Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả hoạt động cảng cá Lạch Bạng – tỉnh Thanh Hoá

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Trong những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20, cả nước có 29 cảng cá và 75 bến cá nhân dân, với 1.340m cầu bến, hầu hết đã bị xuống cấp nghiêm trọng ( bình quân mỗi tàu thuyền gắn máy chỉ có 0,02 m cầu bến để cập đậu [3]. Các dịch vụ hậu cần nghề cá không được bảo đảm, số tàu thuyền phải nằm bờ nhiều vì không được sửa chữa, hoặc không được cung cấp ngư lưới cụ, sản phẩm khai thác không được bốc dỡ và bảo quản kịp thời làm giảm chất lượng và giá trị của sản phẩm. Nhiệm vụ quản lý cảng cá, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khai thác hải sản trước khi đi biển cũng chưa được chú trọng. Vấn đề quản lý cảng cá gắn với bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản thời kỳ này chưa được quan tâm đúng mức. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh về số lượng tàu thuyền tham gia khai thác hải sản thì yêu cầu về an toàn sản xuất cho tàu thuyền tham gia hoạt động thủy sản, yêu cầu về cơ sở hạ tầng nghề cá phục vụ cho khai thác hải sản càng trở nên cấp thiết. Nhận thức rõ được tầm quan trong của việc phát triển cơ sở hậu cần phục vụ nghề cá, ngày 07 tháng 8 năm 1995 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Dự án khôi phục và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá Việt Nam. Đến nay ngành thủy sản đã hình thành được 66 cảng cá và 137 bến cá [3]. Việc hoạt động của các cảng cá này đang đóng góp tích cực vào việc lưu thông hàng hóa và thúc đẩy kinh tế khu vực ven biển phát triển. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lĩnh vực hậu cần nghề cá mà trực tiếp là hoạt động của các cảng cá trong cả nước còn bộc lộ nhiều yếu điểm cần khắc phục, đặc biệt là trong công tác quản lý cảng cá, công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động, công tác kiểm soát môi trường.
    Hiện nay, công tác quản lý cảng cá, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của Ban quản lý cảng, hầu hết cảng cá đều dừng lại ở nhiệm vụ thu phí dịch vụ và quản lý cơ sở vật chất nên chưa đạt được mục tiêu đặt ra khi đầu tư xây dựng cảng. Đến tháng 6 năm 2009, cả nước có 130.963 tàu thuyền đang tham gia hoạt động khai thác hải sản [14]. Đây là áp lực tướng đối lớn đối với hậu cần nghề cá, đặc biệt là cảng cá Việt Nam vốn dĩ có cơ sở vật chất nghèo nàn, chiều dài cầu bến hạn chế và đang trong tình trạng xuống cấp.
    Việc kiểm soát nơi neo đậu của tàu thuyền cũng gặp khó khăn, số lượng tàu thuyền neo đậu ở các bãi ngang, thậm chí neo đậu ngay trong vùng nước cảng cá nhưng không theo quy định vẫn diễn ra gây mất an toàn giao thông, gây khó khăn cho công tác quản lý cảng. Cảng cá hiện nay không có kế hoạch kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các chất thải lỏng, rắn được xả trực tiếp xuống môi trường nước thuộc khu vực cảng. Vùng nước cảng được người sử dụng nhìn nhận như là nơi thải chất bẩn, nước thải.
    Năm 2006, Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 20/2006/QĐ-BTS ngày 01 tháng 12 năm 2006 ban hành Quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão. Tuy nhiên, đây chỉ là quy chế mẫu, mỗi địa phương lại có Quy chế quản lý cảng cá khác khau. Do đó, vấn đề quản lý cảng cá, quản lý hoạt động cảng rất còn chồng chéo, phức tạp và gặp nhiều khó khăn.
    Từ thực trạng quản lý cảng cá hiện nay, tôi chọn Đề tài Đánh giá hiệu quả hoạt động cảng cá Lạch Bạng – tỉnh Thanh Hoáđể nghiên cứu, đánh giá. Tôi mong rằng kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý cảng, xây dựng phương hướng phát triển cảng cá Lạch Bạng nói riêng và cảng cá trên cả nước nói chung.
