Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguy

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CHÈ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

    MỤC LỤC
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
    2.1. Mục tiêu tổng quát . 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
    3.2.1. Phạm vi về nội dung 2
    3.2.2. Phạm vi về không gian 2
    3.2.3. Phạm vi thời gian 2
    4. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
    5. Bố cục của đề tài . 3
    Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
    PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    1.1. Cơ sở lý luận về sản xuất nông nghiệp: Hữu cơ, an toàn và truyền thống .4
    1.1.1. Quan niệm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và an toàn 4
    1.1.1.1. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ .4
    1.1.1.2. Quản lý dịch hại tổng hợp IPM .6
    1.1.2. Quan niệm về sản xuất chè an toàn, sản xuất chè hữu cơ và sản
    xuất chè truyền thống 8
    1.1.2.1. Khái niệm chè hữu cơ .8
    1.1.2.2. Khái niệm chè an toàn 10
    1.1.2.3. Khái niệm chè truyền thống (Sản xuất chè thông thường) 11
    1.1.3. Ý nghĩa của sản xuất chè hữu cơ và sản xuất chè an toàn .11
    1.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và trong nước .12
    1.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới .12
    1.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam 15
    1.3. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và trong nước 16
    1.3.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới 16
    1.3.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam 18
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    iv
    1.4. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất .20
    1.4.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế .20
    1.4.2. Phân loại hiệu quả kinh tế 23
    1.5. Phương pháp nghiên cứu .25
    1.5.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết .25
    1.5.2. Phương pháp nghiên cứu .25
    1.5.2.1. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu .25
    1.5.2.2. Xác định cỡ mẫu .26
    1.5.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .27
    1.5.2.4. Mô hình lý thuyết sử dụng trong phân tích 27
    1.5.2.5. Phương pháp xử lý số liệu .27
    1.5.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .27
    Chương II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
    2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh - xã hội của thành phố Thái Nguyên 32
    2.1.1. Vị trí địa lý . 32
    2.1.2. Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên 33
    2.1.3. Nguồn nhân lực .34
    2.1.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng .34
    2.1.5. Những lợi thế so sánh .35
    2.2. Một số nét cơ bản về sản xuất chè an toàn, sản xuất chè hữu cơ và
    sản xuất chè truyền thống tại tỉnh Thái Nguyên 36
    2.2.1. Tình hình sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ .36
    2.2.1.1. Sản xuất chè an toàn 36
    2.2.1.2. Sản xuất chè hữu cơ .37
    2.2.2. Tình hình sản xuất chè truyền thống 39
    2.3. Tình hình sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ tại Thành phố Thái
    Nguyên .39
    2.3.1. Tình hình sản xuất chè hữu cơ .40
    2.3.2. Tình hình sản xuất chè an toàn 40
    2.4. Đánh giá chung về tình hình sản xuất chè của các hộ điều tra .41
    2.4.1. Đặc điểm chung của hộ nông dân 41
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    v
    2.4.2. Cơ cấu giống chè của các hộ điều tra .43
    2.4.3. Mức độ đầu tư thâm canh của hộ .44
    2.4.4. Tình hình chế biến chè của hộ .49
    2.5. Hiệu quả sản xuất chè hữu cơ, chè an toàn và chè truyền thống của
    hộ nông dân điều tra 51
    2.5.1. Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất ch è hữu cơ, chè an toàn và
    chè truyền thống .52
    2.5.1.1. Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ .52
    2.5.1.2. Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè an toàn 54
    2.5.1.3. Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè truyền thống 56
    2.5.1.4. So sánh hiệu quả kinh tế của chè hữu cơ, chè an toàn với chè
    truyền thống. 58
    2.5.2. Hiệu quả xã hội của sản xuất chè .63
    2.5.3. Hiệu quả môi trường của sản xuất chè .63
    2.6. Mô hình hồi quy của các phương thức sản xuất chè 64
    2.6.1. Xây dựng mô hình 64
    2.6.2. Kết quả mô hình hồi quy 65
    2.6.2.1. Đối với các hộ sản xuất chè an toàn 66
    2.6.2.2. Đối với các hộ sản xuất chè hữu cơ .68
    2.6.2.3. Đối với các hộ sản xuất chè truyền thống 69
    2.7. Những vấn đề rút ra từ thực trạng sản xuất chè hữu cơ, sản xuất chè
    an toàn và sản xuất chè truyền thống .71
    Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
    SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN VÀ SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ .76
    3.1. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả của sản xuất chè an toàn 76
    3.2. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả của sản xuất chè hữu cơ .77
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .82
    1. Kết luận 82
    1.1.Vấn đề nghiên cứu 82
    1.2. Giới hạn của đề tài 84
    2. Kiến nghị 85

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Cây chè và trồng chè đã gắn bó với lịch sử lâu đời của người Việt Nam.
