Luận Văn Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng xen cây Ba Kích (Morinda offcinalis How) trong vườn hộ tại x

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì mục tiêu cuối cùng cũng là thu được lợi nhuận. Lợi nhuận chính là hiệu quả kinh tế hay nói cách khác hiệu quả kinh tế là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh Biểu hiện cụ thể của hiệu quả kinh tế là kết quả thu nhập phải lớn hơn toàn bộ chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh.
    Nói một cách khác hạch toán kinh tế là biện pháp để đạt được mục đích là đánh giá được hiệu quả kinh tế quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua đánh giá hiệu quả kinh tế mà các nhà quản lý có đầy đủ điều kiện để phân tích mọi nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại trong quá trình sản xuất của mình một cách chính xác và khoa học.
    Để đánh giá được hiệu quả kinh tế quá trình sản xuất kinh doanh, người quản lý phải biết dựa trên cơ sở xem xét, tính toán một cách cụ thể mọi chi phí sản xuất đã bỏ ra( Đầu vào) so sánh với toàn bộ thu nhập có được khi kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh( Đầu ra). Chênh lệch giữa thu nhập ( Đầu ra) và chi phí sản xuất đã bỏ ra ( Đầu vào) chính là hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
    Kinh doanh trong lâm nghiệp cũng không nằm ngoài các quy luật này. Khi thực hiện công việc kinh doanh thì các chủ đầu tư phải quan tâm đến các khoản thu, chi và lợi nhuận đạt được của chu kỳ kinh doanh là cao hay thấp để có thể hoạch toán được hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất.
    Trong khi việc trồng rừng đòi hỏi thời gian chăm sóc lâu dài, hiệu quả kinh tế chậm, có thể dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh, thì việc thực hiện các mô hình NLKH lại có thể khắc phục được tình trạng đó. Như vậy trước hết cần phải đưa ra các biện pháp thâm canh có hiệu quả nhằm nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, rút ngán chu kỳ kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích trong cùng một thời gian. Nhưng một số mô hình chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, nguyên nhân chủ yếu là do chưa đánh giá được hiệu quả của nó trong từng điều kiện cụ thể. Áp dụng còn máy móc, chưa tính toán đầy đủ đến phong tục tập quán canh tác của từng vùng, từng địa phương.
    Trồng cây Ba kích là một phương án kinh doanh lâm nghiệp, hiện nay trên địa bàn huyện Sơn Động cây Ba Kích là loài có giá trị kinh tế rất cao trước khi loài cây này được đưa vào trồng trong vườn hộ thì người dân thường sử dụng Ba Kích khai thác trong rừng tự nhiên, và hiện nay do việc khai thác quá mức dẫn đến trữ lượng của loài cây này giảm đi rõ rệt, và để bắt gặp Ba Kích trong tự nhiên tại đây là rất hiếm, chính vì vậy cần phải có biện pháp duy trì loài cây này bằng các biện pháp chỉ đạo, nhằm bảo tồn nguồn gen quý này, do cây Ba Kích là một loài cây có trong sách đỏ danh lục các loài cây cần lưu giữ và bảo tồn. Và hiện nay biện pháp trồng trong vườn hộ gia đình là phương án có tính khả thi nhất, để cho người dân thấy được giá trị của cây Ba Kích và chỉ ra rằng nó là một loài lâm sản có giá trị cao. Qua đó cần phải xác định hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng cây Ba Kích để có thể giải quyết các tồn tại đó.
    Xuất phát từ những lý do trên, em thực hiện đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng xen cây Ba Kích (Morinda offcinalis How) trong vườn hộ tại xã Tuấn Đạo huyện Sơn Động.
    MỤC LỤC
    Lời cảm ơn!
    Mở đầu 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích của đề tài. 2
    3.Yêu cầu của đề tài. 2
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2
    5. Giới hạn của đề tài. 3
    Chương 1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 4
    1.1. Trên thế giới 4
    1.2. Ở Việt Nam 5
    Chương 2. Vật liệu, nội dung, phương pháp nghiên cứu 7
    2.1. Vật liêụ nghiên cứu 7
    2.2. Nội dung nghiên cứu 7
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 7
    2.3.1 Phương pháp kế thừa số liệu. 7
    2.3.2.Phương pháp PRA. 7
    2.3.3. Phương pháp điều tra hiện trường 9
    2.3.4.Phương pháp tính toán nội nghiệp. 9
    Chương 3. Kết quả tham gia sản xuất và chỉ đạo sản xuất 11
    3.1. Điều kiện tự nhiên 11
    3.1.1 Vị trí địa lý 11
    3.1.2 Địa hình 11
    3.1.3 Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn 11
    3.1.4 Tình hình thổ nhưỡng 13
    3.1.5 Hiện trạng tài nguyên rừng 15
    3.1.5.1 Hiện trạng thảm thực vật 15
    3.1.5.2 Hiện trạng động vật rừng 16
    3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội 16
    3.2.1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 16
    3.2.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng của địa bàn thực tập 17
    3.3.Kết quả tham gia sản xuất và chỉ đạo sản xuất 18
    3.3.1. Mục đích 18
    3.3.2 Nội dung 18
    3.3.4 Những thuận lợi và khó khăn 18
    Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 20
    4.1. Hiện trạng của các mô hình nghiên cứu 20
    4.1.1 Bối cảnh diễn ra mô hình trồng xen cây Ba kích trong vườn hộ 20
    4.1.2 Điều kiện sinh thái và các biện pháp kỹ thuật đang áp dụng đối với mụ hỡnh trồng Ba Kích. 21
    4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình 24
    4.2.1 Cơ sở để xác định hiệu quả của mụ hỡnh 24
    4.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mụ hỡnh. 27
    4.2.2.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mụ hỡnh thông qua phương pháp phỏng vấn. 27
    4.2.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua điều tra tính toán bằng các chỉ tiêu kinh tế 29
    4.3 Đánh giá hiệu quả xó hội của cỏc mụ hỡnh trồng Ba Kích 36
    4.4 Đánh giá hiệu quả môi trường của mụ hỡnh trồng Ba Kích 38
    4.5 Xác định tính khả thi của mô hình trồng Ba kích 39
    4.5.1 Khả năng duy trì của mô hình 39
    4.5.2 Tính bền vững của mô hình 40
    4.5.3 Khả năng phát triển của mô hình 40
    4.5.4 Xác định khả năng sản xuất của mô hình. 40
    4.6 Ưu nhược điểm của mụ hỡnh trồng xen cây Ba Kích trong vườn hộ gia đỡnh 41
    Chương 5. Kết luận và đề nghị 43
    1. Kết luận 43
    2. Kiến nghị 44
    Tài liệu tham khảo 45
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...