Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 6 và đề xuất gi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài:

    Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống chúng ta, chúng ta không thể nào sinh sống, hoạt động mà không thải rác. Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của Phát triển bền vững. Sự Phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng cùng với đời sống vật chất của người dân không ngừng được nâng cao đang làm cho lượng rác thải ngày càng tăng lên.

    Nếu không được xử lý tốt, rác thải sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, ngành và nhân dân đã được nâng lên đáng kể. Tại các nước phát triển, bên cạnh việc vận động và áp dụng các biện pháp, chế tài để giảm thiểu xả thải rác, các chính phủ đã chú trọng Đầu tư cho ngành công nghiệp tái chế chất thải.

    Chỉ thị số 199/TTg ngày 2/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn tại khu đô thị và khu công nghiệp và tiếp sau đó là quyết định số 152/199/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 chứng tỏ những nỗ lực lớn lao của Chính phủ trong việc đối phó với các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, ở đó vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt được xem là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược.

    Nhờ đó, môi trường được cải thiện đồng thời tăng nguyên liệu, sản phẩm cho nền kinh tế. Song công nghiệp tái chế chất thải chỉ Phát triển được khi có nguồn rác được phân loại tốt, vì vậy phân loại rác tại nguồn đã được xác định là giải pháp cần thiết trong chu trình thu gom và xử lý chất thải nói chung và rác thải sinh hoạt đô thị nói riêng.

    Mặt khác, mỗi ngày ở Tp.HCM thải ra khoảng 6.000 tấn CTRSH trong đó hết 5.200 tấn được đem chôn lấp ở các bãi chôn (Nguồn: Cty Môi trường đô thị, 2007). Do đó lượng rác thải chưa được tái chế, tái sử dụng chiếm tới hơn 85% tổng khối lượng CTRSH. Với tốc độ này thì Thành phố sẽ không đủ quỹ đất để chôn lấp trong tương lai, các bãi chôn lấp sẽ quá tải và các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến Sức khỏe người dân, đồng thời cũng kiềm hãm sự Phát triển xã hội.

    Phân loại CTR tại nguồn có khả năng giải quyết các vấn đề đó. Những lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn là không thể phủ nhận, nó không chỉ mang tính chất là một giải pháp cho sự Phát triển ở các thành phố lớn Phát triển mà còn là một sự tái sử dụng vật chất cho tương lai. Do vậy nếu chúng ta thực hiện tốt việc phân loại rác thì rác không chỉ đi ra từ đời sống mà còn là một sản phẩm quay trở lại với cuộc sống chúng ta.

    Nhằm thực hiện tốt việc thu gom và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam, một trong những mục tiêu trong chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn là tổ chức thực hiện phân loại rác tại nguồn với tỉ lệ gia tăng qua từng giai đoạn: tối thiểu là 90% năm 2010 và đảm bảo 95% năm 2020. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay việc phân loại rác tại nguồn vẫn đang trong giai đoạn thực hiện thí điểm tại các quận 1,4,5,6,10 và huyện Củ Chi ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Và Quận 6 là 1 trong 5 quận của thành phố thực hiện thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn đầu tiên. Trong quá trình thực hiện dự án thí điểm Quận 6 đã đạt được những thuận lợi và khó khăn nhất định về các mặt như công tác tuyên truyền, hệ thống thu gom vận chuyển, kiểm tra giám sát, các quy định xử phạt, chế tài lực lượng thu gom và người dân khi thực hiện sai hay không thực hiện việc phân loại rác tại nguồn chính vì vậy đề tài “ Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn” là hết sức cần thiết, nó góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 .

    2. Mục tiêu đề tài:

    Đánh giá thuận lợi và khó khăn của dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 6.
    Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện mô hình phân loại rác tại nguồn của địa bàn quận 6.

    3. Ý nghĩa của đề tài:

    Tìm ra các giải pháp mới nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý cũng như xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 6 để việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận diễn ra đồng bộ từ khâu thu gom đến nhà máy tái chế.
    Xử lý được một lượng CTRSH khổng lồ của thành phố, góp phần cải thiện môi trường và Sức khỏe cộng đồng.

    4. Nội dung nghiên cứu của đề tài:

    Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài: tìm hiểu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế Xã hội và hiện trạng CTR của thành phố nói chung và quận 6 nói riêng.
    Thu thập tài liệu về chương trình phân loại rác tại nguồn mà thành phố đã thực hiện thí điểm trên địa bàn quận 6.
    Đánh giá được những thuận lợi cũng như giới hạn của dự án thí điểm PLRSHTN trên địa bàn quận 6.
    Đề xuất các giải pháp về tuyên truyền, công cụ pháp lý, hệ thống thu gom và vận chuyển, nhà máy chế biến phân compost và tái chế nhằm nâng cao hiệu quả của việc PLRSHTN trên địa bàn quận 6.

    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rác sinh hoạt từ các nguồn:

    · Hộ gia đình
    · Trường học
    · Cơ quan – văn phòng
    · Dịch vụ Kinh doanh
    · Bệnh viện, trung tâm y tế
    · Các chợ trong quận 6
    · Doanh trại quân đội
    · Rác đường phố

    Đề tài nghiên cứu chỉ thực hiện trong địa bàn quận 6

    6. Phương pháp nghiên cứu:

    6.1 Phương pháp luận:

    Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác và khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết, nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả.

    Với sự gia tăng dân số cũng như mức sống của con người ngày càng được nâng cao thì sự gia tăng về khối lượng cũng như thành phần rác thải ngày càng nhiều. Trong khi đó hệ thống quản lý CTR cũng như công nghệ xử lý chưa được phù hợp gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của con người. Vì vậy, việc thực hiện PLRTN và đề xuất các giải pháp quản lý cũng như chọn lựa công nghệ xử lý CTR một cách phù hợp cho tương lai là vấn đề cần thiết và cấp bách trong thời gian này.

    Hiện nay, lượng rác sinh hoạt đang chiếm khối lượng lớn với nhiều thành phần và tính chất khác nhau nên rất khó thu gom và xử lý. Tại các bãi chôn lấp gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường không khí, nước mặt và nước ngầm do khí thải và nước rỉ rác.

    Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước với tốc dộ Phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh vì thế nó thúc đẩy quá trình ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm môi trường do CTRSH ngày càng nghiêm trọng. Do vậy, CTRSH là vấn đề cấp thiết và cần được quan tâm hàng đầu bởi cộng đồng dân cư, các nhà quản lý đô thị cũng như các cấp lãnh đạo của mọi cấp. Do vậy lượng CTRSH nếu không được quản lý một cách triệt để sẽ dẫn tới hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và Sức khỏe con người.

    6.2 Phương pháp cụ thể:

    Phương pháp thu thập số liệu, tài liêu
    Phương pháp chuyên gia
    Phương pháp điều tra và khảo sát Xã hội học
    Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
     
Đang tải...