Luận Văn Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Trong quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam” em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ phía lãnh đạo và các cán bộ Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam, các cán bộ trong nhà máy đóng tàu Nam Triệu, trung tâm y tế Huyện Thủy Nguyên- Hải Phòng, và xuyên suốt quá trình hoàn thành khóa luận là sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Giảng viên- Th.s Nguyễn Quốc Tiến. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt nam và Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu , cảm ơn Th.s Nguyễn Quốc Tiến đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài khóa luận này.
    Mặc dù đã có cố gắng để hoàn thành một cách tốt nhất song do khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, nhận xét của các thầy cô cũng như các lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Tổng công ty để hoàn thiện và rút kinh nghiệm cho những nghiên cứu sau này.
    Em xin chân thành cảm ơn!













    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG, BIỂU
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
    1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
    1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
    1.3. Mục đích nghiên cứu . 4
    1.4. Đối tượng nghiên cứu 4
    1.5. Phạm vi nghiên cứu . 4
    1.6. Phương pháp nghiên cứu 4
    1.7. Kết cấu của khóa luận 5
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÓNG MỚI TÀU THỦY XK TẠI CÁC NHÀ MÁY THUỘC TẬP ĐOÀN. 6
    2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường . 6
    2.1.1. Khái niệm về Môi trường và Ô nhiễm môi trường . 6
    2.1.2. Phân loại ô nhiễm môi trường . 6
    2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường . 7
    2.2.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe người lao động 7
    2.2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến môi trường sinh thái 9
    2.3.Các tiêu chuẩn và quy chuẩn về môi trường đối với quá trình đóng mới tàu thủy 10
    2.4. Phương pháp phân tích Chi phí-Lợi ích mở rộng 13
    2.5. Phân định nội dung nghiên cứu . 15
    Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÓNG MỚI TÀU THỦY XK TẠI NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU NAM TRIỆU . 16
    3.1. Tổng qua về Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu . 16
    3.1.1. Khái quát chung về Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam 16
    3.1.2. Khái quát chung về Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu . 17
    3.2 Hiện trạng đóng mới tàu thủy tại Nhà máy đóng tàu Nam Triệu . 19
    3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực nhà máy đóng tàu Nam Triệu 22
    3.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 22
    3.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường tiếng ồn và rung động . 24
    3.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước . 25
    3.3.4. Hiện trạng môi trường về chất thải rắn . 26
    3.4. Mô tả quy trình đóng mới tàu thủy tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu . 27
    3.4.1. Mô tả quy trình công nghệ đóng mới tàu thủy xuất khẩu . 27
    3.4.2. Mô tả nguồn phát sinh chất thải trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu . 29
    3.5. Hiệu quả kinh tế của các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu 31
    3.5.1. Các giải pháp giảm ô nhiễm MT trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu . 31
    3.5.2. Hiệu quả kinh tế các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu . 33
    3.5.3. Một số kết luận về hiệu quả kinh tế của các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu .37

    Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÓNG MỚI TÀU THỦY XUẤT KHẨU TẠI CÁC NHÀ MÁY THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM 40
    4.1. Định hướng phát triển cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ÔNMT trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn 40
    4.2. Các đề xuất với vấn đề nghiên cứu . 39
    4.3. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường tại các nhà máy thuộc Tập đoàn . 41
    4.3.1. Về phía Lãnh đạo nhà nước có liên quan 41
    4.3.2. Về phía Tập đoàn Vinashin . 42
    4.3.3. Về phía Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu . 42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    37
    DANH MỤC BẢNG, BIỂU


    Bảng 2.1. Nồng độ tối đa cho phép của các chất có trong nước thải công nghiệp .11
    Bảng 2.2. Nồng độ tối đa cho phép của bụi và chất vô cơ .12
    Bảng 2.3. Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc 13
    Bảng 3.1. Bảng kim ngạch đóng tàu xuất khẩu các năm 2009 đến 2011 của Tổng công ty CNTT Nam Triệu 21
    Bảng 3.2: Cơ cấu khách hàng thị trường xuất khẩu theo đơn hàng (Từ năm 2008- 2011 . 21
    Bảng 3.3 - Tải lượng ô nhiễm trung bình do khí thải các phương tiện nội bộ 23
    Bảng 3.4 - Mức ồn gây ra từ các thiết bị sản xuất của nhà máy .24
    Bảng 3.5 - Lượng nước cấp/ nước thải trung bình phục vụ mục đích công nghệ đối với nhà máy đóng tàu .25
    Bảng 3.6. Chi phí chữa bệnh của bệnh nhân do bị ô nhiễm tại Huyện Thủy Nguyên-Hải Phòng .34
    Bảng 3.7. Chi phí cho việc sử dụng hệ thống giảm ô nhiễm hàng năm .36
    Hình 3.1. Mô tả công nghệ đóng tàu và nguồn phát sinh chất thải trong quá trình đóng tàu .29
    Hình 3.2 - Quy trình công nghệ đóng tàu và nguồn phát sinh chất thải tại một số phân xưởng sản xuất Nhà máy đóng tàu .30

