Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước sau Cổ phần hóa trên địa bàn TP Cần thơ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC
    CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC . 6
    1.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp . 6
    1.1.1. Một số vấn đề về DNNN 6
    1.1.2. Công ty cổ phần . 9
    1.1.3. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 10
    1.1.4. Đặc điểm của công ty cổ phần . 10
    1.2. Ý nghĩa và tính tất yếu của việc cổ phần hóa DNNN . 11
    1.2.1. Công ty cổ phần là động lực của nền sản xuất hàng hóa 11
    1.2.2. Cổ phần hóa DNNN là bước đi phù hợp
    với yêu cầu phát triển kinh tế ở nước ta 14
    1.3. Kinh nghiệm cổ phần hóa ở một số nước trên Thế giới . 17
    1.4. Tình hình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam 19

    CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DNNN SAU CPH TRÊN ĐỊA BÀN TP CẦN THƠ 23
    2.1. Đặc điểm hoạt động của các DNNN trên địa bàn Cần Thơ 23
    2.1.1. Giai đoạn từ trước năm 1992 23
    2.1.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến 2003 25
    2.1.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay 28
    2.2. Thực trạng quá trình cổ phần hóa DNNN trên địa bàn Cần Thơ 31
    2.2.1. Kết quả thực hiện cổ phần hóa trong thời gian qua 31
    2.2.2. Những thuận lợi . 34
    2.2.3. Những khó khăn tồn tại 36
    2.3. Tình hình hoạt động của các DNNN sau CPH
    trên địa bàn Cần Thơ 39
    2.3.1. Giai đoạn trước thành lập TP Cần Thơ . 39
    2.3.1.1. Những mặt làm được . 39
    2.3.1.2. Những mặt còn hạn chế . 41
    2.3.2. Giai đoạn sau thành lập TP Cần Thơ 41
    2.3.2.1. Những mặt làm được . 41
    2.3.2.2. Những mặt còn hạn chế . 43
    2.4. Đánh gía hiệu quả hoạt động của
    các DNNN sau CPH trên địa bàn TP Cần Thơ . 43
    2.4.1. Những thành tựu . 45
    2.4.1.1. Kinh tế – Chính trị 45
    2.4.1.2. Kinh tế – Kỹ thuật 46
    2.4.1.3. Kinh tế – Xã hội . 47
    2.4.2. Những khó khăn tồn tại 48

    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNNN SAU CPH TRÊN ĐỊA BÀN TP CẦN THƠ . 50
    3.1. Những quan điểm xây dựng CTCP TP Cần Thơ 50
    3.1.1. Những quan điểm xây dựng CTCP 50
    3.1.2. Mục tiêu phát triển TP Cần Thơ . 51
    3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
    của các DNNN sau CPH trên địa bàn TP Cần Thơ 52
    3.2.1. Nhóm giải pháp về hòan thiện môi trường
    họat động của CTCP 52
    3.2.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lýcho họat động của CTCP . 52
    3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả họat động quản trị tài chính
    của DNNN sau CPH . 54
    3.2.1.3. Phát triển thị trường cổ phiếu, trái phiếu
    tiến tới việc mở rộng Thị Trường Chứng Khoán 56
    3.2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng đề án
    sắp xếp DNNN và phát triển CTCP TP Cần Thơ . 58
    3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác sắp xếp và đổi mới DNNN . 58
    3.2.2.2. Xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới DNNN
    TP Cần Thơ năm 2006 60
    3.2.2.3. Tăng cường nội lực cho các DNNN đã được sắp xếp . 61
    3.2.3. Nhóm giải pháp về chính sách Xã hội và lao động 63
    3.2.3.1. Quan tâm phát triển nhân tố con người 63
    3.2.3.2. Chính sách đối với Cán bộ quản lý 64
    3.2.3.3. Chính sách đối với người lao động . 64
