Luận Văn Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC:CHƯƠNGI:GIỚITHIỆU: 1
    1.1 Cơ sở hình thành: 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
    1.2.1 Mục tiêu chung: . . .2
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể: .2
    1.3 Phạm vi nghiên cứu: . . .2
    1.3.1 Không gian: .2
    1.3.2 Thời gian: . 2
    1.4 Phương pháp nghiên cứu: . 2
    1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu: 2
    1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu: . . 2
    CHƯƠNGII:CƠSỞLÝTHUYẾT: . 3
    2.1 Tìm hiểu đôi nét về ngân hàng thương mại: .3
    2.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại: . . 3
    2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại: . .3
    2.2 Tín dụng: . 3
    2.2.1 Khái niệm tín dụng: . . 3
    2.2.2 Các loại hình tín dụng: . 3
    2.2.3 Vai trò của tín dụng: . .5
    2.2.4 Rủi ro tín dụng . 5
    2.2.4.1 Khái niệm . . 5
    2.2.4.2 Nguyên nhân .5
    2.2.4.3 Hậu quả . 6
    2.3 Hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại: 6
    2.3.1 Khái niệm về hiệu quả tín dụng: . . .6
    2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng: . . .6
    2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng: . 7
    2.4 Quy trình tín dụng: .8
    2.4.1 Khái niệm quy trình tín dụng: . . .8
    2.4.2 Ý nghĩa của việc xây dựng quy trình tín dụng: . .8
    CHƯƠNGIII:KHÁIQUÁTCHUNGVỀNGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN: 10
    3.1 Lịch sử hình thành và phát triển: . 10
    3.1.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn: . 10
    3.1.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang: . 11
    3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý: . 11
    3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 11
    3.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban của ngân hàng: 12
    3.3 Quy trình tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn: 14
    3.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2007: 20
    3.5 Phương hướng và mục tiêu phát triển của SCB trong năm 2008: . 21
    3.6 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn .23
    3.6.1 Thuận lợi 23
    3.6.2 Khó khăn 23
    CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNGTMCPSÀIGÒNCHINHÁNH AN GIANG: 24
    4.1 Tình hình nguồn vốn: . .24
    4.2 Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng : . . . 25
    4.2.1 Phân tích doanh số cho vay tại ngân hàng: 25
    4.2.1.1 Theo thời hạn tín dụng: . . .26
    4.2.1.2 Theo thành phần kinh tế: . 28
    4.2.1.3 Theo ngành nghề kinh doanh: . .29
    4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ tại ngân hàng: 31
    4.2.2.1 Theo thời hạn tín dụng: . 32
    4.2.2.2 Theo đối tượng vay vốn: . 33
    4.2.2.3 Theo ngành nghề kinh doanh: 35
    4.2.3 Phân tích dư nợ tại ngân hàng: 37
    4.2.3.1 Theo thời hạn tín dụng: . . .37
    4.2.3.2 Theo đối tượng vay vốn: . 38
    4.2.3.3 Theo ngành nghề kinh doanh: . .39
    4.2.4 Phân tích nợ quá hạn tại ngân hàng: . . . 41
    4.2.4.1 Theo thời hạn tín dụng: . 41
    4.2.4.2 Theo thành phần kinh tế: . 42
    4.2.4.3 Theo ngành nghề kinh doanh: . . 43
    4.3 Đánh giá hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn: . .44
    4.3.1 Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động . . 45
    4.3.2 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn: . . 46
    4.3.3 Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay: . 46
    4.3.4 Hệ số thu nợ: . 46
    4.4 Phân tích Quy trình cho vay tại SCB: . .47
    4.4.1 Ưu điểm: 47
    4.4.2 Nhược điểm: . . 47
    CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠICỔPHẦNSÀI GÒN . . 49
    5.1 Tồn tại và nguyên nhân: . . .49
    5.1.1 Những mặt đạt được: . 49
    5.1.2 Tồn tại: . . .49
    5.1.3 Nguyên nhân: . 49
    5.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng: . .50
    5.2.1Tăng nguồn vốn huy động: . .50
    5.2.2 Biện pháp tăng doanh số cho vay: . 51
    5.2.3 Biện pháp tăng doanh số thu nợ: .52
    5.2.4 Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng và xử lý nợ quá hạn: 53
    5.2.5 Một số biện pháp khác: . 55
    5.2.6 Một số giải pháp thực hiện trong năm 2008: . .56
    CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: . . 57
    6.1 Kết luận: . . 57
    6.2 Kiến nghị: . .58
    6.2.1Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước: . 58
    6.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Sài Gòn: 58
    6.6.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang 59
    6.6.4 Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân các cấp: 60

    CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU
    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Tỉnh An Giang nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi được xem là có thế mạnh về nông nghiệp, nông sản, chỉ xét trên địa phận Thành phố Long Xuyên đã có hơn bốn công ty thủy sản: Nam Việt, Agifish, Cửu Long, An Xuyên, và các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu gạo: Agimex, Afiex .số lượng doanh nghiệp đăng ký mới không ngừng tăng lên, thu nhập của người dân được nâng cao dần. Qua đó cho thấy An Giang đang chuyển mình từng bước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và được xem là điểm đến hấp dẫn của các Ngân hàng.Trong năm 2007,theo thống kê của NHNN chi nhánh Tỉnh An Giang “các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã huy động tại chỗ được gần 5.400 tỷ đồng, (tăng 83% so cùng kỳ), tổng doanh số cho vay 2.140 tỷ (tăng 100%), tổng doanh số thu nợ 1.920 tỷ (tăng 65%), tổng dư nợ gần 10.500 tỷ (tăng 35%), trong đó nợ quá hạn chiếm 2,8%”, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là ở các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, mua bán lương thực, nông nghiệp và nông thôn, phát triển sản xuất công nghiệp là thế mạnh của Tỉnh. Bên cạnh đó là số lượng ngân hàng được cấp phép mở chi nhánh đã đạt hơn 15 làm gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường. vì vậy An Giang thực sự là một thị trường tiềm năng nhưng cũng đầy thử thách đối với các ngân hàng
