Luận Văn Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn xã Châu H

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    ĐẶT VẤN ĐỀ


    1. Sự cần thiết của đề tài
    Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam thì ngành nông nghiệp luôn được coi là ngành quan trọng hàng đầu. Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư và quan tâm nhiều hơn tới nông nghiệp. Song nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn như khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực, gặp nhiều rủi ro, bất lợi do thời tiết, thị trường, thể chế chính sách .Những rủi ro bất lợi này tác động rất lớn tới người nông dân. Xét một cách toàn diện người nông dân luôn là những người chịu nhiều thiệt thòi và luôn gặp khó khăn nhất trong cuộc sống.
    Đối với nông dân Việt Nam hiện nay thu nhập của họ chủ yếu từ những cây trồng, vật nuôi phù hợp và dễ phát triển trên vùng đất của mình. Ngày xưa cây mía tạo ra thu nhập (TN) cho người nông dân với các sản phẩm mật mía, đường mía thì ngày nay, cây mía và ngành mía đường tại Việt Nam được xác định không chỉ là ngành kinh tế với mang lại lợi nhuận mà còn là một ngành kinh tế xã hội do nó có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của hàng nghìn người nông dân. Trong những năm qua Chính Phủ đã triển khai nhiều chương trình, quyết định liên quan đến phát triển mía đường như “Chương trình quốc gia 1 triệu tấn đường”, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Quyết định 28/2004/QĐ-TTg về việc tổ chức lại và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy, công ty đường và người trồng mía. Ngoài ra, Chính Phủ ban hành quyết định số 26/2007/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với tổng diện tích trồng mía 300.000 ha; sản lượng 19,5 triệu tấn/năm. Các chương trình quyết định nhằm tạo việc làm cho lao động nông nghiệp và lao động công nghiệp trong các nhà máy đường, các nhà máy cơ khí đường, góp phần xóa đói giảm nghèo (XĐGN) cho các vùng nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân ở vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Qua đó thấy được vai trò của cây mía đối với người nông dân và nền kinh tế Việt Nam ngày một quan trọng.
    Châu Hội với đơn vị hành chính bao gồm 13 thôn, hầu hết nông dân sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây thì cây mía trở thành cây chủ đạo trong công tác XĐGN và nâng cao TN cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, người trồng mía nguyên liệu vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do điều kiện thời tiết khí hậu của vùng khắc nghiệt, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường không ổn định và giá cả vật tư nông nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất mía tương đối cao. Do đó, người nông dân không dám mạnh dạn đầu tư thâm canh dẫn đến hiệu quả sản xuất mía thấp. Xuất phát từ thực tế đó, việc xem xét tình hình sản xuất mía của địa phương, đánh giá chính xác HQKT của cây trồng là một trong những cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất mía để giúp nông hộ sản xuất mía có hiệu quả hơn. Đó là lý do chính mà người nghiên cứu chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Hệ thống hóa lý luận về HQKT hoạt động sản xuất mía nguyên liệu; Phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu của xã Châu Hội, qua đó đánh giá HQKT cây mía ở địa bàn nghiên cứu; Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao HQKT cây mía nguyên liệu tại địa bàn xã.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Các hộ sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã Châu Hội
    - Phạm vi nghiên cứu: Do năng lực và điều kiện nên người nghiên cứu chọn điều tra 2 thôn tại xã là Bản Lè và Việt Hương.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
     Phương pháp điều tra chọn mẫu: trong tất cả các thôn có tiến hành trồng mía trên địa bàn xã thì Việt Hương và Bản Lè là hai thôn tiêu biểu trong hoạt động sản xuất mía chiếm diện tích lớn hơn so với các thôn khác.
     Phương pháp thống kê kinh tế: Từ số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá tình hình sản xuất mía của thế giới, Việt Nam, cũng như tình hình sản xuất mía của xã Châu Hội
     Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ nông dân trên góc độ so sánh kết quả và hiệu quả sản xuất mía của 2 nhóm hộ dân tộc Kinh và Thái.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...