Thạc Sĩ đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện văn chấn - yên bái

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Lan Chip, 13/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

    Cây chè là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và Á nhiệt đới, sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, cây chè đã được trồng ở cả những nơi khá xa với nguyên sản của nó. Trên thế giới, cây chè phân bố từ 42 vĩ độ Bắc đến 27 vĩ độ Nam và tập trung chủ yếu ở khu vực từ 16 vĩ độ Bắc đến 20 vĩ độ Nam [5].
    Chè là cây công nghiệp dài ngày, được trồng khá phổ biến trên thế giới, tiêu biểu là một số quốc gia thuộc khu vực Châu á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam . Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cafê, ca cao, có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, chữa được một số bệnh đường ruột [4]. Một giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống phóng xạ, điều này đã được các nhà khoa học Nhật bản thông báo qua việc chứng minh chè có tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm, qua việc giám sát thống kê nhận thấy nhân dân ở một vùng ngoại thành Hirôsima có trồng nhiều chè, thường xuyên uống nước chè, vì vậy rất ít bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng chung quanh không có chè [17]. Chính vì các đặc tính ưu việt trên, chè đã trở thành một sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới. Hiện nay, trên thế giới có 58 nước trồng chè, trong đó có 30 nước trồng chè chủ yếu, 115 nước sử dụng chè làm đồ uống, nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới ngày càng tăng. Đây chính là lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển [5].
    Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè phát triển. Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu, cây chè cho
    năng suất sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế, tạo việc làm cũng

    như thu nhập hàng năm cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, thì cây chè đang được coi là một cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du miền núi.
    Yên Bái là một tỉnh miền núi sản xuất nông lâm nghiệp là chính. Trong sản xuất nông nghiệp thì cây chè là một cây trồng truyền thống và được xác định là một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh Yên Bái. Cây chè đã giải quyết việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, đã góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, giải quyết nguyên liệu cho các cơ sở chế biến của tỉnh, đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
    Hiện nay, Yên Bái có 12.516 ha chè, được trồng tập trung chủ yếu ở huyện Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình, Mù Cang Chải . Trong đó, có 10.671 ha chè kinh doanh với năng suất bình quân 65,6 tạ chè búp tươi/ha (tương đương với 14,6 tạ chè búp khô/ha) đã tạo ra giá trị sản xuất trên 1 ha khoảng
    30 triệu đồng/năm [3].

    Tuy nhiên, so với tiềm năng của địa phương, thì việc sản xuất, chế biến kinh doanh chè còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém. Nghị quyết Đại hội XVI tỉnh Đảng bộ Yên Bái tháng 12/2005 đã chỉ rõ những yếu kém là: "Chậm phát hiện, thiếu giải pháp kiên quyết, đồng thời để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong chương trình trồng, chăm sóc, chế biến, tiêu thụ chè. Lúng túng và chậm cải tạo, thay thế chè già cỗi ở vùng thấp, và khắc phục yếu kém trong trồng, chăm sóc chè vùng cao".
    Văn Chấn là một trong những huyện trọng điểm chè của tỉnh, có diện tích trồng chè lớn nhất trong tỉnh là 4.171 ha. Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế của huyện thì cây chè là cây cho thu nhập tương đối cao và ổn định so với các cây trồng khác Vậy tại sao diện tích trồng chè chưa được mở rộng

    như tiềm năng đất đai vốn có, tại sao năng suất, chất lượng và giá cả chè của huyện còn thấp so với tiềm năng thế mạnh của vùng. Mặt khác phương thức sản xuất của người dân còn mang tính nhỏ lẻ thủ công, dựa vào kinh nghiệm là chính. Việc sử dụng phân bón chưa hiệu quả, cơ cấu giống còn nghèo nàn chủ yếu là giống chè trồng bằng hạt năng suất, chất lượng còn thấp, nhiều vùng trong huyện chè ngày một xuống cấp đang rất cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền có liên quan.
    Trước những thực tế đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực trạng, thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất - chế biến - tiêu thụ chè của vùng, vì vậy
    Việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái” sẽ góp phần giải quyết các vấn đề trên.

    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU . 1

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

    2.1. Mục tiêu chung 3

    2.2. Mục tiêu cụ thể 3

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

    3.1. Đối tượng nghiên cứu 4

    3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

    3.2.1. Không gian nghiên cứu 4

    3.2.2. Thời gian nghiên cứu .4

    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .5

    1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè 5

    1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế .13

    1.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài .20

    1.2. Phương pháp nghiên cứu .37

    1.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 37

    1.2.2. Phương pháp luận nghiên cứu 37

    1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 40

    Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ HUYỆN VĂN CHẤN - YÊN BÁI 44
    2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 44

    2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 44

    2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn 51




    2.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2007 .57

    2.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện Văn Chấn .61
    2.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè huyện Văn Chấn 63

    2.2.1. Tình hình chung về sản xuất chè của huyện Văn Chấn .63

    2.2.2. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu .67

    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ CHO HUYỆN VĂN CHẤN YÊN BÁI .84
    3.1. Phương hướng phát triển chè cho huyện Văn Chấn .84

    3.1.1. Một số quan điểm phát triển 84

    3.1.2. Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất chè của huyện Văn Chấn 86

    3.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản

    xuất chè cho huyện Văn Chấn, Yên Bái 87

    3.2.1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương 87

    3.2.2. Nhóm giải pháp đối với nông hộ 93

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 97

    1. Kết luận 97

    2. Đề nghị .98

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

    [charge=450]http://up.4share.vn/f/2d1c14191f1f141a/LV_08_KT_NN_LLB.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...