Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
    MÔ tả bị lỗi font vài chữ, file tài liệu thì bình thường

    Mục lục
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu vi
    Danh mục các bảng vii
    Danh mục các biểu đồ ix
    1. Mở đầu 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy
    sản ở hộ nông dân 5
    2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân 5
    2.2 Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quảkinh tế nuôi trồng
    thủy sản ở hộ nông dân 8
    2.3 Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ
    nông dân 10
    2.4 Đặc điểm hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân 13
    2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản 17
    2.6 Tình hình hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở một số nước và Việt Nam 23
    2.7 Những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy
    sản ở hộ nông dân 29
    3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 31
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 36
    4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 45
    4.1 Thực trạng phát triển nuôi thuỷ sản huyện Tiên Du 45
    4.1.1 Tình hình sử dụng diện tích mặt nước cho nuôitrồng thuỷ sản của huyện 45
    4.1.2 Tình hình nuôi thuỷ sản của huyện Tiên Du 48
    4.2 Hiệu quả kinh tế nuôi thuỷ sản ở các hộ nông dân huyện Tiên Du 60
    4.2.1 Hiệu quả kinh tế nuôi thuỷ sản ở các hộ nông dân huyện Tiên Du theo
    các mô hình nuôi 61
    4.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi thuỷ sản của các hộ nông dân huyện
    Tiên Du theo quy mô diện tích 96
    4.2.3 Hiệu quả kinh tế nuôi thuỷ sản của các hộ nông dân huyện Tiên Du
    theo mức độ đầu tư 103
    4.3 So sánh hiệu quả NTTS với hiệu quả trồng lúa trên ruộng trũng 107
    4.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nuôi thuỷ sản của các hộ 110
    4.4.1 Trình độ kiến thức của nông hộ 110
    4.4.2 Phương thức nuôi và loài nuôi 113
    4.4.3 Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của nông hộ 114
    4.4.4 ảnh hưởng của giống 116
    4.4.5 Thức ăn 116
    4.4.6 Quy mô diện tích nuôi 117
    4.4.7 Môi trường ao nuôi 118
    4.4.8 Vốn 120
    4.4.9 Thị trường tiêu thụ 120
    4.5 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản ở các hộ nông
    dân huyện Tiên Du 121
    4.5.1 Biện pháp nâng cao trình độ kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
    và tổ chức quản lý sản xuất của các nông hộ 122
    4.5.2 Biện pháp lựa chọn phương thức nuôi và loài nuôi cho hiệu quả kinh tế cao 123
    4.5.3 Biện pháp về giống 123
    4.5.4 Biện pháp về thức ăn cho nuôi thủy sản 123
    4.5.5 Biện pháp về môi trường ao nuôi 124
    4.5.6 Biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn và tiết kiệm chi phí 125
    4.5.7 Biện pháp tiêu thụ sản phẩm 126
    5. Kết luận và khuyến nghị 128
    5.1 Kết luận 128
    5.2 Khuyến nghị 130
    Tài liệu tham khảo 132
    Phụ lục 136

    1.Mở đầu
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi trồng thủy
    sản phát triển và cũng là nước có lịch sử nuôi trồng thủy sản lâu đời. Trải qua hàng
    ngàn năm lịch sử cho đến nay nuôi trồng thủy sản đ1trở thành một bộ phận quan
    trọng đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân. Nuôi trồng thủy sản đ1 trở
    thành một hoạt động sản xuất chủ yếu đối với rất nhiều ngư dân ở Việt Nam. Nuôi
    trồng thủy sản không những là nhân tố đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển
    nông nghiệp nông thôn mà còn đóng một số vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc
    dân, cung cấp thực phẩm hàng ngày cho nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho các
    ngành công nghiệp chế biến, ngành y, góp phần tăng tích lũy vốn, xuất khẩu thu về
    ngoại tệ cho nhà nước, tạo việc làm cho người lao động, góp phần vào công cuộc
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Với hơn 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và eo vịnh, 112cửa sông, lạch, hàng
    ngàn đảo lớn nhỏ ven biển, hàng triệu ha vùng triều, lại thêm hệ thống sông, ngòi,
    kênh rạch chằng chịt cùng với các ao hồ tự nhiên, hồ thủy lợi, thủy điện, có khả
