Đồ Án Đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước trong công nghiệp thời gian qua.

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổng Cty nhà nước trong công nghiệp thời gian qua.


    CHƯƠNG I
    SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG NGHIỆP
    1.Thực chất và đặc điểm của mô hình tổng công ty nhà nước trong công nghiệp.
    1.1.Thực chất của mô hình tổng công ty nhà nước.
    -Mô hình Tổng công ty ra đời là một tất yếu khách quan do tác động của các nhân tố cơ bản như:
    +Do tác động của quy luật tích tụ, tập trung hóa sản xuất và xã hội hóa sản xuất đó là sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng cao.
    +Do yêu cầu đảm bảo tính thống nhất của quá trình tái sản xuất – xã hội, tái sản xuất mở rộng là một quá trình thống nhất.
    +Do tác động của quy luật cạnh tranh và quy luật tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp và tối đa hóa phúc lợi của Nhà nước.
    +Do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thụât hiện đại.
    Mô hình Tổng công ty ra đời để thuận lợi trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu , phụ tùng, thiết bị, máy móc, đào tạo, bòi dưỡng đội ngũ lao động, cán bộ kỹ thuật quản lý; ngoài ra Mô hình Tổng công ty ra đời còn giúp các doanh nghiệp kết hợp và hỗ trợ với nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ tránh tình trạng sản xuất trùng lắp quá nhiều và các doanh nghiệp cùng ngành nghề cạnh tranh lẫn nhau.
    -Thực chất của mô hình Tổng công ty Nhà nước ở Việt nam là sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp thành viên thuộc những ngành then chốt, có liên quan với nhau về mặt công nghệ và về ngành nghề sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cường sức mạnh của các doanh nghiệp cũng như của các ngành nghề then chốt để có thể tăng sức mạnh của cả nền kinh tế Việt nam. Cụ thể như tăng khả năng cạnh tranh, tăng tăng khả năng đổi mới và áp dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng tiềm lực về tài chính với mục đích cuối cùng là đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
    Do vậy, nên Tổng công ty nhà nước là một mô hình doanh nghiệp Nhà nước và thuộc sở hữu Nhà nước xứng đáng là công cụ của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trọng nền kinh tế quốc dân, giữ vững định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tổng công ty nhà nước phải có quy mô lớn và rất lớn dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản như: Số lao động rất đông; Quy mô vốn pháp định rất lớn; Các chỉ tiêu về doanh thu , lợi nuận và các khoản nộp ngân sách lớn; Số lượng đơn vị thành viên nhiều, khoảng 10 thành viên trở nên, có thể ở các ngành nghề khác nhau, phạm vi phân bố các doanh nghiệp thành viên là ở trên tất cả các tỉnh của đất nước, có thể đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở trên tất cả các nước nếu có khả năng.

