Tiến Sĩ Đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện VĐV bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 - 13

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
    HÀ NỘI - 2013


    MỤC LỤC
    Trang
    Trang bìa
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án
    Danh mục các biểu bảng, hình, sơ đồ, đồ thị trong luận án
    Mở đầu 1
    Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 4
    1.1. Đặc điểm môn bóng rổ qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 4
    1.1.1. Đặc điểm chung môn bóng rổ 4
    1.1.2. Đặc điểm thi đấu bóng rổ hiện đại 6
    1.1.3. Tổng quan về các công trình nghiên cứu trong giảng dạy - huấn luyện bóng rổ 9
    1.2. Cơ sở lý luận chung về giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu trong môn bóng rổ 12
    1.2.1. Đặc điểm giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu 12
    1.2.2. Mục tiêu huấn luyện giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu cho VĐV bóng rổ 17
    1.2.3. Chương trình và kế hoạch huấn luyện VĐV bóng rổ của một số tỉnh 18
    1.3. Đặc điểm tâm sinh lý VĐV bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 – 13 21
    1.3.1. Đặc điểm huấn luyện tâm lý VĐV bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 – 13 21
    1.3.2. Cơ sở sinh lý của huấn luyện thể thao thanh thiếu niên 24
    1.4. Lập kế hoạch huấn luyện VĐV môn bóng rổ 25
    1.4.1. Những nguyên lý cơ bản về lập kế hoạch 26
    1.4.2. Phân loại kế hoạch huấn luyện 27
    1.4.3. Phân chia thời kỳ huấn luyện quanh năm 31
    1.5. Tóm tắt chương tổng quan 39


    Chương 2. Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 41
    2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 41
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 41
    2.1.2. Khách thể nghiên cứu 41
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
    2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 41
    2.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm 42
    2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm 42
    2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 43
    2.2.5. Phương pháp kiểm tra y sinh 50
    2.2.6. Phương pháp kiểm tra tâm lý 54
    2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 58
    2.2.8. Phương pháp toán học thống kê 58
    2.3. Tổ chức nghiên cứu 61
    2.3.1. Thời gian nghiên cứu 61
    2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 62


    Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 63
    3.1. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả huấn luyện về thể lực, chuyên môn (kỹ thuật), tâm sinh lý cho VĐV bóng rổ trẻ lứa
    tuổi 11- 13 63
    3.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn hệ thống test đánh giá trình độ thể lực, chuyên môn, tâm sinh lý cho VĐV bóng rổ
    trẻ lứa tuổi 11- 13 63
    3.1.2. Xác định tính thông báo của hệ thống test đánh giá trình độ thể lực, kỹ thuật, tâm sinh lý cho VĐV bóng rổ lứa tuổi 11 - 13 81
    3.1.3. Xác định độ tin cậy của hệ thống test đánh giá trình độ thể lực, chuyên môn, tâm sinh lý cho VĐV bóng rổ lứa tuổi 11 - 13 81
    3.1.4. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực, chuyên môn cho VĐV bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 - 13
    3.1.5. Bàn luận 88
    3.2. Nghiên cứu kế hoạch huấn luyện đối với VĐV bóng rổ 11- 13 tuổi
    3.2.1. Kế hoạch huấn luyện lựa chọn thử nghiệm cho VĐV bóng rổ 11 – 13 tuổi 91
    3.2.2. Đối chiếu kế hoạch huấn luyện soạn thảo thử nghiệm nêu trên với thực trạng kế hoạch huấn luyện ở một số trung tâm ở nước ta 101
    3.2.3. Bàn luận 107
    3.3. Đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện VĐV bóng rổ trẻ lứa tuổi 11- 13
    3.3.1. Tổ chức kiểm tra sư phạm 110
    3.3.2. Ứng dụng các test, chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá hiệu quả thông qua theo dõi diễn biến thành tích của VĐV bóng rổ qua các giai đoạn huấn luyện 110
    3.3.3. Đánh giá hiệu quả huấn luyện thông qua hiệu quả tuyển chọn VĐV sang giai đoạn chuyên môn hoá sâu 113
    3.3.4. Bàn luận 115
    Kết luận và kiến nghị 118
    A. Kết luận 118
    B. Kiến nghị 119
    Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án 120
    Danh mục tài liệu tham khảo 121
    Phụ lục