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


    1, Danh mục từ viết tắt tiếng nước ngoài

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Nghĩa tiếng nước ngoài
    [/TD]
    [TD]Nghĩa tiếng Việt
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]BOD
    [/TD]
    [TD]Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand
    [/TD]
    [TD]Nhu cầu ôxy sinh hóa
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DWT
    [/TD]
    [TD]Dead Weigh Tonnage
    [/TD]
    [TD]Năng lực vận tải của tàu (tính bằng tấn)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]EU
    [/TD]
    [TD]European Union
    [/TD]
    [TD]Liên minh Châu Âu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GDP
    [/TD]
    [TD]Gross domestic product
    [/TD]
    [TD]Tổng sản phẩm quốc nội
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]HP
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Đơn vị của công suất
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TEU
    [/TD]
    [TD]Twenty-foot Equivalent Units
    [/TD]
    [TD]Đơn vị của container tính theo dung tích
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]USD
    [/TD]
    [TD]United States Dollar
    [/TD]
    [TD]Tổng sản phẩm quốc nội
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]VINASHIN
    [/TD]
    [TD]Vietnam Shipbuilding Industry Group
    [/TD]
    [TD]Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]VOC
    [/TD]
    [TD]Volatile organic compound
    [/TD]
    [TD]Các hợp chất hữu cơ bay hơi
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]WTO
    [/TD]
    [TD]World Trade Organization
    [/TD]
    [TD]Tổ chức thương mại thế giới
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    2. Danh mục từ viết tắt tiếng việt

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Từ viết tắt
    [/TD]
    [TD]Nghĩa tiếng việt
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]ATLĐ
    [/TD]
    [TD]Vietnam Shipbuilding Industry Group
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]BHXH
    [/TD]
    [TD]Cổ phần
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]CNH- HĐH
    [/TD]
    [TD]Quy định
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]CNTT
    [/TD]
    [TD]Tập đoàn dầu khí Việt Nam
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5
    [/TD]
    [TD]CP
    [/TD]
    [TD]Bảo hiểm xã hội
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6
    [/TD]
    [TD]DN
    [/TD]
    [TD]Tai nạn lao động
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7
    [/TD]
    [TD]KHKT
    [/TD]
    [TD]An toàn lao động
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8
    [/TD]
    [TD]MTLĐ
    [/TD]
    [TD]Vệ sinh môi trường
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]9
    [/TD]
    [TD]NLĐ
    [/TD]
    [TD]Trách nhiệm hữu hạn
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]10
    [/TD]
    [TD]ÔNMT
    [/TD]
    [TD]Tổng công ty
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]11
    [/TD]
    [TD]PVN
    [/TD]
    [TD]Sản xuất kinh doanh
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]12
    [/TD]
    [TD]QCVN
    [/TD]
    [TD]Cổ phần
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]13
    [/TD]
    [TD]QĐ
    [/TD]
    [TD]Doanh nghiệp
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]14
    [/TD]
    [TD]QĐ- BYT
    [/TD]
    [TD]Công nghiệp tàu thủy
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]15
    [/TD]
    [TD]TCCP
    [/TD]
    [TD]Quy chuẩn Việt Nam
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]16
    [/TD]
    [TD]TCT
    [/TD]
    [TD]Người lao động
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]17
    [/TD]
    [TD]TNHH
    [/TD]
    [TD]An toàn lao động
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]18
    [/TD]
    [TD]TNLĐ
    [/TD]
    [TD]Quy định - Bộ y tế
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]19
    [/TD]
    [TD]SXKD
    [/TD]
    [TD]Tiêu chuẩn cho phép
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]20
    [/TD]
    [TD]VSMT
    [/TD]
    [TD]Khoa học kỹ thuật
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