    Bên cạnh những Chi nhánh ngân hàng lớn đã có uy tín trên thị trường thì Chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Sài Gòn một chi nhánh mới được biết đến như là một ngân hàng trẻ, năng động với phương châm “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng” SCB đã đổi mới và đưa ra nhiều sản phẩm đa dạng để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng như: Tài trợ nhu cầu vốn ngắn hạn, tài trợ nhu cầu vốn trung dài hạn, bảo lãnh ngân hàng, tín dụng tiêu dụng( bao thanh toán,mua bán cổ phiếu có kỳ hạn) đang bước những bước đi đầu tiên trên thị trường tài chính tại An Giang, Qua hơn 1 năm hoạt động SCB An Giang đang nỗ lực vượt lên và cố gắng đứng vững trên thị trường khi mà áp lực cạnh tranh đang ngày càng tăng và sự chạy đua chiếm lĩnh thị phần dường như chưa lúc nào nguội. Trong khi đó lĩnh vực hoạt động tín dụng lại là lĩnh vực chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh doanh của Ngân hàng thương mại, hình thành nên bộ phận tài sản có sinh lời lớn nhất của Ngân hàng, mang nguồn thu đáng kể nhằm trang trải chi phí hoạt động, tạo ra lợi nhuận để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hay hoạt động tín dụng là một hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế - xã hội đều nhanh chóng tác động đến hoạt động của Ngân hàng, có thể gây nên những xáo động bất ngờ và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng bị giảm sút một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro “tiềm ẩn”, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bởi vì bộ phận tài sản có lớn nhất của Ngân hàng là dư nợ cho vay nằm trong tay khách hàng nên rủi ro tín dụng có khả năng phát sinh ngay sau khi cho vay cho đến khi khách hàng trả nợ. cho nên đòi hỏi các Ngân hàng phải thận trọng khi cho vay, nhận thức rõ rủi ro và đề ra những biện pháp phòng chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro và nâng cao hiệu quả tín dụng luôn là vấn đề cấp bách của mỗi Ngân hàng.Do vậy Đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang” được chọn làm khoá luận nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng về huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng TM CP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang với những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả tín dụng trong thời gian qua để làm cơ sở đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    1.2.1. Mục tiêu chung:
    Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, nhằm phản ánh đúng thực trạng và thấy được những thuận lợi, khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải , nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện các hoạt động của Ngân hàng và để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng phù hợp với tình hình thực tế.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
    Khoá luận nghiên cứu nhằm đạt hai mục tiêu sau đây:
    Thứ nhất: Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh An Giang.
    Thứ hai: Trên cơ sở đánh giá thực trạng tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang, để đề ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng và hạn chế rủi ro tín dụng.
    1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    1.3.1. Không gian:
    Khóa luận chỉ tập trung phân tích doanh số cho vay, dư nợ, doanh số thu nợ, nợ quá hạn, quy trình cho vay tại ngân hàng để đánh giá thực trạng tín dụng tại ngân hàng nhưng chưa nêu được ảnh hưởng của sự cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn về lãi suất, quy mô, trình độ công nghệ thông tin, lịch sử hình thành và các điều kiện khác.
    1.3.2. Thời gian:
    Khoá luận tập trung nghiên cứu phân tích đánh giá tình hình huy động vốn, cho vay ở trên số liệu 4 Quý từ trong năm 2007 của Ngân hàng phát thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang
    1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu:
    Thu thập số liệu là loại số liệu sơ cấp được thu thập qua các báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh qua 4 quý trong năm 2007, trao đổi trực tiếp với nhân viên tín dụng của Ngân hàng TMCP SÀI GÒN Chi nhánh An Giang, và các thông tin bên ngoài được thu thập từ các phương tiện truyền thông (báo chí, tivi, Internet, . ).
    1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu gồm:
    + Phương pháp so sánh: So sánh số tuyệt đối cho thấy sự biến động về số lượng của các chỉ tiêu; So sánh số tương đối để tính tốc độ phát triển các chỉ tiêu Quý sau so với Quý trước.
    + Phương pháp tỷ số: để tính một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng.
    + Phương pháp cơ cấu: Cho thấy tỉ trọng của từng khoản mục phân tích trong tổng thể nghiên cứu, như tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn trong tổng doanh số cho vay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...