    Kết cấu luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:
    Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    Chương 2: Tài liệu và phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH ix
    MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tổng quan về cảng cá Việt Nam . 3
    1.1.1. Cơ sở hạ tầng: 3
    1.1.2.Tổ chức quản lý cảng cá. 3
    1.1.3. Kiểm soát nguồn lợi và ô nhiễm môi trường. 4
    1.1.4. Phối hợp trong công tác quản lý cảng: 5
    1.1.5. Công tác tổ chức tập huấn về quản lý, sử dụng cảng cá: 6
    1.2. Chức năng và vai trò của cảng cá. 6
    1.2.1. Chức năng của cảng cá. 6
    1.2.2. Vai trò của cảng cá. 7
    1.2.2.1. Đối với kinh tế xã hội 7
    1.2.2.2. Giảm tổn thất sau thu hoạch và tăng giá trị của hàng hóa. 7
    1.2.2.3. Tạo việc làm 8
    1.2.2.4. Thúc đẩy phát triển khai thác xa bờ. 9
    1.2.2.5. Thúc đẩy các hoạt động thương mại nghề cá. 9
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô cảng cá tỉnh Thanh Hóa. 10
    1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh. 10
    1.3.1.2. Địa hình. 10
    1.3.2. Tàu thuyền khai thác hải sản trong tỉnh. 11
    1.3.2.1. Cơ cấu đội tàu khai thác. 11
    1.3.2.2. Chiều dài và công suất tàu cá. 12
    1.3.3. Ngư trường nguồn lợi hải sản biển Thanh Hóa. 12
    1.3.3.1. Ngư trường khai thác. 12
    1.3.3.2. Thành phần loài 13
    1.3.3.3. Trữ lượng và khả năng khai thác. 14
    1.3.3.4. Sản lượng. 14
    1.4 . Tình hình quản lý cảng cá của các nước trên thế giới. 15
    1.5. Nghiên cứu trong nước về quản lý cảng cá. 18
    1.6. Đánh giá chung. 19
    CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
    2.1. Nội dung nghiên cứu. 21
    2.1.1. Thực trạng bộ máy tổ chứ cơ sở hạ tầng, cơ sở hậu cần và đội tàu sử dụng cảng cá Lạch Bạng 21
    2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng. 21
    2.1.2.1. Số liệu điều tra. 21
    2.1.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động. 21
    2.1.3. Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng và thảo luận. 21
    2.1.3.1. Đề xuất về hoàn thiện bộ máy tổ chức. 21
    2.1.3.2. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng cảng cá. 21
    2.1.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực. 21
    2.1.3.4. Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước. 21
    2.2. Phương pháp nghiên cứu. 21
    2.2.1. Điều tra số liệu thứ cấp. 21
    2.2.2. Điều tra số liệu sơ cấp. 21
    2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu. 22
    2.2.3.1. Phương pháp điều tra theo mẫu. 22
    2.2.3.2. Phương pháp khảo sát, do đạc trực tiếp. 22
    2.3. Phương pháp sử lý số liệu. 22
    2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động. 22
    2.4.1. Năng suất bốc dỡ của cảng. 22
    2.1.2. Nhu cầu dịch vụ nước đối với các hoạt động của cảng cá. 24
    2.4.3. Nhu cầu của tàu thuyền đối với các dịch vụ hậu cần. 24
    2.4.4. Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá. 25
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
    3.1.1. Khái quát về cảng cá Lạch Bạng. 27
    3.1.1.1. Vị trí cảng. 27
    3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực Lạch Bạng. 27
    3.2. Kết quả điều tra thực trạng tổ chức hoạt động của cảng cá Lạch Bạng. 28
    3.2.1. Thực trạng tổ chức quản lý cảng. 28
    3.2.2. Trình độ cán bộ công nhân viên. 30
    3.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở hậu cần cảng cá Lạch Bạng. 31
    3.3.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng cảng cá. 31
    3.3.2. Thực trạng cơ sở hậu cần tại cảng cá Lạch Bạng. 33