    Ngày nay, người ta coi trà là một thức uống tao nhã và mang nét văn hóa cộng đồng
    cao. Uống trà cũng là một một nhu cầu, đã trở thành thói quen của nhiều người. Chè
    có tác dụng chữa lành bệnh, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, tăng
    hiệu quả lao động cho con người [8]. Đặc biệt chè còn là loại cây công nghiệp dài
    ngày có giá trị kinh tế cao.
    Trong những năm qua, cây chè đã khẳng định vị trí quan trọng trong phát
    triển kinh tế của Việt Nam.
    Chè không những là mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ
    lớn cho ngân sách nhà nước mà còn là loại cây trồng mang lại thu nhập ổn định cho
    người sản xuất chè.
    Tuy nhiên sản xuất chè hiện nay đang có những bất cập. Đó là, do nhận thức
    không đầy đủ, người sản xuất chè đã và đang sử dụng thái quá phân vô cơ và thuốc
    bảo vệ thực vật. Chính điều đó không những không làm tăng hiệu quả của sản xuất
    mà còn để lại một khối lượng lớn các chất hóa học tồn dư trong đất; nước, làm ảnh
    hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó, trong bối
    cảnh hội nhập hiện nay, thị trường chè ở quốc tế ngày càng yêu cầu sản phẩm chè
    với chất lượng ngày một cao.
    Trước tình hình đó, sản xuất chè sạch đang nổi lên như một tất yếu trong giai
    đoạn hiện nay. Để đáp ứng những nhu cầu đó các nhà khoa học nông nghiệp đã
    nghiên cứu và tìm ra những biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho chè, sản
    xuất chè theo phương pháp hữu cơ và sản xuất chè an toàn. Theo đó biện pháp sản
    xuất chè hữu cơ và chè an toàn vừa có chất lượng sản phẩm tốt vừa có năng suất ổn
    định, không ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đang
    trở thành hướng đi chính trong tương lai [8]. Chính vì để đáp ứng nhu cầu thực tiễn
    đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức
    sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    2
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức sản xuất chè: Hữu cơ, an
    toàn và truyền thống nhằm hướng tới một nền nông nghiệp an toàn và bảo vệ môi
    trường
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Tổng hợp những lý luận về sản xuất chè hữu cơ và chè an toàn
    - Đánh giá hiệu quả của các phương thức: sản xuất chè hữu cơ, sản xuất chè
    an toàn và sản xuất chè truyền thống.
    - Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả của sản xuất chè hữu cơ và chè
    an toàn góp phần phát triển bền vững ngành chè Thái Nguyên theo hướng thân thiện
    với môi trường.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến quá trình sản xuất và kinh
    doanh chè hữu cơ, chè an toàn và chè truyền thống trên giống chè trung du tại các
    xã khu vực TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    3.2.1. Phạm vi về nội dung
    Nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ, sản xuất chè an
    toàn và sản xuất chè truyền thống tại tỉnh Thái Nguyên.
    3.2.2. Phạm vi về không gian
    Nghiên cứu tại địa bàn xã Tân Cương và xã Phúc Xuân, thành phố Thái
    Nguyên.
    3.2.3. Phạm vi thời gian
    Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ 1/9/2010 đến 1/7/2011 với số
    liệu nghiên cứu của 5 năm 2005 -2010.
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    3
    4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
    Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng phát triển sản xuất chè
    ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung theo hướng bền vững bảo vệ
    môi trường.
