng rau an toàn là rất chính đáng và vô cùng cần thiết.
    Xuất phát từ thực tế, năm 1994 thành phố Hà Nội đã triển khai chương trình sản xuất rau an toàn. Từ đó đến nay vẫn được duy trì và phát triển. Thành phố quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tại các huyện ngoại thành, Thanh Trì cũng là một trong những huyện được quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn. Yên Mỹ là huyện Thanh Trì có nhiều lợi thế và tiềm năng nên năm 1996 đã bắt đầu sản xuất rau an toàn theo quy trình của thành phố Hà Nội. Những năm qua sản lượng rau hàng hoá của xã đạt khoảng 2000 tấn – 2500 tấn. Rau sản xuất ra được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Hà Nội. Giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân những năm gần đây đạt 4,5 – 5 tỷ đồng. Mặc dù, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ làm cho người nông dân phấn khởi, tin tưởng vào cái mới song vẫn còn nhiều tồn tại trong vấn đề sản xuất rau an toàn: Đó là người nông dân chưa thực sự chủ động trong việc sản xuất, ruộng đất vẫn còn manh mún chưa tập trung đó là những khó khăn cho người dân trong việc đầu tư thâm canh, chăm bón. Quy trình sản xuất rau an toàn đôi khi không tuân thủ triệt để nên ảnh hưởng đến việc tiêu thụ làm người tiêu dùng giảm độ tin cậy. Từ những hạn chế đó làm cho hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ giảm đi cả về số lượng cũng như chất lượng.
    Từ đó, để góp phần phát huy những tiềm năng, lợi thế và khắc phục những hạn chế trong sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn của xã, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài.
    Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ – Thanh Trì – Hà Nội“.
    I.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    I.2.1. Mục tiêu chung.
    Bám sát cơ sở để nắm bắt tình hình sản xuất rau an toàn, từ đó đưa ra những giải pháp về kinh tế, kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn cho các hộ nông dân ở xã Yên Mỹ.
    I.2.2. Mục tiêu cụ thể.
    - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về sản xuất rau an toàn và hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn.
    - Phản ánh thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã Yên Mỹ.
    - Nhận xét, đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn ở xã, từ đó tìm ra những tồn tại, khó khăn của việc sản xuất rau an toàn.
    - Đề ra định hướng và một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ.

    I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    I.3.1. Đối tượng nghiên cứu.
    - Hộ nông dân sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ. Căn cứ vào tình hình để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn.
    I.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi nội dung:
    Một số loại rau chủ yếu là súplơ, su hào, cà chua, cải bắp, cải thảo. Tình hình sản xuất, tiêu thụ, hiệu quả của các loại rau.
    - Phạm vi về không gian: không gian mà đề tài nghiên cứu là xã Yên Mỹ – Thanh Trì – Hà Nội.
    - Phạm vi về thời gian:
    Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ ngày 8/2/2004 – 25/6/2004.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...