Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Cây chè là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và Á nhiệt đới, sinh trưởng,
    phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Tuy nhiên , nhờ sự phát
    triển của khoa học kĩ thuật , cây chè đã được trồng ở cả những nơi khá xa với
    nguyên sản của nó. Trên thế giới, cây chè phân bố từ 42 vĩ độ Bắc đến 27 vĩ
    độ Nam và tập trung chủ yếu ở khu vực từ 16 vĩ độ Bắc đến 20 vĩ độ Nam.
    Chè là cây công nghiệp dài ngày, được trồng khá phổ biến trên thế giới,
    tiêu biểu là một số quốc gia thuộc khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Nhật
    Bản, Việt Nam . Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cafê, ca cao, có tác
    dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt
    động của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, chữa được một số bệnh đường ruột. Một
    giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống phóng xạ ,
    điều này đã được các nhà khoa học Nhật bản thông báo qua việc chứng minh
    chè có tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ rất
    nguy hiểm, qua việc giám sát thống kê nhận thấy nhân dân ở một vùng ngoại
    thành Hirôsima có trồng nhiều chè, thường xuyên uống nước chè , vì vậy rất ít
    bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng chung quanh không có chè. Chính vì các đặc
    tính ưu việt trên , chè đã trở thành một sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn
    thế giới. Hiện nay, trên thế giới có 70 nước trồng chè, trong đó có 30 nước
    trồng chè chủ yếu, 115 nước sử dụng chè làm đồ uống, nhu cầu tiêu thụ chè
    trên thế giới ngày càng tăng. Đây chính là lợi thế tạo điều kiện ch o việc sản
    xuất chè ngày càng phát triển [5].
    Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho
    cây chè phát triển. Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu , cây chè cho
    năng suất sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế, tạo việc làm cũng
    như thu nhập hàng năm cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và
    2
    miền núi. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm
    đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, thì cây chè đang
    được coi là một cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du
    miền núi.
    Thái Nguyên là một tỉnh miền núi sản xuất nông lâm nghiệp là chính.
    Trong sản xuất nông nghiệp thì cây chè là một cây trồng truyền thống và được
    xác định là một trong những cây trồng mũi nhọn củ a tỉnh Thái Nguyên.
    Thương hiệu chè Thái Nguyên đã trở nên nổi tiếng không những trong nước
    mà cả trên toàn thế giới. Cây chè đã giải quyết việc làm ổn định cho hàng vạn
    lao động, đã góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, giải quyết
    nguyên liệu cho các cơ sở chế biến của tỉnh , đồng thời đóng góp tích cực vào
    tăng trưởng kinh tế của địa phương.
    Huyện Đại Từ hiện có khoảng 5.200 ha chè, trong đó, diện tích chè kinh
    doanh là 4.900 ha, năng suất đạt 99 tạ/ha, sản lượng gần 50 nghìn tấn. Để xây
    dựng vùng sản xuất chè chất lượng cao với diện tích khoảng 1.000 ha, huyện
    đã chỉ đạo trồng mới, trồng lại 779,6 ha bằng các giống chè có năng suất, chất
    lượng cao như LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, TRI777, Bát Tiên . nâng
    tổng diện tích trồng chè bằng giống mới của huyện đạt 1.304,6 ha. Đồng thời,
    huyện cũng chỉ đạo thâm canh 4.899 ha, cải tạo 1.756 ha, trong đó tập trung
    vào một số vùng sản xuất chè chất lượng cao tại các xã La Bằng, Phú Thịnh,
    Hùng Sơn . Nhờ vậy, tổng diện tích chè thâm canh chất lượng cao của huyện
    đến nay đạt 1.200 ha. Một số sản phẩm chè chất lượng cao đã được khẳng
    định trên thị trường và có giá trị sản phẩm cao gấp 3 -4 lần giá trị chè thương
    phẩm đại trà, giá trị thu nhập bình quân đạt trên 100 triệu đồng/ha chè chất
    lượng cao, đặc biệt có một số vùng chè như La Bằng, Khuôn Gà (Hùng Sơn),
    Làng Thượng (Phú Thịnh) . có giá trị thu nhập bình quân đạt trên 150 triệu
    đồng/ha. Với diện tích 1.200 ha chè chất lượng cao, hàng năm sản lượng chè
    3
    búp khô trên địa bàn huyện đạt trên 2.700 tấn, chi ếm 18,3% tổng sản lượng
    chè búp khô toàn huyện [3].
    Trong những năm qua sản xuất chè của huyện đã có những bước phát
    triển song so với tiềm năng của địa phương, thì việc sản xuất, chế biến kinh
    doanh chè còn bộc lộ nhiều tồn tại cần xem xét giải quyết. Vậy, thực trạng
    phát triển sản xuất chè của huyện Đại Từ như thế nào? Có những yếu tố,
    nguyên nhân chủ yếu nào ảnh hưởng? Cần có những phương hướng và giải
    pháp kinh tế chủ yếu nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè huyện
    Đại Từ?
    Trước những thực tế đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực trạng,
    thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất - chế
    biến - tiêu thụ chè của vùng. Việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả
    kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh
    Thái Nguyên” sẽ góp phần giải quyết các vấn đề trên.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu chung
    Đánh giá được đầy đủ, chính xác hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông
    dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển
    sản xuất chè, nâng cao thu nhập và đời sống cho hộ nông dân, góp phần thực
    hiện chiến lược phát triển kinh tế của huyện theo hướng đa dạng hoá sản
    phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội bộ, tăng sản lượng hàng hoá đáp ứng
    yêu cầu của thị trường.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về sản xuất chè và hiệu quả kinh tế
    nói chung, của cây chè nói riêng trong phát triển sản xuất kinh doanh.
    - Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở huyện
    Đại Từ tỉnh Thái Nguyên thông qua hộ chuyên sản xuất chè với sự đầu tư
    nhiều hơn về vốn, lao động, diện tích chè Đồng thời chỉ ra những ưu điểm
    và hạn chế về mặt hiệu quả sản xuất chè.
    4
    - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp kinh tế chủ yếu, nhằm nâng
    cao hiệu quả kinh tế của cây chè.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế có liên quan đến quá
    trình sản xuất, kinh doanh chè của các hộ nông dân ở các xã: La Bằng, Tân Linh,
    Hùng Sơn thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3.2.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
    3.2.2. Phạm vị về thời gian nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp là số li ệu hộ thực hiện
    trong năm 2009, các số liệu thứ cấp là số li ệu của giai đoạn 2007 - 2009.
    3.2.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
    Nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân
    trên địa bàn huyện Đại Từ.
    4. Bố cục của luận văn
    Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
    Chương 2: Thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất chè
    huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả
    kinh tế sản xuất chè tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...