    năng nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa còn có hàng triệuha ruộng trũng nếu chuyển đổi
    sang nuôi trồng thủy sản sẽ có hiệu quả cao hơn so với trồng lúa. Tiềm năng đó cho
    phép nước ta phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Trong 15 năm gần đây (1999-
    2005) diện tích nuôi trồng thủy sản đ1 phát triển cả ba vùng nước: lợ, mặn, ngọt,
    đang mở rộng ở nước lợ và vươn ra biển, với tốc độ nhanh bình quân khoảng 4- 5 %
    năm [5]. Trong nuôi trồng thủy sản, đối tượng nuôi phong phú, hình thức nuôi đa
    dạng. Nhiều giống loài thủy sản nuôi có giá trị kinh tế cao. Nhiều hình thức nuôi
    như bán thâm canh, thâm canh xuất hiện đ1 trở thànhmô hình sản xuất tiên tiến, đ1
    và đang được mở rộng trong cả nước. Trong những nămqua, phát triển nuôi trồng
    thủy sản đ1 được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Sự quan tâm đó đ1 được
    thể hiện trong nội dung các văn kiện Đại hội Đảng, các quyết định của Chính Phủ,
    Bộ, các Ngành và thực tiễn phát triển của nghề nuôitrồng thủy sản. Đảng cộng sản
    Việt Nam (2001) đ1 nhấn mạnh: “Huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa
    nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới. Trong đó, phát huy lợi
    thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu
    vực. Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nước ngọt,nước lợ, mặn, nhất là nuôi tôm
    theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường” [ 15]. Trong quyết định
    phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định
    hướng đến năm 2020 của Thủ tướng Chính Phủ, quan điểm phát triển là: “Phát triển
    ngành thuỷ sản thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng và
    khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
    ngày càng tăng trong nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục giữ vững là
    ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có tỷ trọng GDPđáng kể trong các ngành
    nông, lâm, ngư nghiệp trong các năm tới. Phát triểnngành thủy sản nhanh và bền
    vững trên cơ sở khai thác, sử dụng tốt mọi tiềm năng về đất đai, mặt nước và lao
    động, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học
    - công nghệ sản xuất; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh
    doanh, có cơ cấu hợp lý giữa khai thác với nuôi trồng, gắn sản xuất với chế biến,
    tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái ” [33].
    Thực tiễn những năm qua, ngành thuỷ sản đ1 góp phần đáng kể vào việc tăng
    trưởng kinh tế của đất nước, đ1 tạo ra nhiều công ăn, việc làm tăng thu nhập cho
    nhiều người dân và mở ra hướng làm ăn đầy triển vọng góp phần xoá đói, giảm
    nghèo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, phát triển nuôi
    trồng thủy sản đ1 trở thành nhu cầu bức thiết của cả nước nói chung và cảu các địa
    phương nói riêng nhằm tăng thu nhập trên một đơn vịdiện tích canh tác,cải thiện
    cuộ sống và làm giàu cho nhân dân.
    Tiên Du là một huyện của tỉnh Bắc Ninh, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ,
    có một tiềm năng lớn về diện tích mặt nước và diện tích ruộng trũng trồng lúa một
    vụ, có năng suất thấp, có thể chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Đây là điều kiện phát
    triển nuôi trồng thuỷ sản. Trong những năm qua, đặc biệt từ khi có chính sách
    chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, huyện Tiên Du được đánh giá là một trong
    những địa phương đi đầu của tỉnh Bắc Ninh trong việc thực hiện các giải pháp lớn
    như: quy hoạch vùng sản xuất; hỗ trợ đất đai, vốn, đưa công nghệ mới vào sản xuất,
    góp phần giúp bà con đầu tư, khai thác hiệu quả diện tích nuôi trồng thủy sản, phát
    triển nuôi thuỷ sản theo hướng hàng hoá với mục tiêu tăng giá trị lên 2 - 4 lần so với
    độc canh cây lúa. Đến năm 2009, toàn huyện đ1 có trên 500 ha diện tích mặt nước,
    trong đó trên 390 ha ruộng trũng được chuyển đổi sang nuôi thả cá các loại, có 78
    ha nằm trong các dự án đ1 được phê duyệt, tạo ra nhiều vùng sản xuất thuỷ sản tập
    trung, có giá trị kinh tế cao, thu hút nhiều lao động nông thôn. Nhiều hộ có diện tích
    nuôi thả lớn, đạt thu nhập 60 - 100 triệu đồng/năm [27].
