Tiến Sĩ Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại m

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 17/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2011

    Đặt vấn đề ----------------------------------------------------------------------------------------- 1
    Chương 1. Tổng quan tài liệu ----------------------------------------------------------------- 4
    1.1. Những hiểu biết về mảng bám răng, bệnh sâu răng, viêm lợi và kiến thức, thái
    độ, thực hành của học sinh về chăm sóc răng
    miệng .4
    1.1.1. Một số khái niệm, định nghĩa liên quan bệnh răng miệng của chuyên
    ngành răng hàm mặt ------------------------------------------------------------------------------ 4
    1.1.2. Những hiểu biết hiện nay về mảng bám răng ------------------------------------ 4
    1.1.3. Bệnh sâu răng, viêm lợi ------------------------------------------------------------10
    1.1.4. Tình hình sâu răng, viêm lợi -------------------------------------------------------22
    1.1.5. Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về chăm sóc
    răngmiệng .26
    1.2. Các biện pháp kiểm soát mảng bám răng ----------------------------------------------29
    1.2.1. Biện pháp dự phòng chung về sâu răng, viêm lợi -----------------------------29
    1.2.2. Biện pháp kiểm soát mảng bám răng ----------------------------------------- 33
    Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ------------------------------------ 38
    2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ----------------------------------------------38
    2.2. Phương pháp nghiên cứu -----------------------------------------------------------------38
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ----------------------------------------------------------------38
    2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ----------------------------------------------------43
    2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ------------------------------------------------44
    2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu --------------------------------------------------45
    2.2.5. Một số khái niệm, quy ước, cách tính các chỉ số trong nghiên cứu ----------49
    2.2.6. Đánh giá kết quả -------------------------------------------------------------------57
    2.2.7. Phương pháp và công cụ đánh giá -----------------------------------------------59
    2.3. Khống chế sai số ----------------------------------------------------------------------------60
    2.4. Xử lý số liệu ---------------------------------------------------------------------------------61
    2.5. Vấn đề y đức --------------------------------------------------------------------------------61
    2.6. Hạn chế của đề tài --------------------------------------------------------------------------61
    Chương 3. Kết quả nghiên cứu --------------------------------------------------------------63
    3.1. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi, mảng bám răng, kiến thức, thái độ thực
    hành về chăm sóc răng miệng và một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của
    học sinh .63
    3.1.1. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và mảng bám răng ở học sinh . ----63
    3.1.2. Kiến thức thái, thái độ, thực hành của học sinh về chăm sóc răng
    miệng -------------------------------------------------------------------------------------------73
    3.1.3. Mối liên quan giữa kiến thức thái, thực hành của học sinh với bệnh sâu
    răng, viêm lợi -------------------------------------------------------------------------------------78
    3.2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi
    của học sinh ---------------------------------------------------------------------------------- .80
    3.2.1. Hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi
    của học sinh -----------------------------------------------------------------------------------80
    3.2.2. Hiệu quả đối với kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về chăm sóc
    răng miệng ----------------------------------------------------------------------------------------87
    Chương 4. Bàn luận ----------------------------------------------------------------------------99
    4.1. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi, mảng bám răng, kiến thức, thái độ thực
    hành về chăm sóc răng miệng và một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của
    học sinh .96
    4.1.1. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và mảng bám răng ở học sinh ---------- 96
    4.1.2. Kiến thức thái, thái độ, thực hành của học sinh về chăm sóc răng miệng - 105
    4.1.3. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của học sinh với bệnh sâu răng,
    viêm lợi ----------------------------------------------------------------------------------------- 111
    4.2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi
    của học sinh ------------------------------------------------------------------------------------ 113
    4.2.1. Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng,
    viêm lợi của học sinh -------------------------------------------------------------------------- 113
    4.2.2. Đánh giá hiệu quả đối với kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về
    chăm sóc răng miệng -------------------------------------------------------------------------- 119
    Kết luận ----------------------------------------------------------------------------------------- 123
    Khuyến nghị ---------------------------------------------------------------------------------- 125
    Danh mục các công trình khoa học đã công bố ---------------------------------------- 126
    Tài liệu tham khảo --------------------------------------------------------------------------- 127
    Tiếng việt ------------------------------------------------------------------------------------- 127
    Tiếng anh
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Sâu răng, viêm lợi là hai bệnh rất phổ biến trong các bệnh răng miệng
    (RM) trên thế giới cũng như ở nước ta. Năm 1986, Tổ chức Y tế Thế giới
    (WHO) đã coi bệnh răng miệng là mối quan tâm lớn thứ ba của loài người sau
    bệnh ung thư và bệnh tim mạch.
