Luận Văn Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý chất thải ở phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài
    Môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi khu vực và thế giới. Là một nước đang phát triển, Việt Nam chưa có nhiều điều kiện để bảo vệ và cải thiện môi trường. Chính vì vậy, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang thực sự là vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi phải được nhanh chóng giải quyết. Trong đó quản lý môi trường tuyến cơ sở (xã, phường, thị trấn) đang là vấn đề hết sức quan tâm của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là một trong những phường trọng điểm của Thành phố Hải Dương, phường Thanh Bình đang ngày càng phát triển kinh tế mạnh mẽ và đa dạng. Nhưng cũng kéo theo ngay sau đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra do công tác thu gom và xử lý chất thải rắn chưa được chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm đúng mức. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí, cảnh quan gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dân trong phường và các vùng lân cạn. Những tác động này nếu không được can thiệp kịp thời chắc chắn sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển cộng đồng.
    Qua quá trình thực tập ở Phòng Quản lý môi trường - Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hải Dương nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường tuyến cơ sở, với vốn kiến thức chuyên ngành kinh tế quản lý môi trường tích luỹ được trong quá trình học tập em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý chất thải ở phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương”
    2. Mục tiêu của đề tài
    Hệ thống thu gom chất thải rắn phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương.
    - Tính toán hiệu quả kinh tế của hệ thống đó.
    - Đề xuất một số giải pháp để cải thiện môi trường.
    3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
    - Không gian: Phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương.
    - Nội dung: Đánh giá hiệu quả kinh tế của thu gom chất thải rắn.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý tài liệu, số liệu thứ cấp
    Những tài liệu thứ cấp có thể thu thập gồm:
    - Sơ đồ, bản đồ, vị trí điểm nghiên cứu.
    - Hệ thống hạ tầng cơ sở.
    - Ấn phẩm các vấn đề văn hoá - xã hội và kinh tế của địa phương.
    - Báo cáo hiện trạng môi trường của khu vực nghiên cứu.
    - Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề môi trường và phát triển có liên quan đến làng nghề nghiên cứu.
    Mục đích của phương pháp này là:
    - Hệ thống hoá các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có theo định hướng nghiên cứu.
    - Phân tích, đánh giá những tài liệu số liệu sẵn có, chọn lọc những số liệu nhận xét phù hợp nhất về điều kiện tài nguyên, kinh tế và môi trường của khu vực nghiên cứu.
    4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
    Khảo sát thực địa cho phép cập nhật những thông tin, số liệu bổ sung những nhận định đánh giá về điều kiện khu vực nghiên cứu trong khi các số liệu quan trắc không nhiều và không hệ thống. Nội dung của các đợt khảo sát thực địa có thể gồm:
    - Thu thập số liệu tài liệu liên quan đến kinh tế – xã hội, tài nguyên và môi trường tại địa phương.
    - Điều tra xã hội học, lấy ý kiến cộng đồng dân cư lãnh đạo các ban ngành đoàn thể.
    4.3. Phương pháp bản đồ, gis
    Phương pháp bản đồ, gis cho ta một cái nhìn tổng quát, cách phân tích lôgic và chính xác khu vực cần nghiên cứu. Các bản đồ màu sẽ giúp minh hoạ những kết quả nghiên cứu chính xác và sáng sủa.
    4.4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
    Đây là phương pháp cho phép xác định, dự báo những tác động có lợi và có hại trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện một hoạt động phát triển kinh tế – xã hội có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người tại nơi có liên quan đến hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng tránh, khắc phục các tác động tiêu cực. Các kỹ thuật sử dụng trong đánh giá tác động môi trường bao gồm:
    - Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường.
    - Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường.
    - Phương pháp ma trận môi trường.
    - Phương pháp sơ đồ mạng lưới.
    - Phương pháp mô hình.
    - Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích mở rộng.
    4.5. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng (CBA – Cost Benefit Analysis)
    Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng là phương pháp phân tích chi phí – lợi ích trong đó có xét đến các yếu tố – xã hội và môi trường. Nói cách khác nó là một chu trình để so sánh các lợi ích và chi phí xã hội của một chương trình hay một dự án diễn đạt bằng giá trị tiền tệ ở mức độ thực tế nhất CBA là kỹ thuật cho phép liệt kê tất cả các điểm được và mất một cách hệ thống, cố gắng tiền tệ hoá cái được và mất đối với môi trường và so sánh lợi ích do các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí và tổn thất do việc thực hiện chúng gây ra. Vì vậy, đối với nhà hoạch định chính sách. CBA là công cụ, thiết thực hỗ trợ cho việc ra quyết định có tính xã hội, từ đó quyết định phân bổ nguồn lực một cách hợp lý tránh gây thất bại thị trường.