    Cho đến nay, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vẫn phát triển, đặc biệt ở
    các x1 có nhiều diện tích đất trũng, hiệu quả trồnglúa thấp. ở các hình thức nuôi
    trồng thủy sản, với sự đầu tư cũng như trình độ thâm canh khác nhau, hiệu quả nuôi
    trồng khác nhau. Do vậy vấn đề đặt ra là thực trạngNTTS ở các hộ nông dân huyện
    Tiên Du đang diễn ra như thế nào? Hiệu quả ra sao? Những nhân tố nào ảnh hưởng
    đến hiệu quả NTTS? Nên lựa chọn mô hình nuôi thuỷ sản nào, ở qui mô nào thì có
    hiệu quả? Biện pháp nào cần tác động để nâng cao hiệu quả kinh tế của nuôi thuỷ
    sản? Đây là những vấn đề được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đoàn thể và các hộ
    nông dân nuôi trồng thủy sản hết sức quan tâm.
    Để góp phần nhỏ của mình vào việc phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản của
    huyện Tiên Du. Được sự nhất trí của Khoa kinh tế, Viện đào tạo sauđại học Trường
    Đại học nông nghiệp Hà Nội và giáo viên hướng dẫn, tôi lựa chọn đề tài: "Đánh giá
    hiệu quả kinh tế nuôi thuỷ sản ở các hộ nông dân huyện Tiên Du - tỉnh Bắc
    Ninh"làm luận văn thạc sĩ kinh tế.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    * Mục tiêu chung
    Đánh giá đúng hiệu quả kinh tế nuôi thuỷ sản ở cáchộ nông dân huyện Tiên
    Du, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi
    trồng thuỷ sản ở các hộ trên địa bàn huyện.
    * Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễnvề hiệu quả kinh tế trong
    nuôi trồng thuỷ sản ở các hộ nông dân.
    - Tìm hiểu thực trạng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của huyện Tiên Du
    trong những năm qua.
    - Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế và xác định những nhân tố ảnh hưởng
    đến hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản ở các hộ nông dân của huyện Tiên Du, tỉnh
    Bắc Ninh.
    - Đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi
    trồng thuỷ sản ở các hộ nông dân huyện Tiên Du trong các năm tới.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    - Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - kỹ thuật liên quan đến các phương thức
    nuôi trồng thủy sản và hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
    Ninh.
    - Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân đang nuôi trồng thủy sản, ở các x1
    của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản ở các hộ nông
    dân theo các phương thức nuôi, quy mô diện tích nuôi và mức độ đầu tư trong vùng
    nghiên cứu.
    - Về không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Du,
    tỉnh Bắc Ninh.
    - Về thời gian: nghiên cứu thực trạng phát triển nuôi thuỷ sản tại huyện Tiên
    Du qua các năm 2007 - 2009, kết quả nuôi trồng thủysản của các hộ năm 2009. Từ
    đó đưa ra một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi thuỷ sản
    của vùng này trong thời gian tiếp theo.

    2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả
    kinh tế nuôi trồng thủy sản ở hộ nông dân
    2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân
    Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đang quá độ sang sản xuất hàng hóa.
    Trong kinh tế hộ [22], nông dân là chủ thể sản xuấtđồng thời là chủ thể lợi ích, các
    thành viên trong hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản
    thân và gia đình mình, nên đ1 tạo ra động lực thúc đẩy nền nông nghiệp chuyển sang
    sản xuất hàng hóa. Kinh tế hộ nông dân NTTS là hìnhthức tổ chức sản xuất NTTS
    trong nông nghiệp nông thôn của nước ta [43]. Vì vậy, việc nghiên cứu hiệu quả
    kinh tế NTTS của hộ nông dân là nghiên cứu hiệu quảkinh tế của hình thức tổ
    chức sản xuất NTTS trong nông nghiệp. Việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh
    tế NTTS của hộ nông dân là nghiên cứu đánh giá nó một cách đúng đắn có ý
    nghĩa quan trọng để chúng ta xem xét vai trò và tácdụng của kinh tế NTTS đối
    với việc phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn nói riêng và phát triển kinh
    tế Việt Nam nói chung. Muốn đánh giá đúng hiệu quả kinh tế NTTS của hộ nông
    dân một cách toàn diện, chúng ta không căn cứ vào một chỉ tiêu nào đó mà cần
    phải thiết lập một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế NTTS cho phù hợp
    với đặc điểm NTTS của hộ. Từ quan điểm đó, để đánh giá hiệu quả kinh tế NTTS
    của hộ nông dân, theo tôi cần đánh giá trên các góc độ sau:
    Kết quả sản xuất kinh doanh NTTS của hộ nông dân lànhững gì thu được sau
    một quá trình sản xuất kinh doanh NTTS (thường tínhlà một năm), đó là sản lượng
    sản phẩm thủy sản nuôi trồng, giá trị sản xuất, thunhập mà các hộ thu được sau khi
    sử dụng các nguồn lực của mình như đất đai, mặt nước, lao động, tiền vốn hay nói
    cách khác là chi phí sản xuất. Kết quả cao hay thấp, một mặt phụ thuộc nhiều đến
    chất lượng nguồn lực như độ màu mỡ, pH của môi trường nuôi . còn phụ thuộc vào
    nhiều yếu tố khác như trình độ sử dụng các nguồn lực, sự hiểu biết kỹ thuật NTTS,
    khả năng tổ chức sản xuất, kinh nghiệm, v.v . của chủ hộ.