    1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
    Từ những năm đầu của thập niên 50, trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người. Các nhà y học thế giới cho rằng 80% các loại bệnh tật của con người đều liên quan đến ô nhiễm môi trường . Trong vòng 30 năm qua có khoảng 40 bệnh mới đã phát sinh và đều có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường. Nổi bật trong số các loại bệnh do ô nhiễm môi trường là nhóm bệnh liên quan đến đường hô hấp và đường tiêu hóa, bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, viêm phổi, phổi bị tắc nghẽn mãn tính, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan,viêm tai giữa,các bệnh về mắt, kế đó là các bệnh viêm da, viêm ngoài da, uốn ván, lưu thai, nguy hiểm nhất là bệnh ung thư do ô nhiễm môi trường gây ra. Các yếu tố ô nhiễm có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, gây bệnh tật cho con người là những chất gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và những yếu tố đặc biệt như tiếng ồn, trường phóng xạ,
    Theo đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên đến 5,5% GDP hàng năm. Như vậy nền kinh tế mất khoảng 4,2 tỉ USD trong ước tính 76 tỉ USD của GDP trong năm 2008, Cũng theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, mỗi năm ở Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường. Tổn thất kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra thường đánh giá trên các mặt: con người, mùa màng và đánh bắt thủy sản sau mỗi vụ thảm họa hoặc một sự cố do ô nhiễm môi trường, .Có thể kể đến những thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm các khoản chi phí: chi phí khám và thuốc chữa bệnh, tổn thất mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm, .
    Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả ,tính bền vững của quá trình phát triển, góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 thì việc phát triển các ngành công nghiệp là một đòi hỏi cấp thiết.Trong đó có ngành công nghiệp đóng tàu. Ngành đóng tàu được Nhà nước ta hết sức quan tâm và đầu tư cả về vốn lẫn cơ sở vật chất. Do vậy, quy mô các nhà máy đóng tàu ở Việt Nam ngày càng được mở rộng, hệ thống trang thiết bị ngày càng hiện đại đáp ứng được ngày càng nhiều hơn các đơn hàng quốc tế đòi hỏi trình độ kỹ thuật tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại.
    Đi đôi với việc phát triển ngành công nghiệp đóng tàu là nguy cơ về ô nhiễm môi trường ở mức cao. Tại các nhà máy sửa chữa và đóng tàu đã thải ra môi trường không ít chất độc hại. Ô nhiễm môi trường lao động (MTLĐ) trong ngành đóng và sửa chữa tàu thủy chủ yếu là ô nhiễm do bụi (bụi hạt mài mòn, bụi oxit kim loại), hơi khí độc, nhiệt, tiếng ồn. Các công đoạn sản xuất ô nhiễm nhất là làm sạch bề mặt bằng phun cát và cạo gỉ thủ công, công đoạn sơn, công đoạn hàn và cắt thép bằng máy hàn hơi. Trong hai năm 2008 - 2010, Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động đã đo đạc, khảo sát đánh giá hiện trạng MTLĐ và môi trường xung quanh tại một số doanh nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy ở miền Bắc. Các số liệu khảo sát cho thấy, MTLĐ bị ô nhiễm nặng nề với nhiều vị trí làm việc có các thông số môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Đặc biệt, tại khu vực phun cát nồng độ bụi chứa silic tự do vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/ QĐ-BYT hàng chục đến hàng trăm lần. Có thể nói đây là vị trí làm việc có nguy cơ gây bệnh bụi phổi-silic rất cao cho NLĐ. Các mẫu bụi cá nhân cũng cho các giá trị nồng độ bụi rất cao, chứng tỏ NLĐ làm các công việc này phải tiếp xúc liên tục với không khí bị ô nhiễm bụi rất nặng.
    Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) có 28 nhà máy đóng tàu được đặt tại các vùng ven biển như Hải phòng, Quản Ninh, Cam Ranh, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, . Theo kết luận của Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động thì tại hầu hết các nhà máy thuộc Tập đoàn là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người xung quanh các nhà máy đóng và sửa chữa tàu thủy. Các biện pháp xử lý mà các nhà máy đóng và sửa chữa tàu thuộc Tập đoàn đặt ra còn chưa thực hiện có hiệu quả, đầu tư nhưng chưa đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà máy cũng như chưa giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường tại và xung quanh các nhà máy đóng và sửa chữa tàu. Điều này gây lãng phí nguồn tài chính đồng thời đe dọa nghiêm trọng đến môi trường làm việc tại các nhà máy và môi trường sống của dân cư xung quanh khu vực này. Vì vậy vấn đề cấp thiết cần đặt ra là phải đánh giá hiệu quả kinh tế giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới và sửa chữa tàu thủy tại các nhà máy thuộc Tập đoàn. Xuất phát từ nhu cầu cấp bách trên em xin lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam”.