    MỤC LỤC


    LỜI CẢM ƠN 2
    LỜI CAM ĐOAN 3
    LỜI MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG I. XÁC LẬP TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỐI VỚI MỘT MÔ HÌNH THU GOM CHẤT THẢI RẮN. 8
    I. KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ 8
    1.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả dự án 8
    1.2. Khái niệm và mục đích của việc đánh giá hiệu quả kinh tế một dự án 9
    II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH THU GOM CHẤT THẢI RẮN 9
    2.1. Nội dung đánh giá hiệu quả 9
    2.2. Phương pháp định giá hiệu quả 10
    2.2.1. Phương pháp định giá trực tiếp 10
    2.2.2. Phương pháp so sánh năng suất sản lượng thu hoạch 10
    2.2.3. Phương pháp định giá theo hiệu quả sử dụng 11
    2.2.4. Phương pháp định giá ô nhiễm đối với sức khoẻ 12
    III. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN 12
    3.1. Chi phí cho hệ thống thu gom 13
    3.1.1. Chi phí thu gom hàng năm 13
    3.1.2. Chi phí vận chuyển hàng năm 13
    3.1.3. Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất 13
    3.1.4. Chi phí quản lý hành chính C4 14
    3.1.5. Chi phí môi trường 14
    3.1.5.1. Chi phí thiệt hại mùa màng do bãi chôn lấp gây ra 14
    3.1.5.2. Chi phí môi trường khác ECi 14
    3.2. Lợi ích thu được từ hệ thống thu gom 15
    3.2.1. Lợi ích thu được từ phí vệ sinh môi trường B1 15
    3.2.2. Lợi ích thu được từ thu gom phế liệu B2 15
    3.2.3. Lợi ích thu được từ giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân B3 15
    3.2.4. Lợi ích tiềm năng của việc thu hút khí gax B4 15
    3.2.5. Các lợi ích khác (chưa lượng hoá được) 15
    3.2.5.1. Tạo công ăn việc làm cho người dân 15
    3.2.5.2. Cải thiện môi trường đất, nước, không khí 15
    3.2.5.3. Cải thiện môi trường cảnh quan làng nghề 15
    3.2.5.4. Tạo nếp sống văn minh cho người dân 15
    3.3. Các chỉ tiêu đưa vào đánh giá 16
    3.3.1. Lợi ích ròng NB 16
    3.3.2. Lợi nhuận ròng của dự án W 16
    3.3.3. Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value) 16
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN Ở PHƯỜNG THANH BÌNH – THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 18
    I. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU 18
    1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 18
    1.1. Vị trí địa lý - đặc điểm địa hình 18
    1.2 Khí hậu thủy văn 19
    1.3 Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái 20
    2. Tình hình văn hoá xã hội. 21
    2.1. Dân cư và lao động 21
    2.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội 21
    2.3. Văn hoá và truyền thống 22
    2.3.1. Văn hoá 22
    2.3.2. Y tế 22
    2.3.3. Giao thông 23
    II. HIỆN TRANG MÔI TRƯỜNG 23
    1. Hiện trạng môi trường phường Thanh bình – thành phố Hải Dương 23
    1.1. Chất lượng môi trường nước 24
    1.1.1. Chất lượng môi trường nước mặt 24
    1.1.1.2. Nước thải 24
    1.2. Chất lượng môi trường không khí 24
    1.3. Tiếng ồn 25
    1.4. Chất lượng môi trường đất 25
    1.5. Chất thải rắn 26
    1.5.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn 26
    1.5.2. Lượng và thành phần chất thải rắn. 26
    III. HIỆN TRẠNG MÔ HÌNH THU GOM CHẤT THẢI RẮN Ở PHƯỜNG THANH BÌNH – THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 29
    1. Hiện trạng thu gom rác ở phường Thanh Bình. 29
    1.1. Mô hình 29
    1.2. Mục tiêu của mô hình 30
    1.3. Nguyên tắc chung trong xây dựng mô hình quản lý và thu gom chất thải rắn có sự tham gia của cộng đồng 30
    1.4. Vận hành của mô hình 31
    1.4.1. Kinh phí 33
    1.4.2. Trang thiết bị 33
    2. Đánh giá việc thu gom chất thải rắn của phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương 35
    CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH THU GOM CHẤT THẢI RẮN Ở PHƯỜNG THANH BÌNH – THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG. 37
    I. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ 37
    1. Xác định chi phí 37
    1.1. Chi phí thu gom hàng năm. 37
    1.1.1. Chi phí nhân công 37
    1.1.2. Chi phí cho công cụ dụng cụ 37
    1.2. Chi phí vận chuyển hàng năm 38
    1.3. Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất 38
    1.4. Chi phí quản lý hành chính 39
    1.5. Chi phí môi trường 39
    1.5.1. Chi phí thiệt hại mùa màng do bãi chôn lấp gây ra EC1 39
    1.5.2. Chi phí khác (chưa lượng hoá được) ECi 40
    2.Lợi ích 41
    2.1. Lợi ích từ thu phí vệ sinh môi trường 41
    2.2. Lợi ích từ việc thu gom phế liệu 41
    2.3. Lợi ích thu được từ việc giảm chi phí khám chữa bệnh của người dân 42
    2.4. Lợi ích khác 43
    3. Đánh giá hiệu quả của phương án 43
    KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 46
    1 Kiến nghị 46
    2 Giải pháp tăng cường năng lực quản lý rác phường Thanh Bình 47
    KẾT LUẬN 50
    PHỤ LỤC
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
    DANH SÁCH THAM KHẢO Ý KIẾN 52
     
Đang tải...