    3.3. Những kiến nghị 65
    3.3.1. Đối với trung ương 65
    3.3.2. Đối với TP Cần Thơ . 67
    KẾT LUẬN . 68


    CÁC BIỂU BẢNG THỐNG KÊ
    BẢNG 2.1 - Tình hình họat động của DNNN năm 1976 - 1980 . 23
    BẢNG 2.2 - Tỉ lệ các chỉ tiêu phân theo khu vực kinh tế 24
    BẢNG 2.3 - Bảng tỉ trọng gía trị sản xuất, gía trị tăng thêm
    và thu Ngân sách của DNNN . 27
    BẢNG 2.4 - Danh mục DNNN bàn giao cho tỉnh Hậu Giang 29
    BẢNG 2.5 - Tổng hợp so sánh tình hình Tài sản và nguồn vốn
    các CTCP Tỉnh Cần Thơ năm 2004-2005 35
    BẢNG 2.6 - Tình hình SXKD của các CTCP
    Tỉnh Cần Thơ năm 2003 40
    BẢNG 2.7 - Tổng hợp so sánh kết quả họat động SXKD
    của CTCP TP Cần Thơ năm 2004-2005 . 42
    BẢNG 2.8 - Tổng hợp so sánh các chỉ tiêu kinh tế
    của CTCP TP Cần Thơ năm 2005 . 44


    CÁC BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ
    HÌNH 1.1 - Tỉ lệ các chỉ tiêu kinh tế của DNNN 19
    HÌNH 2.1 - Tốc độ phát triển GDP phân theo khu vực kinh tế 30
    CÁC PHỤ LỤC
    PHỤ LỤC 1 – Những hình thức CPH DNNN 70
    PHỤ LỤC 2 – Các văn bản pháp luật về đổi mới DNNN 72
    PHỤ LỤC 3 – Bảng tổng hợp tình hình sắp xếp
    DNNN Việt Nam đến năm 2005 . 79
    PHỤ LỤC 4 – Đặc điểm, tình hình KT - XH TP Cần Thơ . 80
    PHỤ LỤC 5 – Bảng tổng hợp tình hình CPH DNNN
    TP Cần Thơ đến năm 2005 83
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 85


    CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
    BCH Ban chấp hành
    CĐ Cổ Đông
    CP Cổ phần
    CPH Cổ phần hóa
    CNXH Chủ nghĩa xã hội
    CNTB Chủ nghĩa tư bản
    CNH Công nghiệp hóa
    HĐH Hiện Đại hóa
    CTCP Công ty Cổ phần
    DN Doanh nghiệp
    DNNN Doanh nghiệp Nhà Nước
    ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
    HĐCĐ Hội đồng Cổ Đông
    HĐQT Hội đồng Quản trị
    HTX Hợp tác xã
    KTXH Kinh tế xã hội
    SXKD Sản xuất kinh doanh
    TBCN Tư bản chủ nghĩa
    TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn
    TP Thành phố
    TTCK Thị trường chứng khoán
    UBND Uûy Ban Nhân Dân
    XHCN Xã hội chủ nghĩa


    LỜI MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
    Việt Nam đang trên đường hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới,
    Việt Nam đã là thành viên chính thức của Hiệp Hội các nước Đông Nam Á
    (ASEAN), đang thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
    (CEPT) trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Việt Nam tham gia
    diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và đang đàm
    phán gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Ngoài ra, Việt Nam đã
    ký nhiều hiệp định song phương và đa phương, đặc biệt là hiệp định thương
    mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam có điều kiện
    mở rộng thị trường, phát triển sản xuất, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng
    trưởng kinh tế.
    Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Xã
    Hội Chủ Nghĩa (XHCN), là một chủ trương đúng đắn, đầy sáng tạo của
    Đảng và Nhà nước ta, là bước đi lâu dài trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ
    Nghĩa Xã Hội (CNXH) ở Việt Nam. Trong đó, kinh tế Nhà Nước đóng vai
    trò chủ đạo trong nền kinh tế nhằm hỗ trợ, dẫn dắt các thành phần kinh tế
    đi đúng theo định hướng XHCN.
    Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách tích
    cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN).
    Thực tế đã chứng minh hơn 20 năm đổi mới, trong bối cảnh thế giới còn
    nhiều diễn biến phức tạp và nền kinh tế còn nhiều khó khăn gay gắt,
    DNNN đã vượt qua nhiều thử thách, đứng vững và không ngừng phát triển,
    góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát
    triển đất nước, chuyển nhanh sang thời kỳ công nghiệp hóa (CNH), hiện
    đại hóa (HĐH) đất nước.
    Tuy nhiên, hoạt động SXKD của các DNNN chưa thật sự hiệu quả. Đa
    phần kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm liền, khả năng cạnh tranh thấp vì
    phần lớn các DNNN sử dụng công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị lỗi thời,
    thiếu đồng bộ và trình độ tổ chức quản lý rất yếu kém. Điều đó phần nào
    đã làm giảm đi vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước bên cạnh sự
    phát triển không ngừng của các thành phần kinh tế khác như kinh tế ngoài
    quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy,
    CPH được xem như là một giải pháp hữu hiệu, nhằm nâng cao hiệu quả
    SXKD của các thành phần kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
    CPH DNNN, nhằm chuyển một phần sở hữu Nhà nước sang sở hữu
    nhiều thành phần, huy động vốn nhàn rỗi của toàn dân và cả xã hội, góp
    phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập vào kinh tế khu vực
    và thế giới. Nhưng trong thực tế không phải DN nào sau CPH đều họat
    động hiệu quả, đa phần chỉ có những DNNN kinh doanh có lãi được CPH
    bước đầu đã có kết quả, hoạt động SXKD của các DN này được mở rộng
    thể hiện qua sự tăng trưởng đều đặn của các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận
    so với trước khi CPHù. Phải chăng những thay đổi căn bản về mặt tổ chức
    quản lý đã làm tăng hiệu quả SXKD của các DNNN sau CPH? Vấn đề này
    một khi được làm rõ sẽ làm cơ sở thực tiễn cho các giải pháp hoàn thiện
    hoạt động quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của DNNN sau CPH.
    Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu
    Long (ĐBSCL), khu vực có nguồn cung cấp lương thực lớn của cả nước, có
    nhiều loại cây ăn quả và thủy sản để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất,
    chế biến xuất khẩu; đồng thời đây cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm
    đáng kể cho các DN sản xuất hàng tiêu dùng trong nước.
    Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương
    hướng, nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh,
    quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2010 có ghi: “Phát triển đô thị, xây
    10
    dựng TP Cần Thơ thành TP loại I trực thuộc Trung Ương, đóng vai trò
    trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của vùng. Xây dựng trung
    tâm thương mại cấp vùng ở Cần Thơ và các trung tâm cấp tỉnh ở các thị
    xã, hình thành các hệ thống chợ nông sản, thuỷ sản trên toàn vùng”.
    Vì vậy, TP Cần Thơ cần tìm ra khâu đột phá kinh tế, thúc đẩy nhanh
    quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đặc biệt là đẩy mạnh quá trình
    chuyển đổi sở hữu trong DNNN, từ sở hữu Nhà nước sang hình thức sở hữu
    hỗn hợp bao gồm sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Tuy nhiên trong thời
    gian qua hiệu quả họat động SXKD DNNN sau CPH ở Cần thơ vẫn chưa
    cao. Giải pháp quản lý nào có thể nâng cao và duy trì hiệu quả hoạt động
    SXKD của các DNNN sau CPH? Đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi vừa
    nêu tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN sau Cổ phần
    hóa trên địa bàn TP Cần thơ” để nghiên cứu và viết luận án cho bậc học
    cao học của mình.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    — Mục tiêu chung: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả họat động của
    các DNNN sau CPH trên địa bàn TP Cần Thơ.