    1.2.Đặc điểm của mô hình tổng công ty nhà nước.
    Trong thực tế hiện nay, ở Việt Nam đang tồn tại hai mô hình tổng công ty nhà nước. Thứ nhất là Tổng công ty 90 (thành lập theo quyết định 90 TTg), thứ hai là Tổng công ty 91 (thành lập theo quyết định 91 TTg). Giữa hai loại Tổng công ty này có sự phân biệt dựa trên một số chỉ tiêu như: Quy mô vốn pháp định, số lượng doanh nghiệp thành viên, cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, phê chuẩn điều lệ và bổ nhiệm nhân sự của bộ máy của Tổng công ty. Cho đến nay, cả nước có 77 Tổng công ty 90 và 18 Tổng công ty 91 qua những doanh nghiệp đang tồn tại hiện nay có thể rút ra một vài kết luận là:
    Trước tiên là Tổng công ty 91 thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh có một số đặc điểm nổi bật như:
    Xét về quy mô, các Tổng công ty ở nước ta đều có qui mô tương đối lớn xét trên các mặt: vốn, doanh thu và số lượng thành viên tham gia. Điều này một phần là do quy định của chính phủ (Theo quyết định 91 TTg của thủ tướng chính phủ thì các tổng công ty nhà nước phải có vốn pháp định từ 1000 tỷ đồng trở lên và phải có ít nhất 7 thành viên tham gia). Theo tính toán đến ngày 31-12-1993, tổng giá trị tài sản cố định của Tổng công ty dầu khí là 180,5 tỷ đồng và 948 triệu USD tương đương 10428 tỷ đồng. Doanh thu của các đơn vị đều ở mức cao. Ví dụ Tổng công ty Bưu chính viễn thông đạt doanh thu 1920,31 tỷ đồng, Tổng công ty thép là 2693 tỷ đồng, Tổng công ty hàng không là 2320 tỷ đồng. Về số lượng thành viên, Tổng công ty Bưu chính viễn thông có 17 doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, 59 đơn vị thanh toán phụ thuộc, 12 đơn vị sự nghiệp. Tổng công ty Giấy Việt Nam có 15 doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, 1 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 2 đơn vị sự nghiệp.
    Xét về vai trò, các tổng công ty nhà nước đều nắm giữ những vị trí trong mỗi ngành và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vị trí trọng yếu này thể hiện rõ trên hai mặt:
    - Sản lượng sản phẩm của Tổng công ty chiếm đại bộ phận sản lượng trong toàn ngành. Do vậy, sự phát triển của tổng công ty nhà nước có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp khác không nằm trong thành phần của tổng công ty nhà nước. Chẳng hạn Tổng công ty thép năm 1993 chiếm 99,6% tổng sản lượng thép cả nước, Tổng công ty xi măng chiếm 97,9%.
    - Sự phát triển của ngành và của tổng công ty nhà nước có ảnh hưởng to lớn tới toàn bộ quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do vậy, các tổng công ty nhà nước được thành lập đều thuộc những ngành trọng yếu, được Nhà nước ưu tiên và có triển vọng phát triển cao.
    Xét thành phần, các tổng công ty nhà nước đều rất đa dạng về thành phần nhưng có nét chung. Các tổng công ty nhà nước ở nước ta hiện nay về cơ bản là thuộc sở hữu nhà nước, do đó gọi là tổng công ty nhà nước. Trong quá trình thành lập. Tổng công ty nhà nước đã thực hiện việc sắp xếp lại tổ chức, từng bước xoá bỏ sự phân tán của các doanh nghiệp . Thành phần các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp do Trung ương quản lý và doanh nghiệp do địa phương quản lý. Điều đó có nghĩa là tình trạng chia cắt các doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý và chính quyền địa phương quản lý về cơ bản đã được xoá bỏ tạo điều kiện thuận lợi để thống nhất và đầu tư phát triển. Tuy vậy, cũng có những tổng công ty nhà nước thành phần về cơ bản không có gì thay đổi so với trước khi thành lập loại hình kinh doanh mới này. Chẳng hạn như Tổng công ty điện lực, xi măng, thép . ở các tổng công ty nhà nước này, các đơn vị thành viên của tổng công ty nhà nước có quan hệ với nhau về cùng tính chất ngành. Nói cánh khác tính đơn ngành của của các tổng công ty nhà nước thể hiện rõ nét. Nét mới đáng chú ý trong thành phần các tổng công ty nhà nước là các tổng công ty nhà nước đều có công ty tài chính , một đặc trưng của mô hình tập đoàn kinh doanh. Ví dụ Tổng công ty than thành lập công ty tài chính than, Tổng công ty điện lực có công ty tài chính điện lực.
    Xét về nền tảng tổ chức, các tổng công ty nhà nước theo mô hình tập đoàn kinh doanh đều có chung nền tảng tổ chức ban đầu. Đó là sự chuyển đổi từ liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty nhà nước kiểu cũ sang tổng công ty nhà nước theo mô hình Tập đoàn kinh doanh. Nói cách khác, sự thành lập chúng là kết quả trực tiếp của quá trình thực hiện quyết định 91 TTg về thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh và quyết định 90 TTg về việc tiếp tục sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Điều này cho thấy việc thành lập các tổng công ty nhà nước theo mô hình Tập đoàn kinh doanh ở nước ta có thuận lợi là dựa trên cơ sở điều kiện tiền đề đã có. Song nếu không xác định rõ tính chất của loại hình kinh doanh mới này sẽ không tránh khỏi việc đi theo lối mòn của các tổ chức tiền thân đã mắc nhiều khuyết điểm.
    Xét về cơ cấu tổ chức quản lý, Các tổng công ty nhà nước ở nước ta có cơ cấu tổ chức bộ máy cũng gần giống như công ty cổ phần nhưng về sở hữu lại khác. Như đã đề cập, các tổng công ty nhà nước về cơ bản thuộc sở hữu nhà nước. Cơ cấu bộ máy tổng công ty nhà nước bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban điều hành và Ban kiểm soát.
    Hội đồng quản trị của tập đoàn gồm 7 - 9 thành viên do thủ tướng chính phủ bổ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đại diện cho Nhà nước về phần vốn góp của Nhà nước trong tổng công ty nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ và trước luật pháp. Tổng giám đốc do thủ tướng chính phủ bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của tổng công ty nhà nước chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trước người bổ nhiệm mình và trước pháp luật về hoạt động điều hành tổng công ty nhà nước. Ban kiểm soát có 5 thành viên trong đó có thành viên Hội đồng quản trị làm trưởng ban theo sự phân công của Hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của tổng công ty nhà nước, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên của tổng công ty nhà nước trong hoạt động tài chính , chấp hành pháp luật, điều lệ tổng công ty nhà nước, các nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị. Đó là đặc điểm của Tổng công ty 91 theo mô hình tập đoàn kinh doanh.
     
Đang tải...