Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ nhằm giảm suy dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng (protein-energy malnutrition - PEM) ở Việt Nam thường chỉ được gọi là suy dinh dưỡng (SDD). SDD nói chung và SDD thấp còi nói riêng hiện vẫn đang là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo báo cáo năm 2000 của Uỷ ban thường trực Dinh dưỡng Liên hợp quốc và Viện nghiên cứu chính sách thực phẩm quốc tế (ACC/SCN/IFPRI) có khoảng 30 triệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi hậu quả SDD bào thai và khoảng 185 triệu trẻ < 5 tuổi (34%) bị SDD thấp còi tại các nước đang phát triển. Năm 2005 theo ACC/SCN/IFPRI vẫn còn khoảng 178 triệu trẻ < 5 tuổi (32%) bị thấp còi tại các nước đang phát triển.
    Ở Việt Nam, SDD nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm tương đối nhanh và liên tục so với năm 1985 và 2000, trong khi tỷ lệ SDD thấp còi vẫn còn cao, nhất là ở các vùng nghèo, thì thừa cân - béo phì và một số bệnh mạn tính không lây liên quan đang có xu hướng gia tăng. Tại Hà Nội, tỷ lệ SDD nhẹ cân đã giảm nhanh từ mức thấp (18,7% năm 2001) xuống mức rất thấp (8,6% năm 2011), trong khi đó SDD thấp còi hầu như không giảm mà còn gia tăng (15,6% năm 2001, 17,8% năm 2011). Sóc Sơn là một huyện ngoại thành nghèo, tỷ lệ SDD cao (thấp còi năm 2007 là 25%) do nhiều nguyên nhân như trình độ dân trí, kiến thức, thực hành dinh dưỡng của bà mẹ còn hạn chế. Do đó, nhiều chương trình can thiệp đã được triển khai, trong đó giải pháp quan trọng là xây dựng và triển khai mô hình thí điểm chỉ can thiệp bằng giáo dục truyền thông. Trong bối cảnh đó, đề tài «Đánh giá hiệu quả giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ nhằm giảm suy dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại huyện Sóc Sơn Hà Nội » được thực hiện.
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    1. Mô tả tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi và kiến thức, thực hành về phòng chống suy dinh dưỡng của bà mẹ tại 6 xã của huyện Sóc Sơn (2010).
    2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về phòng chống suy dinh dưỡng của các bà mẹ tại 3 xã của huyện Sóc Sơn (2010 – 2011).
    2. Những đóng góp mới về khoa học thực tiễn của đề tài
    Với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên cỡ mẫu đủ lớn, áp dụng kỹ thuật thu thập và phân tích số liệu cập nhật, trong giai đoạn 1, đề tài luận án đã xác định được tỷ lệ suy dinh dưỡng các thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm ở Sóc Sơn, Hà Nội năm 2010 là 7,8%, 19,1% và 3,9%, đều thấp hơn trung bình toàn quốc và đã ở mức thấp theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Đồng thời đề tài đã xác định ngay ở Sóc Sơn, một huyện ngoại thành Hà nội, kiến thức, thực hành phòng chống SDD, đa dạng hoá bữa ăn, chăm sóc trẻ ốm, vệ sinh cá nhân của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi vẫn còn nhiều bất cập. Đây có thể coi là một phát hiện mới, là điểm mới của đề tài luận án.
    Trong giai đoạn 2, với thiết kế nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng trước sau có đối chứng, đề tài đã thực hiện can thiệp sớm bằng giáo dục truyền thông tích cực trong thời gian dài (12 tháng liên tục). Các kết luậnkhuyến nghị xác đáng rất bổ ích cho chương trình phòng chống SDD trẻ em. Đây là những đóng góp có giá trị khoa học và thực tiễn cao cho chuyên ngành Vệ sinh xã hội học, Dinh dưỡng cộng đồng và là điểm mới của luận án.
    3. Bố cục của luận án
    Luận án gồm 131 trang (không kể phần tài liệu tham khảo và phụ lục), kết cấu thành các phần và 4 chương sau:
    Đặt vấn đề: 02 trang
    Chương 1. Tổng quan: 36 trang
    Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 26 trang
    Chương 3. Kết quả nghiên cứu: 29 trang
    Chương 4. Bàn luận: 35 trang
    Kết luận: 02 trang
    Kiến nghị: 01 trang
    Luận án tham khảo 125 tài liệu, trong đó có 62 tài liệu tiếng Việt và 63 tài liệu tiếng Anh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...