    Do khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế đồng thời có sự tương đồng về các loại chất thải cũng như biện pháp xử lý chung cho các đơn vị thuộc Tập đoàn nên em xin giới hạn phạm vi nghiên cứu tại một nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đó là Nhà máy đóng tàu Nam Triệu. Từ đó suy rộng kết quả đánh giá cho toàn Tập đoàn.
    1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    Từ trước tới nay đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu đề ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường liên quan đến ngành Công nghiệp đóng tàu. Định kỳ 5 năm một lần, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia theo kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia để Chính phủ trình Quốc hội. Trong đó đề cập đến hiện trạng môi trường và những nguyên nhân, tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường, dự báo xu hướng diễn biến môi trường trong những năm tiếp theo, đồng thời làm rõ thực trạng và những tồn tại trong công tác quản lý, từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.Những báo cáo này phần nào cho thấy tổng quan về tình hình ô nhiễm môi trường trên phạm vi toàn quốc mà chưa thể hiện được thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường tại các nhà máy hay các khu công nhiệp cụ thể.
    Ngoài ra, đã có một số để tài nghiên cứu về hiệu quả kinh tế giảm ô nhiễm môi trường của các dự án hay các nhà máy như đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo” của sinh viên Vũ Văn Dũng, lớp Kinh tế môi trường K44- trường Đại học Kinh tế quốc dân; đề tài “ Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển” của sinh viên Phạm Nguyễn Thùy Linh khoa Kinh tế và quản lý môi trường K44- Đại học Kinh tế quốc dân, Những đề tài nghiên cứu này phần lớn đã tập trung đánh giá được lợi ích kinh tế- xã hội thu được khi xây dựng dự án hay khi áp dụng các hệ thống xử lý chất thải thông qua các phương pháp phân tích lợi ích chi phí, so sánh, phân tích, tổng hợp, .Còn đối với các nhà máy đóng tàu tại Tập đoàn VINASHIN cũng đã có một số để tài nghiên cứu về hoạt động sản xuất kinh doanh tại các đơn vị thuộc Tập đoàn nhưng chưa có đề tài nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm và đánh giá hiệu quả kinh tế của các giải pháp giảm ô nhiễm tại các đơn vị thuộc Tập đoàn.
    Đề tài nghiên cứu mà em đưa ra sẽ giúp cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy đóng tàu thuộc Tập đoàn trong khoảng thời gian gần đây nhất (2008-2011).
    1.3. Mục đích nghiên cứu
    Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài và việc lựa chọn đề tài mục đích của đề tài mà em đưa ra là:
    -Đánh giá hiệu quả kinh tế thu được từ các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu.
    -Suy rộng kết quả đánh giá cho toàn Tập đoàn.
    -Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh tế đối với các giải pháp giảm ô nhiễm trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy đóng tàu thuộc Tập đoàn.
    1.4. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài có đối tượng nghiên cứu tập trung vào:
    -Các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy.
    -Hiệu quả kinh tế mà các giải pháp đó đem lại cho Nhà máy đóng tàu Nam Triệu thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
    1.5. Phạm vi nghiên cứu
    Trụ sở chính của Tập đoàn đặt tại 172 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội với ngành kinh doanh chính là ngành Công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thủy và vận tải biển. Đặc điểm về hoạt động sản xuất tại các nhà máy đóng tàu thuộc Tập đoàn là tương đối giống nhau nên phạm vi nghiên cứu trong đề tài này mà em chọn như sau:
    -Thời gian nghiên cứu: 2008- hết quý IV năm 2011
    -Không gian: Tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu (Trụ sở đặt tại xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng).
    -Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu.
    1.6. Phương pháp nghiên cứu
    Bên cạnh các phương pháp như phân tích tổng hơp, điều tra và phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu còn sử dụng hai phương pháp đặc trưng của kinh tế môi trường: phân tích chi phí lợi ích và lượng hóa trên cơ sở các số liệu thu thập được tại Nhà máy đóng tàu Nam Triệu.
    1.7. Kết cấu của khóa luận
    Theo mục đích nghiên cứu của khóa luận em chia đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam (VINASHIN)” làm 4 chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
    Chương 2: Cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường trong đánh giá hiệu quả kinh tế của các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường
    Chương 3: Phân tích thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường và đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
    Chương 4: Định hướng phát triển cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế và một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.





