Luận Văn đánh giá hiệu quả hai năm gia nhập wto trong lĩnh vực bảo hiểm việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 21/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Năm 2007 và 2008 là hai năm đầu tiên Việt Nam tiến hành thực hiện
    các cam kết WTO với rất nhiều thách thức và cơ hội đan xen. Nền kinh tế
    Việt Nam đã tận dụng được cơ hội và đẩy lùi thách thức để tiếp tục tăng
    trưởng mạnh. Tuy nhiên, khi đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế
    giới WTO thì chúng ta cũng chịu tác động rất mạnh mẽ từ nền kinh tế thế
    giới; năm 2008 kinh tế thế giới có rất nhiều biến động lớn và bắt đầu đi vào
    suy thoái, kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng đó, nền kinh tế
    tiếp tục tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm hơn so với dự báo ban đầu. Trong
    bối cảnh nền kinh tế như vậy, nhưng ngành bảo hiểm hai năm qua vẫn tăng
    trưởng mạnh.
    Hoạt động kinh doanh bảo hiểm giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với
    sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Kinh doanh bảo hiểm được coi
    như tấm lá chắn kinh tế của nền kinh tế - xã hội, góp phần ổn định sản xuất
    kinh doanh, ổn định đời sống khi những rủi ro hiểm họa xảy ra. Thị trường
    bảo hiể m Việt Nam sau một thời gian dài hoạt động theo cơ chế độc quyền từ
    năm 1965 đến năm 1993 đã chuyển mình, phát triển nhanh chóng kể từ khi
    Nghị định 100/NĐ-CP (18/12/1993) được ban hành nhằm tạo môi trường
    pháp lý, thúc đẩy thị trường bảo hiểm. Tuy nhiên, thị trường bảo hiể m Việt
    Nam chỉ thực sự sôi động, phát triển khá toàn diện và cạnh tranh gay gắt khi
    chúng ta bắt đầu mở cửa cho các công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước
    ngoài vào kinh doanh từ năm 1999. Nhiều công ty bảo hiểm lớn trên thế giới
    đã có mặt ở thị trường Việt Nam. Khung pháp lý về hoạt động bảo hiểm cũng
    đã được điều chỉnh và hoàn thiện, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế, nhất là
    với sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua ngày
    09/12/2000. Như vậy, các doanh nghiệp bảo hiể m Việt Nam đã có một thời
    gian dài chuẩn bị trước khi chúng ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
    WTO (ngày 07/11/2006).
    Vậy sau hai năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới - WTO, ngành
    bảo hiểm Việt Nam đã gặp phải những cơ hội và thách thức nào? Tăng trưởng
    ra sao? Thị trường bảo hiểm trong nước đã làm được gì và còn thiếu sót gì
    trong thời gian qua? Từ đó, chúng ta đưa ra những định hướng phát triển cho
    thị trường bảo hiểm từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm trước
    bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay. Việc nghiên cứu,
    phân tích để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề nói trên là một yêu cầu cấp thiết;
    xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Đánh giá hiệu quả hai
    năm gia nhập WTO trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam” làm đề tài khóa luậ n
    tốt nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở phân tích cụ thể thực trạng lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam
    trong giai đoạn từ 2004 đến 2008; nghiên cứu các yếu tố tác động; phân tích
    các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của lĩnh vực bảo hiể m; từ đó tác giả
    đưa ra những định hướng nhằm giúp thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng
    trưởng mạnh và ổn định.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, khóa luận sẽ thực hiện những
    nhiệm vụ cụ thể sau đây:
    - Làm rõ những vấn đề liên quan đến khái niệm dịch vụ bảo hiểm và
    cam kết về dịch vụ bảo hiể m trong WTO của Việt Nam.
    - Nghiên cứu thực trạng lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam và đánh giá hiệ u
    quả hoạt động của lĩnh vực bảo hiể m Việt Nam trong hai năm gia nhập WTO.
    - Đưa ra một số định hướng phát triển cho lĩnh vực bảo hiểm tại Việt
    Nam nhằm giúp lĩnh vực này tăng trưởng mạnh và ổn định.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thị
    trường bảo hiểm; các cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong WTO tác động đế n
    thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm năm gần đây (từ năm 2004 đến năm
    2008), từ đó đưa ra một số định hướng phát triển lĩnh vực bảo hiểm nhằ m
    giúp lĩnh vực này ở Việt Nam tăng trưởng mạnh và ổn định.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống
    kê, so sánh và đối chiếu. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến các vấn đề theo
    quan điể m phát triển, toàn diện, lịch sử và cụ thể nhằm phân tích một cách
    xác thực thị trường bảo hiểm trong hai năm gia nhập Tổ chức thương mại thế
    giới WTO.
    6. Kết cấu khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh
    mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của khóa
    luận được bố cục thành 3 chương như sau:
    Chương 1. Những vấn đề chung về dịch vụ bảo hiểm và cam kết về
    dịch vụ bảo hiểm của Việt Nam trong WTO.
    Chương 2. Hiệu quả hoạt động của lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam sau
    2 năm Việt Nam gia nhập WTO.
    Chương 3. Một số giải pháp phát triển lĩnh vực bảo hiểm tại VN trong
    bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO.