    3.4.1. Thực trạng đội tàu sử dụng cảng cá Lạch Bạng. 34
    3.4.2. Sản lượng thủy sản và hàng hóa qua cảng. 37
    3.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng. 38
    3.5.1. Kết quả điều tra phỏng vấn. 38
    3.5.1.1. Tàu thuyền vào cảng cá bốc dỡ hàng hóa. 38
    3.5.1.2. Lưu lượng hàng hóa qua cảng cá Lạch Bạng. 40
    3.5.1.4. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ dầu, đá cây, nước ngọt 43
    3.5.1.5. Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá Lạch Bạng. 45
    3.5.1.6. An ninh trật tự. 47
    3.5.2. Đánh giá hoạt động của cảng cá Lạch Bạng. 47
    3.5.2.1. Đối với tàu thuyền vào cảng cá bốc dỡ hàng hóa. 47
    3.5.2.2. Đối với lưu lượng hàng hóa qua cảng. 48
    3.5.2.3.Đối với năng suất bốc dỡ hàng hóa qua cảng Lạch Bạng. 48
    3.5.2.4. Đối với nhu cầu sử dụng các dịch vụ dầu, đá cây, nước ngọt 48
    3.5.2.6. Đối với an ninh trật tự. 49
    3.6. Ý kiến đề xuất. 50
    3.6.1. Đối với cảng cá Lạch Bạng. 50
    3.6.1. 1. Về cơ cấu ban quản lý cảng cá Lạch Bạng. 50
    3.6.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực. 53
    3.6.1.3. Về cơ sở hạ tầng cảng cá. 53
    3.6.1.4.Về dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu cho tàu thuyền đi khai thác. 55
    3.6.1.5. Về hoạt động trong khu vực cảng cá. 55
    3.6.1.6. Về phương tiện vận chuyển trong khu vực cảng cá. 56
    3.6.1.7. Về đối tượng kinh doanh, buôn bán trong khu vực cảng. 56
    3.6.2. Đối với các cơ quan quản lý. 56
    3.6.2.1. Cải cách hành chính và phát triển cơ sở hạ tầng cảng cá. 56
    3.6.2.2. Thành lập đơn vị quản lý cảng cá các cấp. 57
    3.6.2.3. Tăng cường vai trò quản lý cảng cá của các cơ quan quản lý nhà nước. 57
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
    PHỤ LỤC 64


    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1. Tàu cá theo nhóm công suất của tỉnh Thanh Hoá năm 2009. 11
    Bảng 1.2: Chiều dài tàu cá của tỉnh Thanh Hóa. 12
    Bảng 1.3. Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2006 – 2009. 15
    Bảng 3.1 . Trình độ học vấn và độ tuổi của cán bộ cảng cá Lạch Bạng. 31
    Bảng 3.2: Cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Bạng. 32
    Bảng 3.3: Cơ sở hậu cần, dịch vụ cảng cá Lạch Bạng. 33
    Bảng 3.4: Tàu thuyền ra vào cảng Lạch Bạng. 35
    Bảng 3.5: Tàu thuyền ngoại tỉnh ra vào cảng Lạch Bạng. 35
    Bảng 3.6: Hàng hóa qua cảng Lạch Bạng từ năm 2008-1010. 37
    Bảng 3.7. Số lượng tàu thuyền qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại 39
    cảng cá Lạch Bạng năm 2010. 39
    Bảng 3.8. Sản lượng thủy sản và hàng hóa qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại cảng cá Lạch Bạng năm 2010 40
    Bảng 3.9: Năng suất bốc dỡ của một tàu cá vào cập bến (P[SUB]c[/SUB]). 42
    Bảng 3.10: Thời gian bốc xếp của một tàu cá tại cảng (T[SUB]bx[/SUB]). 42
    Bảng 3.11: Lượng hàng bốc dỡ của một bến/ngày đêm (P[SUB]ng)[/SUB] 43
    Bảng 3.12: Lượng hàng hóa bốc dỡ của một bến/tháng (P[SUB]t)[/SUB] 43
    Bảng 3.13: Lượng nước cần cung cấp cho các hoạt động của cảng cá (Q). 44
    Bảng 3.14: Nhu cầu dịch vụ dầu đá và nước ngọt của tàu thuyền khai thác. 45
    Bảng 3.15: Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá Lạch Bạng. 46


    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 3.1: Vị trí cảng cá Lạch Bạng tỉnh Thanh Hóa . 28
    Hinh 3.2: Sơ đồ tổ chức quản lý cảng cá Lạch Bạng – Thanh Hóa. 29
    Hình 3.3: Phương án cập tàu song song với cầu cảng. 36
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...