    Trong điều kiện nguồn lực để NTTS có hạn của hộ nông dân, vấn đề đặt ra
    là làm sao sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm, mang lại kết quả cao hơn

    Tài liệu tham khảo
    1.
    Bộ Thuỷ sản (1998), "Vài nét về nghề cá các nước ASEAN", Tạp chí thủy
    sản số 6/1998.
    2.
    Bộ Thuỷ sản (2001), Báo cáo kết quả điều tra cơ bản về tiềm năng, hiện
    trạng, định hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thủy
    sản, Hà Nội.
    3.
    Bộ Thuỷ sản (2001), Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững góp phần xoá
    đói giảm nghèo - Chiến lược và biện pháp triển khai, NXB Nông nghiệp, Hà
    Nội.
    4.
    Bộ Thủy sản (2003),Báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 2002, Hà Nội.
    5.
    Bộ Thủy sản(2005), Đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển nuôi
    trồng thủy sản giai đoạn 2000 - 2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010,
    Hà Nội.
    6.
    Bộ Thủy sản (2006), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát
    triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến
    năm 2010, Hà Nội
    7. Cát Quang Hoa (2005), Quản lý kinh doanh các xí nghiệp nuôi trồng thủy
    sản, (Hà Thị Thu Huyền dịch), Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh
    8. Mai Ngọc Cường (1996), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê, Hà
    Nội.
    9. Chi cục thủy sản Bắc Giang (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động nuôi trồng
    thủy sản của tỉnh Bắc Giang năm 2009, Bắc Giang.
    10. Chi cục thủy sản Bắc Ninh (2009), Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm
    2009- tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh.
    11. Chính phủ (2000),Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về Kinh tế trang trại, Hà Nội.
    12. Cục nuôi trồng thủy sản-Bộ NN và PTNT (2009), Phát triển nuôi trồng thủy
    sản tại các tỉnh Nam bộ, Hà Nội.
    13. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2009), Niên giám thống kê Bắc Ninh, Nhà xuất
    bản Thống kê, Hà Nội.
    14. Phạm Thị Mỹ Dung, Bùi Bằng Đoàn (2001), Giáo trình Phân tích kinh
    doanh, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
    thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    16. Nguyễn Huy Điền (2005), Nghiên cứu xây dựng mô hình công nghệ sản xuất
    và tiêu thụ các rô phi xuất khẩu tập trung tại Hải Dương, Viện nghiên cứu
    nuôi trồng thủy sản I, Bắc Ninh
    17. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Giáo trình kinh tế nông nghiệp,
    NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    18. Trần Ngọc Hải, Dương Nhựt Long, Nguyễn Thanh Phương (2009), Giáo
    trình nuôi trồng thủy sản, Đại học Cần thơ
    19. Đỗ ðoàn Hiệp (2000), “Những khái niệm chung về nuôi trồng thủy sản",
    Tuyển tập các báo cáo khoa học, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, Bắc
    Ninh.
    20. Nguyễn Quỳnh Hoa (2004), Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm
    phát triển ngành nuôi trồng thủy sản vùng ven biển huyện Tiền Hải- tỉnh
    Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội.
    21. H.T(2002), " Đẩy mạnh điều chỉnh kết cấu có tính chất chiến lược, xúc tiến
    việc phát triển bền vững nghề cá Trung quốc", Thông tin KHCN Thủy sản,
    số 3/2002.
    22. NguyễnVăn Huân (1999), Kinh tế nông hộ - vị trí vai trò trong quá trình
    phát triển kinh tế x+ hội nông thôn Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ khoa học
    Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
    23. Vương Khả Khanh (2006), Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi
    trồng thủy sản trên đất trũng ở huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh, Luận văn
    thạc sĩ kinh tế khóa 13, Trường Đại học Nông nghiệpI, Hà Nội.
    24. Ngô Trọng Lư, Thái Bá Hồ (2005), Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...