Luận Văn Đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng phát triển bền vững của các HTX, tổ hợp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng phát triển bền vững của các HTX, tổ hợp


    Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn. Ở ĐBSCL hiện có nhiều làng nghề truyền thống đã trở thành nét đặc trưng riêng cho từng địa phương như: An Giang có làng dệt thổ cẩm, đường thốt nốt; Vĩnh Long có nghề làm gốm; Sóc Trăng có bánh pía, lạp xưởng; Bến Tre có kẹo dừa, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm ra từ cây dừa . Các làng nghề thủ công mỹ nghệ ĐBSCL thời gian qua đem lại doanh thu hàng ngàn tỉ đồng và đem về hàng chục triệu USD thông qua xuất khẩu sản phẩm đến khoảng 50 nước trên thế giới, đồng thời tạo việc làm cho một lượng lớn lao động nông nhàn ở nông thôn. Thu nhập của người lao động tham gia vào các làng nghề tăng gấp 3-4 lần so với khoản thu nhập mà họ chỉ duy nhất làm nông (Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn_khu vực phía Nam). Tuy nhiên do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, các làng nghề hiện nay đang gặp nhiều khó khăn phải đương đầu, trong đó trên 80% làng nghề không đủ vốn đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất, lao động thiếu, công tác xúc tiến quảng bá tiêu thụ sản phẩm còn yếu, . nhiều làng nghề ở ĐBSCL đứng trước nguy cơ mai một dần. Có một thực tế là hiện nay ở ĐBSCL số làng nghề sản xuất - kinh doanh ổn định, "ăn nên làm ra" nhìn chung chưa nhiều. Sau một thời gian hoạt động, nhiều làng nghề rơi vào tình cảnh điêu đứng, có nguy cơ biến mất do thiếu vốn, thiếu thông tin, thiết bị - máy móc lạc hậu nên sản phẩm ngày càng khó tìm "đầu ra". Hiện tại tỉnh Trà Vinh cũng đang đối mặt với tình trạng như trên. Theo số liệu của tỉnh Trà Vinh thì đến tháng 6/2011, tỉnh đã ban hành quyết định công nhận 7 làng nghề bao gồm làng nghề Tiểu thủ công nghiệp Đức Mỹ, huyện Càng Long; làng nghề Đan lát Đại An, huyện Trà Cú; làng nghề Tiểu thủ công nghiệp Hưng Mỹ; làng nghề Tiểu thủ công nghiệp Lương Hòa, huyện Châu Thành; làng nghề Sơ chế thủy sản Xóm Đáy, huyện Duyên Hải; làng nghề Hoa kiểng phường 4 thành phố Trà Vinh; làng nghề Hoa kiểng Long Đức thành phố Trà Vinh.
    Từ những đặc điểm trên, chúng ta thấy rằng, nông hộ tỉnh Trà Vinh đã từng gắng bó rất lâu với những nghề truyền thống này phải đối mặt với tình huống nan giải: “Duy trì và tiếp tục phát triển làng nghề truyền thống hay chuyển đổi sang mô hình sản xuất khác mà chúng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng phát triển bền vững của các HTX, tổ hợp tác nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” để làm luận văn tốt nghiệp. Đề tài nhằm mục tiêu phân tích thực trạng, hiệu quả hoạt động của các làng nghề, nhằm đề xuất những giải pháp đối với chính quyền địa phương và bản thân các HTX, tổ hợp tác này những giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của các làng nghề, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân địa phương.​
     
Đang tải...