    MỞ ĐẦU

    Từ xa xưa dưới các hình thức khác nhau, trò chơi bóng rổ đã xuất hiện ở một số nước trên thế giới như: Ở Mêhicô có tên là Pok-Tapok; người Astek gọi là Ollamalituli. Vào tháng 12/1891 Dr. James Naismith (Mỹ) đã sáng tạo ra trò chơi này và soạn thảo "Luật chơi bóng rổ" với 15 điều luật đầu tiên, đến nay vẫn được tiếp tục sử dụng. Bóng rổ được giới thiệu tại Thế vận hội Berlin vào năm 1936. Đến nay
    bóng rổ đã phát triển để trở thành một trong các môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới cả về số lượng người tập luyện và chất lượng của các giải đấu. Bóng rổ đã trở thành môn thể thao Olympic và luôn được thi đấu chính thức tại các kỳ đại hội. Từ đó môn bóng rổ đã phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, năm 1983 FIBA đã hợp nhất 157 Liên đoàn bóng rổ các quốc gia, đến năm 1987, FIBA đã bao gồm 168 nước thành viên [31], [61], [62]. Ở Việt Nam, môn bóng rổ du nhập vào từ thập niên 1930 ở các tỉnh thành như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và chủ yếu là phát triển trong quân đội và của những người Hoa. Hiện nay, bóng rổ đang thực sự phát triển mạnh tại các tỉnh thành như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Yên Bái, Quảng Ninh, Cần Thơ, Đà Nẵng, trong lực lượng vũ trang, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp, Trung học Phổ thông và Trung học Cơ sở Bóng rổ đã chính thức được đưa vào hệ thống thi đấu quốc gia và đồng thời đưa vào chương trình giảng dạy của các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông và trung học cơ sở. Ngày 10/6/2005, Uỷ ban TDTT đã ban hành Luật bóng rổ gồm 2 phần 8 chương và 50 điều được áp dụng trong các cuộc thi đấu bóng rổ từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại Việt Nam [10], [51], [54].
    Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, phong trào tập luyện và thi đấu bóng rổ đã đạt được những thành công nhất định, song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục, đặc biệt là các công trình nghiên cứu khoa học về bóng rổ vẫn còn ở mức độ hạn hẹp. Các công trình nghiên cứu của tác giả Lê Nguyệt Nga [26], Đặng Hà Việt [54], Lưu Thiên Sương [33], Phạm Văn Thảo [36], Lê Vũ Kiều Hoa [18], Lê Thế Hùng [21], Lê Thị Vân Anh [1], Nguyễn Hữu Thiệp [37] . và các tác giả khác từ kết quả cho thấy vấn đề đánh giá kế hoạch huấn luyện VĐV bóng rổ chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, hướng đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện VĐV bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 – 13 không được các tác giả trong các trường không chuyên về TDTT quan tâm nghiên cứu.
    Ở trong nước, môn bóng rổ được nhiều đối tượng tham gia tập luyện và cũng có nhiều trung tâm đào tạo VĐV năng khiếu, tuy nhiên chỉ có một số ít tác giả đã nghiên cứu về bóng rổ: Đinh Can [5], Nguyễn Văn Trung, Phạm Văn Thảo [41], Nguyễn Phi Hải [13]. Ngoài ra còn có các tài liệu được các tác giả biên dịch như: "Huấn luyện bóng rổ hiện đại", biên dịch: Hữu Hiền [15]; "Bóng rổ", biên dịch: Trần Văn Mạnh [31]; Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Quốc Quân, Phạm Văn Thảo [40]. Trong các cuốn sách, các tác giả đã giới thiệu về cách chơi bóng rổ, phương pháp luận, lý luận cơ bản về giảng dạy, tuyển chọn và huấn luyện bóng rổ, song chưa đi sâu nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện VĐV bóng rổ trẻ ở nước ta. Đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện dưới góc độ chuyên môn bằng việc sử dụng các chỉ tiêu, chỉ số, test nằm trong quy trình theo dõi và điều khiển huấn luyện. Cùng với xu thế phát triển bóng rổ hiện đại, việc không đánh giá được toàn diện những tác động của kế hoạch huấn luyện đến sự phát triển của VĐV sẽ là trở ngại lớn đối với các HLV. Chính vì vậy, để đảm bảo việc kiểm soát những tác động của kế hoạch huấn luyện một cách khoa học và có hiệu quả, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện VĐV bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 - 13”.


    Mục đích nghiên cứu:
    Biên soạn kế hoạch huấn luyện đối với VĐV bóng rổ 11 - 13 tuổi để đưa vào thử nghiệm và đánh giá hiệu quả thử nghiệm.
     
Đang tải...