    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÓNG MỚI TÀU THỦY XK TẠI CÁC NHÀ MÁY THUỘC TẬP ĐOÀN.
    2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường
    2.1.1. Khái niệm về Môi trường và Ô nhiễm môi trường
    Ø Môi trường
    Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tao bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
    Ø Ô nhiễm môi trường
    Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
    Vậy môi trường được coi là ô nhiễm khi sự thay đổi hàm lượng, nồng độ các tác nhân vượt qua ngưỡng cho phép gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển của sinh vật.
    2.1.2. Phân loại ô nhiễm môi trường
    * Ô nhiễm môi trường nước
    Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý- hóa học- sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
    Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000- 400.000m3 /ngày. Hiện nay chỉ có khoảng 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải, lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hòa tan, các chất NH4,NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép.



    * Ô nhiễm không khí
    Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
    Nguồn gây ô nhiễm rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nguyên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông.
    * Ô nhiễm tiếng ồn
    Tiếng ồn là tập hợp của những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau được sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi. Hay những âm thanh phát ra không đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ quá lớn, vượt mức chịu đựng của con người.
    Tùy theo từng người cảm nhận tiếng ồn khác nhau mà mức ảnh hưởng khác nhau. Nếu người lao động chịu tác động lâu ngày bởi môi trường sản xuất bị ô nhiễm tiếng ồn thì có nguy cơ bị bệnh điếc nghề nghiệp. Nơi làm việc quá ồn có thể gây ra tác hại nhiều mặt đối với sức khỏe người lao động. Thông thường những rối loạn bệnh lý ở cơ thể dưới tác động của tiếng ồn được thể hiện sớm nhất bằng các triệu chứng thần kinh và tim mạch. Các triệu chứng này nhiều khi có trước các triệu chứng ở cơ quan cảm thụ thính giác. Cụ thể: suy nhược thần kinh (đặc biệt là hệ thần kinh thực vật), đau đầu dai dẳng,luôn luôn như thấy tiếng ve, tiếng muỗi kêu vo ve trong tai, người nặng nề mệt mỏi, dễ cáu gắt, giảm trí nhớ, giảm sức tập trung, giảm khả năng làm việc; người hay bị vã mồ hôi. Về tim mạch: thường có những biểu hiện như đau vùng trước tim, đánh trống ngực, hạ huyết áp tối thiểu, tăng huyết áp tối đa, mạch chậm,
    2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
    2.2.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe người lao động
    * Ô nhiễm không khí
    Không khí ô nhiễm là một nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ô nhiễm không khí có thể phát tán nhanh và rộng trong không khí.
    Các nguồn gây ô nhiễm không khí rất đa dạng, có thể kể đến các nguồn ô nhiễm chính như:
    Cacbon monoxit (CO): CO ngăn cản quá trình vận chuyển oxi trong máu. Tiếp xúc với môi trường có nồng độ CO cao trong vài phút có thể gây hôn mê và gục ngã ngay tại chỗ. Theo sự phát triển của trạng thái thiếu O2 trong máu và mô, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, giảm dần khả năng phán đoán, rối loạn động tác, rối loạn hô hấp, mất phản xạ, co giật, hôn mê, liệt hô hấp và chết. Nhiễm độc CO nhẹ gây nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, rối loạn thị giác, nếu ngừng tiếp xúc thì các triệu chứng sẽ hết.
    Amoniac (NH3): Tác động chủ yếu của NH3 là kích ứng đường hô hấp trên mũi, họng, thanh quản, khí quản, khí NH3 kích ứng rất mạnh đối với đôi mắt. Các triệu chứng nhiễm độc NH3 bao gồm: bỏng mắt, viêm kết mạc, kích ứng da, lưỡi khô và phồng rộp, ho, khó thở, phù môi, mù từng phần hoặc toàn phần, tử vong do xuất huyết phổi hoặc mất phản xạ vì khó thở.
    Hơi axit, kiềm: Gây kích ứng rất mạnh lên da. Các triệu chứng thường gặp là ngứa ngáy, khó chịu. Những người thường xuyên tiếp xúc với hơi axit, kiềm có thể xuất hiện những nốt mẩn đỏ trên da, tiếp xúc dài có thể gây viêm da. Hơi axit có thể tác động lên lên niêm mạc mắt, mũi và phía trên đường hô hấp. Các triệu chứng thường gặp là chẩy nước mắt, ngứa ngáy mũi, họng và ho. Trường hợp nặng hơn có thể gây hiện tượng đục mắt do kết mạc mắt bị tổn thương và phù phổi.
    · Ô nhiễm nước
    Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các axit, dầu mỡ và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư, các công nhân khi tiếp xúc trực tiếp với kim loại này có thể gây dị ứng, sốt phản vệ, ; Tiếp xúc lâu ngày có thể gây các bệnh khác về da, tim mạch, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Một số các kim loại gây nhiễm độc trong quá trình sản xuất cơ khí như:
    Sắt: Nước nhiễm sắt trong quá trình gia công cơ khí, hoặc mạ. Nhiễm độc sắt gây viêm đa khớp dạng thấp, ung thư, táo bón, bệnh đái đường, suy tim, bệnh viêm gan, cao huyết áp, mất ngủ,
    Kẽm: Kẽm oxit khi tiếp xúc làm biến chất các protein của tế bào. Các phức chất Kẽm-protein đã bị biến chất tham gia vào vòng tuần hoàn gây ra sốt. Các triệu chứng của nhiễm độc kẽm bao gồm: các cơn rùng mình, mệt mỏi, đau khớp, buồn nôn, nôn, nhức đầu, co giật, Oxit kẽm có thể phong bế các tuyến bã nhờn gây ra ecxema, munk mủ,
    Crom: Nước nhiễm Crom sinh ra nhiều trong quá trình mạ và trong các chất ổn định bề mặt, chống gỉ được dùng để xử lý sau khi mạ. Crom khi gặp điều kiện thuận lợi dễ chuyển hóa thành Crom IV và Crom VI, nhưng chất có thể gây tử vong, ung thư, viêm gan, viêm thận, gây độc cho hệ thần kinh và tom khi tiếp xúc. Những người làm công việc hàng ngày tiếp xúc với các chất cromat, bicromat, acid cromic dễ mắc bệnh nghề nghiệp: thừa cân. Nếu lượng Crom vào cơ thể qua đường tiêu hóa sẽ gây ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong, còn qua đường tiếp xúc lâu dài sẽ bị loét da, viêm kết mạc, viêm mũi và ảnh hưởng đến hô hấp. Ngoài ra, nhiễm độc Niken gây rối loạn chức năng thận, da liễu, nhồi máu cơ tim, ung thư
    · Ô nhiễm tiếng ồn
    Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc cao huyết áo, trầm cảm và bệnh mất ngủ, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
    Tùy theo cường độ tiếng ồn và giờ tiếp xúc mà mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn khác nhau. Đối với ngưỡng nghe của từng người khác nhau mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau. Đối với những công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường tiếng ồn thì việc trang bị nút tai chống ồn là quan trọng. Những nhà máy cơ khí tiếng ồn từ các lại máy phát ra rất lớn thường lên đến hơn 100dB điều này làm mất tâp trung của công nhân và giảm năng suất làm việc vì thế việc trang bị nút tai bằng chất dẻo có vành cao su quanh tai có thể giảm đến 20dB.
    2.2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến môi trường sinh thái
    - Dioxit lưu huỳnh và các oxit Nito có thể gây mưa axit làm giảm độ PH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, khôn thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong mạng lưới thức ăn.
    -Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.
    - Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học
    - Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm trái đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy
    2.3.Các tiêu chuẩn và quy chuẩn về môi trường đối với quá trình đóng mới tàu thủy.
    v Khái niệm tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường
    Ø Tiêu chuẩn môi trường
    Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm tiêu chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế- xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
    Ø Quy chuẩn môi trường
    Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế- xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích, an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yeu cầu thiết yếu khác.
    Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng (Điều 3: Luật TCQCKT).
    v Một số tiêu chuẩn và quy chuẩn về môi trường
    1.Quy chuẩn môi trường nước
    Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 24:2009/BTNMT
    ● Phạm vi điều chỉnh
    Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận.
    Ÿ Đối tượng áp dụng
    Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp vào nguồn tiếp nhận
    Nước thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng

    Ÿ Quy định kỹ thuật
    Bảng 2.1. Nồng độ tối đa cho phép của các chất có trong nước thải công nghiệp
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]TT
    [/TD]
    [TD]Thông số
    [/TD]
    [TD]Đơn vị
    [/TD]
    [TD]Giá trị C (mg/l)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Nhiệt độ
    [/TD]
    [TD]ºC
    [/TD]
    [TD]40
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]Mùi
    [/TD]
    [TD]-
    [/TD]
    [TD]Không khó chịu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]BOD5 (20°C )
    [/TD]
    [TD]mg/l
    [/TD]
    [TD]50
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]COD
    [/TD]
    [TD]mg/l
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5
    [/TD]
    [TD]Crom (VI)
    [/TD]
    [TD]mg/l
    [/TD]
    [TD]0.1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6
    [/TD]
    [TD]Crom (III)
    [/TD]
    [TD]mg/l
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7
    [/TD]
    [TD]Đồng
    [/TD]
    [TD]mg/l
    [/TD]
    [TD]2
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8
    [/TD]
    [TD]Kẽm
    [/TD]
    [TD]mg/l
    [/TD]
    [TD]3
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]9
    [/TD]
    [TD]Sắt
    [/TD]
    [TD]mg/l
    [/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]10
    [/TD]
    [TD]Dầu mỡ khoáng
    [/TD]
    [TD]mg/l
    [/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]11
    [/TD]
    [TD]Clo dư
    [/TD]
    [TD]mg/l
    [/TD]
    [TD]2
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]12
    [/TD]
    [TD]Sunfua
    [/TD]
    [TD]mg/l
    [/TD]
    [TD]1.5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]13
    [/TD]
    [TD]Clorua
    [/TD]
    [TD]mg/l
    [/TD]
    [TD]600
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]14
    [/TD]
    [TD]Amoni (tính theo Nito)
    [/TD]
    [TD]mg/l
    [/TD]
    [TD]10
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Trong đó : Giá trị C là giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
    Thông số Clorua không áp dụng đới với nguồn tiếp nhận là nước mặn và nước lợ.
    1.Quy chuẩn môi trường không khí
    Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải côn nghiệp với bụi và các chất vô cơ QCVN 19:2009/BTNMT
    Ÿ Phạm vi điều chỉnh
    Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp khi phát thải vảo môi trường không khí
    Ÿ Đối tượng áp dụng
    Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải công nghiệp có chứa bụi và các chất vô cơ vào môi trường không khí.
    Khí thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy đinh riêng.
    Ÿ Quy định kỹ thuật
    Nồng độ C là nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp
    Bảng 2.2. Nồng độ tối đa cho phép của bụi và chất vô cơ
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]TT
    [/TD]
    [TD]Thông số
    [/TD]
    [TD]Nồng độ C
    (mg/Nm3)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Bụi tổng
    [/TD]
    [TD]400
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]Amoniac và các hợp chất amoni
    [/TD]
    [TD]76
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]Cacbon oxit (CO)
    [/TD]
    [TD]1000
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]Clo
    [/TD]
    [TD]32
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5
    [/TD]
    [TD]Kẽm và hợp chất (tính theo Zn)
    [/TD]
    [TD]30
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6
    [/TD]
    [TD]Axit Clohydric (HCl)
    [/TD]
    [TD]200
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7
    [/TD]
    [TD]Lưu huỳnh đioxit (SO2)
    [/TD]
    [TD]1500
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8
    [/TD]
    [TD]Hơi H2SO4 hoặc SO3 (tính theo SO3)
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]9
    [/TD]
    [TD]Hơi HNO3 (các nguồn khác) (tính theo NO2)
    [/TD]
    [TD]1000
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Trong đó: nồng độ C là nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động trước ngày 16 tháng 1 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014.
    2.Tiêu chuẩn tiếng ồn
    TCVN 3985-1999 Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc:
    Ÿ Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
    Tiêu chuẩn này quy định mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc chịu ảnh hưởng của tiếng ồn trong các cơ sở sản xuất và cơ quan
    Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát mức ồn phát sinh trong quá trình làm việc do các loại máy móc, thiết bị và phương tiện sản xuất phát ra tác động đến NLĐ
    Ÿ Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc
    Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc được đánh giá bằng mức áp suất âm tương đương (sau đây gọi là mức âm) tại mọi vị trí làm việc, trong suốt ca lao động (8 giờ), không được vượt quá 85dB, muawcs cực đại không vượt quá 115dBA.
    Nếu tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá:
    4 giờ,mức âm cho phép là 90 dBA
    2 giờ, mức âm cho phép là 95dBA
    1 giờ, mức âm cho phép là 100dBA
    30 phút, mức âm cho phép là 105 dBA
    15 phút, mức âm cho phép là 110 dBA
    Và mức âm cực đại không quá 115 dBA
    Thời gian làm việc còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với mức âm dưới 89 dBA
    Bảng 2.3. Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Vị trí làm việc
    [/TD]
    [TD]Mức áp suất tương đương không quá (dBA)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Tại vị trí làm việc, sản xuất trực tiếp
    [/TD]
    [TD]85
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]Các phòng chức năng, hành chính, kế toán, kế hoạch thống kê
    [/TD]
    [TD]65
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]Các phòng làm việc trí óc, nghiên cứu, thiết kế, máy tính
    [/TD]
    [TD]55
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    2.4. Phương pháp phân tích Chi phí-Lợi ích mở rộng
    Để đánh giá tác động môi trường của một hoạt động phát triển kinh tế- xã hội ta có thể áp dụng nhiều phương pháp đánh giá tác động môi trường như phương pháp liệt kê số liệu, phương pháp ma trận môi trường, phương pháp chập bản đồ môi trường, phương pháp sơ đồ mạng lưới, phương pháp mô hình, phương pháp phân tích lợi ích- chi phí mở rộng. Hầu hết các phương pháp kể trên chủ yếu phân tích định tính, định lượng về môi trường thông qua các thông số môi trường lựa chọn. Riêng phương pháp phân tích chi phí- lợi ích mở rộng sử dụng tất cả các kết quả phương pháp trên đưa lại, từ đó đi sâu về mặt kinh tế và tiếp theo là so sánh về lợi ích và tổn thất do hoạt động phát triển đưa lại. Ở đây, lợi ích và chi phí (tổn thất) hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí và lợi ích về mặt tài nguyên thiên nhiên và môi trường, vì vậy được gọi là phương pháp phân tích chi phí- lợi ích mở rộng. Như vậy, bản chất của phương pháp này là đánh giá tác động môi trường của một hoạt động phát triển trên giác độ của kinh tế và môi trường cho một số dự án đầu tư hay một cơ sở đang hoạt động.
    Các bước tiến hành phương pháp phân tích chi phí- lợi ích mở rộng:
    Bước 1: tiếp thu (kế thừa) tất cả các kết quả nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường của hoạt động phát triển bằng các phương pháp khác nhau.
    Bước 2: Lượng hóa tất cả các tác động do hoạt động phát triển đưa lại, và sau đó chuyển hóa tất cả ra một mặt bằng giá trị là tiền.
    Nếu gọi lợi ích mà dự án đưa lại cho kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường tại các khu vực dự án năm thứ nhất là B1, ở năm thứ hai là B2, và các năm thứ n là Bn, thì tổng lợi ích mà dự án đưa lại là:
    B1+ B2+ + Bn
    Tổng quát ta có: Tổng lợi ích mà dự án đưa lại là:
    n
    ∑ Bt
    t=1
    Trong đó: Bt là lợi ích bằng tiền ở năm thứ t
    t là thời gian hoạt động của dự án, t =1,2, ., n
    Cũng như vậy nếu ta gọi chi phí ( thiệt hại) mà dự án đưa lại ở năm thứ nhất là C1, ở năm thứ hai là C2, và ở năm thứ n là Cn thì tổng chi phí mà dự án thu lại là
    C1+ C2+ + Cn
    Tổng quát, tổng chi phí cho dự án hoạt động là
    n
    ∑ Ct
    t=1
    Trong này Ct là chi phí cho dự án hoạt động ở năm thứ t
    t là thời gian hoạt động của dự án, t= 1,2, ,n năm
    Trước khi dự án đi vào hoạt động phải có một chi phí ban đầu như khảo sát, thiết kế, xây dựng mà ta gọi là chi phí ban đầu, ký hiệu Co
    Như vậy chi phí cho toàn bộ dự án sẽ là:
    Co+∑ Ct
    Bước 3:Tiến hành đánh giá hiệu quả của dự án, đó là việc so sánh giữa lợi ích và chi phí mở rộng của dự án đầu tư. Hai chỉ tiêu để so sánh:
    - Lợi nhuận tuyệt đối của dự án:
    ∑ Bt -[ Co+∑ Ct]≥0
    - Lợi nhuận tương đối của dự án:
    ∑ Bt
    ———— ≥ 1
    Co+∑ Ct