    5. Bố cục của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, đề tài có bố cục như sau:
    Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
    Chương II: Kết quả nghiên cứu
    Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của sản xuất chè an
    toàn và sản xuất chè hữu cơ
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    4
    Chương I
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.1. Cơ sở lý luận về sản xuất nông nghiệp: Hữu cơ, an toàn và truyền thống
    1.1.1. Quan niệm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và an toàn
    1.1.1.1. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ
    Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu đưa ra khái niệm về nông nghiệp hữu cơ. Về
    cơ bản, các tài liệu đều thống nhất rằng, khái niệm nông nghiệp h ữu cơ, nông
    nghiệp sinh thái hay nông nghiệp sinh học là một. Hiện nay có thể hiểu khái niệm
    về nông nghiệp hữu cơ theo hai cách như sau:
    “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm tăng cường
    và hỗ trợ gìn giữ bền vững hệ sinh thái, ba o gồm các vòng tuần hoàn và chu kỳ sinh
    học trong đất. Nông nghiệp hữu cơ dựa trên cơ sở giảm thiểu tối đa các đầu tư từ
    bên ngoài nhằm làm giảm ô nhiễm không khí, đất và ô nhiễm nước, không sử dụng
    các chất tổng hợp như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu hoá học. Những người sản
    xuất, chế biến và lưu thông các sản phẩm hữu cơ được gắn nhãn mác với các tiêu
    chuẩn của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Mục đích chính của nông nghiệp hữu cơ
    là tối ưu hoá tính bền vững và sức sản xuất của các hệ thống sinh thái có quan hệ
    chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau như : Đất, cây trồng, động vật và con người” [14].
    “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới việc thực hiện các quá
    trình sản xuất với kết quả là bảo đảm hệ sinh thái bền vững, an toàn thực phẩm, chất
    lượng tốt, đối xử công bằng và chăm sóc chu đáo cây trồng và vật nuôi; là hệ thống
    sản xuất không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng
    phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hoá khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử
    dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình
    sản xuất” [2].
    Nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở
    sử dụng các chu trình sinh học có trong tự nhiên. Nói một cách khác, phương thức
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    5
    sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất mà trong đó các quá trình
    sản xuất đều tuân theo quy luật sinh học tự nhiên vốn có.
    Nông nghiệp hữu cơ không chỉ đơn thuần là “nền nông nghiệp khô ng có chất
    hoá học”, mà nó còn hội tụ đầy đủ các khía cạnh sinh thái, xã hội và kinh tế bền
    vững. Vì vậy nó là một dạng sản xuất bền vững của nông nghiệp. Điều đó có nghĩa
    rằng, nông nghiệp hữu cơ là phương thức duy trì sự cân bằng sinh thái trong hệ
    thống canh tác và sử dụng nguồn tài nguyên vốn có theo cách bền vững với một sự
    chú ý đặc biệt về khía cạnh kinh tế - xã hội của sản xuất. Tái tạo chu trình dinh
    dưỡng, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên sẵn có, đa dạng hoá là các khía cạnh quan
    trọng của nông nghiệp hữu cơ. Các đặc điểm kinh tế - xã hội như : an ninh lương
    thực, thương mại công bằng, tăng cường nguồn lực cũng là những khía cạnh rất
    quan trọng của nông nghiệp hữu cơ.
    *Nông nghiệp hữu cơ có những đặc điểm riêng biệt sau [6]:
    - Hoạt động sản xuất nông nghiệp theo cách thức tự nhiên của hệ thống sinh
    thái. Con người, đất đai, cây trồng và vật nuôi là các mặt trong một thể thống nhất,
    nó như một thể hữu cơ.
    - Ý tưởng cơ bản của nông nghiệp hữu cơ là hoạt động kinh tế phải hài hoà với
    thiên nhiên. Vì nếu các hoạt động ấy nằm chệch hướng vận động của các quy luật tự
    nhiên thì sẽ tạo ra những hệ quả xấu và tất yếu phát triển sẽ không theo chiều hướng
    bền vững.
    - Sản xuất sẽ phát triển tốt trên cơ sở sử dụng và tăng cường độ phì nhiêu tự nhiên
    của đất cũng như làm tăng sức đề kháng của cây trồng và vật nuôi đối với sâu bệnh.
    - Chăn nuôi là một hợp phần thích ứng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ.
    - Hệ thống không bị ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lạ ngoài nông trại
    như: phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật.
    *Nông nghiệp hữu có có những ưu điểm cơ bản sau [6]:
    Phương thức sản xuất của nông nghiệp hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường
    đất, nước và không khí. Vì nông nghiệp hữu cơ không còn sử dụng phân bón vô cơ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...