    Bệnh mắc rất sớm, ngay từ khi răng mới mọc (6 tháng tuổi). Nếu không
    được điều trị kịp thời bệnh gây biến chứng tại chỗ và toàn thân, ảnh hưởng
    đến sự phát triển về thể lực và thẩm mỹ của trẻ sau này. Do tính chất phổ biến
    và tỷ lệ mắc bệnh cao trong cộng đồng nên chi phí cho chữa trị, phục hồi chức
    năng nhai và thẩm mỹ rất lớn.
    Trong 20 năm trở lại đây, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật,
    người ta đã tìm ra nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh răng miệng là
    do mảng bám răng. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng bệnh thích hợp
    và kết quả là sau khi áp dụng các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu này, bệnh
    răng miệng đã giảm rõ rệt [81], [82], [119]. Phòng bệnh răng miệng là quá
    trình tương đối đơn giản, không quá khó khăn, không đòi hỏi trang bị đắt tiền,
    không đòi hỏi cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao và chi phí thấp, dễ thực
    hiện ở cộng đồng, đặc biệt là ở các trường học.
    Việt Nam là nước đang phát triển, những năm gần đây, do điều kiện
    kinh tế, xã hội phát triển, chế độ dinh dưỡng có nhiều thay đổi như sử dụng
    nhiều đường, sữa .trong khi cộng đồng còn chưa nhận thức đầy đủ về nguy
    cơ, tác hại cũng như việc phòng tránh bệnh răng miệng. Nhiều công trình
    nghiên cứu đã cho thấy tại nhiều địa phương bệnh răng miệng có xu hướng
    ngày càng tăng [36], [37]. Năm 2001 theo kết quả điều tra sức khoẻ răng
    miệng toàn quốc có trên 90% dân số mắc bệnh răng miệng, trong khi hoạt
    động của mạng lưới phòng chống bệnh răng miệng còn chưa đáp ứng được
    yêu cầu. Vì vậy hiện nay công tác phòng chống bệnh răng miệng là nhiệm vụ
    trọng tâm của ngành răng hàm mặt.
    Để giải quyết tình trạng này, ngành răng hàm mặt nhiều năm qua đã thực
    hiện tích cực nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu mà trọng tâm
    là công tác nha học đường (NHĐ) với 4 nội dung: Giáo dục nha khoa cho học
    sinh, dùng nước súc miệng có flour 0,2% hàng tuần tại trường học, trám bít
    hố rãnh, khám phát hiện và điều trị sớm các bệnh răng miệng tại trường học.
    Tuy nhiên việc thực hiện và hiệu quả của công tác này có khác nhau ở từng
    địa phương, từng thời gian, một phần nguyên nhân là do kiến thức, thái độ,
    thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh khác nhau ở từng lứa tuổi, từng
    nơi.
    Ở Hà Nội, kết quả điều tra sức khỏe răng miệng năm 2007 - 2008 ở học
    sinh tiểu học và trung học cơ sở cho thấy tỷ lệ bệnh răng miệng ngày càng
    tăng theo lứa tuổi. Trong những năm qua chương trình nha học đường của
    khu vực Hà Nội đã bước đầu có hiệu quả và các hoạt động đi vào nề nếp, tuy
    nhiên chất lựơng chưa đồng đều giữa các trường. Gia Lâm là một huyện ngoại
    thành của Hà Nội đã triển khai chương trình nha học đường nhưng hiệu quả
    hoạt động còn chưa cao nên bệnh răng miệng của học sinh vẫn phổ biến. Năm
    2008, Hà nội đã được mở rộng cả về diện tích và dân số thêm 15 quận huyện
    mới, qua khảo sát khu vực Hà Tây trước đây, các trường chưa triển khai hoạt
    động nha học đường. Quốc Oai là một huyện ngoại thành của Hà Tây, do việc
    phòng và chữa bệnh RM chưa được quan tâm đúng mức vì vậy bệnh răng
    miệng rất phổ biến.
    Để đẩy mạnh chương trình nha học đường, cũng như tìm những biện
    pháp mới kết hợp với chương trình nha học đường nhằm nâng cao chất lượng,
    hiệu quả phòng bệnh răng miệng cho học sinh, trong khuôn khổ của dự án
    “Đánh giá hiệu quả hoạt động Nha Học Đường tại Hà Nội năm 2009 – 2010
    của viện Răng Hàm Mặt Quốc gia”, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng,
    viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số trường ở ngoại thành Hà Nộ
    i
    ” nhằm
    mục tiêu:
    1. Mô tả thực trạng, một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi,
    mảng bám răng và kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc răng
    miệng ở học sinh 12 tuổi tại một số trường trung học cơ sở huyện Gia
    Lâm, huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội năm 2009.
    2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng,
    viêm lợi của học sinh 12 tuổi tại 4 trường trung học cơ sở của 2 huyện
    nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...