    2.5. Phân định nội dung nghiên cứu
    Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào đánh giá hiệu quả kinh tế các giải pháp giảm ô nhiễm trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Do thời gian nghiên cứu đề tài còn hạn chế, cũng như nguồn số liệu chưa đầy đủ cho các năm đồng thời việc đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chất khải không đồng bộ và có nhiều nguồn gây ô nhiễm nên em chỉ giới hạn việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu bằng việc so sánh, đánh giá những chi phí và lợi ích mang lại ở hai trường hợp là nhà máy chưa áp dụng và khi đã áp dụng các biện pháp giảm ô nhiễm trong thực tiễn.Từ đó suy rộng ra cho các đơn vị thuộc Tập đoàn.







    Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÓNG MỚI TÀU THỦY XK TẠI NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU NAM TRIỆU
    3.1. Tổng qua về Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu
    3.1.1. Khái quát chung về Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam
    Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã được nhiều các bạn hàng trong nước và Quốc tế biết đến như một địa chỉ tin cậy.
    - Tên Tiếng Việt: Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
    - Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Shipbuilding Industry Group.
    - Viết tắt: VINASHIN.
    - Website: www.vinashin.com.vn.
    - Địa chỉ liên hệ: 172 Ngọc Khánh - Quận Ba Đình – Hà Nội.
    Ø Chức năng và nhiệm vụ
    Với vai trò là Tập đoàn kinh tế của Nhà nước, VINASHIN đã thực hiện phương châm mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh, trong đó lấy công nghiệp đóng mới tàu biển làm chức năng hoạt động chính. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu khác bao gồm: Vận tải, Sản xuất công nghiệp, Tài chính và Xây dựng có chức năng hỗ trợ cho công nghiệp đóng tàu. Theo đó, Tập đoàn Vinashin thực hiện các chức năng chính như sau:
    - Công nghiệp đóng mới các loại tàu thuỷ,
    - Vận tải bằng đường sông và đường biển
    - Sản xuất máy móc, trang thiết bị, vật tư cho công nghiệp đóng tàu
    - Hoạt động tài chính
    - Xây dựng các công trình dân dụng- công nghiệp
    Ø Bộ máy cơ cấu tổ chức
    Với chức năng, nhiệm vụ như trên bộ máy hoạt động của Tập đoàn Vinashin đã được tổ chức theo mô hình Công ty mẹ- công ty con. Trong đó:
    * Công ty mẹ gồm: Cơ quan Tập đoàn và các đơn vị hạch toán phụ thuộc
    * Các công ty con gồm:
    - Các tổng công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con.
    Đến nay Tập đoàn đã có 3 Tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án để Tập đoàn ra quyết định thành lập là:

    Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (03/4/2007)
    Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng (18/7/2007)
    Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng (9/6/2008)
    - Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con và các đơn vị sự nghiệp có thu (các Viện khoa học, các trường dạy nghề)
    * Các công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
    * Các công ty liên kết do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ
    Ngoài ra còn có các văn phòng đại diện trong và ngoài nước.
    Công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết gắn kết với nhau chủ yếu thông qua mối quan hệ về vốn, lợi ích kinh tế, chiến lược kinh doanh, sản phẩm, thị trường, thương hiệu, khoa học công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, Công ty mẹ là Công ty nhà nước giữ vai trò trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư nguồn vốn; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao, toàn quyền điều hoà phần vốn nhà nước tại các công ty con. Với mô hình này, VINASHIN sẽ không còn cơ chế hoạt động theo mệnh lệnh hành chính, mà dùng công cụ tài chính, thị trường, khoa học công nghệ để điều hành tập đoàn. Cơ cấu quản lý và điều hành của Tập đoàn gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc điều hành, các Tổng giám đốc chức năng, kế toán trưởng và Bộ máy giúp việc là các phòng ban chức năng thuộc tập đoàn.
    3.1.2. Khái quát chung về Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu
    Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu là đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Khi mới thành lập vào tháng 1/1966 có tên là Công trường đóng thuyền biển sau đó là Xưởng Z21 (11/1966); Nhà máy Lê Chân (6/1977); Xí nghiệp Lê Chân trực thuộc nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng (4/1983); Nhà máy sửa chữa tàu biển Lê Chân (11/1988); Nhà máy sửa chữa tàu biển Nam Triệu (11/1989); Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (11/2000) và tháng 4 năm 2007 đổi tên thành Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu.

    Tên tiếng việt: TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY NAM TRIỆU
    Tên giao dịch quốc tế: NAM TRIEU SHIPBUILDING INDUSTRY CORPORATION
    Tên viết tắt: NASICO
    Trụ sở chính: Xã Tam Hưng, Huyện Thủy Nguyên, Thành Phố Hải Phòng
    Điện thoại: 0313 775533 Fax: 0313 875135
    Email: http://www.enidc.com.vn/vn/Van-ban-phap-ly.aspx
    9. http://www.nasico.com.vn
    10. http://www.vinashin.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...