    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM VÀ
    CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM CỦA VIỆT NAM TRONG WTO . 4
    I. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM . 4
    1. Rủi ro và những biện pháp đối phó rủi ro 4
    1.1. Nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro 5
    1.2. Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro 6
    2. Lịch sử ra đời và phát triển ngành bảo hiểm . 6
    2.1. Lịch sử phát triển ngành bảo hiểm trên thế giới . 6
    2.2. Lịch sử phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam 9
    3. Khái niệm và bản chất của dịch vụ bảo hiểm . 10
    3.1. Khái niệm 10
    3.2. Bản chất của bảo hiểm . 11
    4. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm 12
    5. Phân loại bảo hiểm . 13
    5.1. Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm . 13
    5.2. Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm 14
    5.3. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm . 14
    5.4. Căn cứ theo quy định của pháp luật . 14
    6. Vai trò và tác dụng của bảo hiểm 15
    6.1. Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế. 15
    6.2. Tác dụng của bảo hiểm 17
    6.2.1. Đối với nền kinh tế . 17
    6.2.2. Đối với người tham gia bảo hiểm . 18
    6.2.3. Đối với các công ty bảo hiểm . 18
    II. MỘT VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM TRƯỚC
    KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO . 19
    1. Giai đoạn 1965 -1993 . 19
    2. Giai đoạn 1994 đến nay 19
    III. CÁC CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM KHI VIỆT NAM GIA
    NHẬP WTO 21
    1. Những cam kết về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO 21
    1.1. Dịch vụ bảo hiểm: . 21
    1.2. Dịch vụ chứng khoán: . 21
    1.3. Dịch vụ ngân hàng: . 21
    2. Cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong WTO 22
    2.1. Các cam kết chung 22
    2.2. Các cam kết riêng trong lĩnh vực hoạt động KDBH 23
    CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC BẢO HIỂM
    TẠI VIỆT NAM SAU 2 NĂM VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. . 25
    I. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU
    QUẢ . 25
    1. Khái niệm hiệu quả: 25
    2. Khái niệm hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm 25
    3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm . 26
    3.1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. 26
    3.2. Quy mô thị trường. 26
    3.3. Đóng góp vào việc ổn định kinh tế xã hội . 26
    3.4. Đầu tư trở lại nền kinh tế. 27
    3.5. Sản phẩm bảo hiểm. 27
    3.6. Chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm . 27
    II. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC BẢO HIỂM TẠI VIỆT
    NAM . 28
    1. Năng lực tài chính . 28
    1.1. Vốn điều lệ 28
    1.2. Quỹ dự phòng nghiệp vụ . 29
    2. Quy mô thị trường . 30
    2.1. Kết cấu thị trường . 30
    2.2. Doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm 31
    2.2.1. Doanh thu toàn thị trường bảo hiểm . 31
    2.2.2. Doanh thu phí bảo hiểm . 32
    2.2.3. Thu nhập từ hoạt động đầu tư của các công ty BH 34
    2.3.Đóng góp vào GDP . 35
    2.4. Phí bảo hiểm bình quân đầu người 36
    3. Đóng góp vào ổn định kinh tế xã hội . 38
    3.1. Bồi thường và trả tiền bảo hiểm 38
    3.2. Tạo công ăn việc làm cho người lao động . 39
    4. Sản phẩm bảo hiểm . 39
    5. Chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm . 41
    5.1. Doanh nghiệp bảo hiểm trong nước . 41
    5.2. Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài 42
    III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC BẢO HIỂM
    VIỆT NAM SAU 2 NĂM GIA NHẬP WTO . 44
    1. Điểm mạnh 44
    1.1. Phát triển thị trường 44
    1.2. Công tác xây dựng chính sách, chế độ và quản lý, giám sát bảo
    hiể m. . 47
    1.3. Hiệp hội bảo hiểm . 47
    2. Điểm yếu . 48
    2.1. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm. . 48
    2.1.1. Khối doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm . 48
    2.1.2. Khối doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. 50
    2.1.3. Khối doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 50
    2.1.4. Các vấn đề khác . 51
    2.2. Về phía cơ quan quản lý bảo hiể m. 52
    2.3. Về phía Hiệp hội bảo hiểm 52
    3. Cơ hội . 52
    3.1. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát triển 52
    3.2. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng . 53
    3.3. Đời sống nhân dân được cải thiện 53
    3.4. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện 53
    4. Thách thức. . 55
    4.1. Số lượng doanh nghiệp BH tăng, gây sức ép cạnh tranh lớn 55
    4.2. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo hiểm còn hạn chế. 56
    4.3. Tình trạng trục lợi bảo hiểm. . 56
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC BẢO
    HIỂM TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP
    WTO . 57
    I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC BH ĐẾN 2010 57
    II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC BẢO HIỂM TẠI VIỆT
    NAM . 59
    1. Những giải pháp đối với Nhà nước: 59
    1.1. Xây dựng hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn thành lập DN BH 59
    1.2. Hoàn thiện từng bước luật KDBH và các văn bản hướng dẫn . 60
    1.3. Hình thành bộ máy quản lý Nhà nước về hoạt động KDBH 63
    2. Những giải pháp đối với Hiệp hội bảo hiểm 64
    3. Những giải pháp đối với các doanh nghiệp bảo hiểm 65
    3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh . 65
    3.2. Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm . 68
    3.3. Nâng cao chất lượng phục vụ 69
    3.4. Nâng cao năng lực quản lý điều hành, quản trị rủi ro. 70
    KẾT LUẬN 71
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 74
    PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM, MÔI GIỚI BẢO
    HIỂM NĂM 2008 . 76
    PHỤ LỤC 2. DOANH THU - THỊ PHẦN PHÍ BH GỐC NĂM 2004, 2005,
    2006, 2007 VÀ ƯỚC NĂM 2008 . 77
    PHỤ LỤC 3: CƠ CẤU ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
    PHI NHÂN THỌ 79
    PHỤ LỤC 4: BỒI THƯỜNG, TRẢ TIỀN BH GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 80
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...