    — Mục tiêu cụ thể:
    + Phản ánh thực trạng quá trình CPH DNNN trên địa bàn TP Cần
    Thơ.
    + Phản ánh tình hình hoạt động SXKD của các DNNN sau CPH trên
    địa bàn TP Cần Thơ.
    + Đánh gía hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH trên địa bàn TP
    Cần Thơ.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, luận án tập trung
    nghiên cứu lý luận về CTCP, tình hình tư nhân hoá ở các quốc gia đang
    phát triển, tình hình CPHù ở nước ta và hoạt động của các DNNN sau CPH
    của TP Cần Thơ hiện nay.
    Về thời gian: tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của
    các DNNN sau CPH ở Cần Thơ trong thời gian trước và sau khi chia tách
    tỉnh.
    Về không gian: phân tích đánh giá hoạt động của các DNNN sau CPH
    của TP Cần Thơ.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    — Luận án này là một đề tài nghiên cứu ứng dụng, được thực hiện
    bằng cách vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
    chủ nghĩa Mác – Lênin, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính
    sách và pháp luật của Nhà nước.
    — Các Nghị quyết của Đảng, văn bản pháp quy của Nhà nước về chiến
    lược phát triển KTXH vùng ĐBSCL đến năm 2010, quy hoạch phát triển
    tổng thể TP Cần Thơ thành TP loại I trực thuộc Trung Ương đến năm 2010,
    kế hoạch thực hiện sắp xếp DNNN TP Cần Thơ đến năm 2010 đã được
    tham khảo và có vận dụng khi phân tích các số liệu thống kê từ nhiều năm.
    — Đồng thời, luận án sử dụng các phương pháp đặc thù trong nghiên
    cứu kinh tế như:
    + Phương pháp mô tả, phân tích, thống kê, tổng hợp, phương pháp
    diễn giải, đối chiếu so sánh trên cơ sở dữ liệu thống kê. Các nguồn số liệu
    thứ cấp được tác giả sử dụng để phân tích bao gồm:
    ã Niên giám thống kê của tỉnh Cần Thơ và số liệu KTXH TP Cần
    Thơ và tỉnh Hậu Giang 2000 - 2005.
    ã Báo cáo tổng kết, các chuyên đề, công văn, tài liệu của Bộ Tài
    chính, Bộ Kế họach – Đầu tư, của cơ quan chuyên môn của các Bộ, Ban,
    Ngành Trung ương, các tỉnh, TP trong cả nước.
    ã Báo cáo quy hoạch, kế hoạch của UBND TP Cần Thơ và các
    Sở, Ban, Ngành thuộc TP Cần Thơ hiện nay.
    ã Các biểu số liệu điều tra, tài liệu tham khảo trong và ngoài
    nước về CPH.
    + Phương pháp khảo sát điều tra thực tế, thu nhập số liệu:
    ã Thực hiện qua các phiếu phỏng vấn tiến hành khảo sát DNNN
    sau CPH trên địa bàn TP Cần thơ.
    ã Kết quả tổng hợp từ phiếu phỏng vấn sẽ được dùng để tính
    toán một số chỉ tiêu đánh giá lợi thế và đánh giá chất lượng hoạt động,
    năng lực cạnh tranh của CTCP trên địa bàn TP Cần Thơ trong quá trình hội
    nhập kinh tế Quốc tế.
    + Phương pháp chuyên gia: Tham dự các hội thảo khoa học có liên
    quan đến đề tài nghiên cứu để học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia,
    viết các bài tham luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xin được các
    chuyên gia đóng góp ý kiến, làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu đề tài.
    5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
    Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo luận
    án được chia làm 3 chương chính:
    Chương I: Cơ sở lý luận về Cổ Phần Hóa DNNN.
    Chương II: Đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của các DNNN sau Cổ
    phần hóa trên địa bàn TP Cần Thơ.
    Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN sau Cổ
    phần hóa trên địa bàn TP Cần Thơ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...