Thạc Sĩ đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu dân cư số 6 túc duyên - phường túc duyên thành phố thái

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ SỐ 6 TÚC DUYÊN - PHƯỜNG TÚC DUYÊN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN

    MỤC LỤC
    Chương 1: MỞ ĐẦU . 1
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
    1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU . 2
    1.2.1. Mục đích . 2
    1.2.2. Yêu cầu . 3
    Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
    2.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ . 4
    2.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư . 4
    2.1.2. Đặc điểm của dự án . 5
    2.1.3. Vai trò của dự án đầu tư . 6
    2.1.3.1 Đối với nhà đầu tư. 6
    2.1.3.2 Đối với Nhà nước 7
    2.1.3.3 Đối với tổ chức tài trợ vốn . 7
    2.1.3.4 Đối với việc hoạch định chiến lược phát triển 7
    2.2. BỒI THƯỜNG . 8
    2.2.1. Khái niệm về bồi thường và chính sách bồi thường . 8
    2.2.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường 8
    2.3. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 10
    2.3.1. Trung Quốc . 10
    2.3.2. Thái Lan 11
    2.3.3. Hàn Quốc 12
    2.4. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở
    VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 14
    2.4.1. Thời kỳ trước 1987 14
    2.4.1.1. Hiến pháp 1946 14
    2.4.1.2 Nghị định số 151-TTg 15
    2.4.2. Thời kỳ 1987 đến 1993 15
    2.4.3. Thời kỳ 1993 đến 2003 16
    2.4.3.1 Hiến pháp 1992 . 16
    2.4.3.2. Luật Đất đai 1993 . 17
    2.4.3.3. Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 1998 . 21
    2.4.3.4. Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 2001 . 22
    2.4.4. Thời kỳ từ 2003 đến nay 23
    2.4.4.1. Luật Đất đai 2003 . 23
    2.4.4.2. Những nội dung chủ yếu của NĐ 197/NĐ-CP . 26
    2.5. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG KHI NHÀ
    NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM . 27
    2.5.1. Chính sách bồi thường hỗ trợ, tái định cư 27
    2.5.1.1. Thực trạng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định
    của Luật Đất đai 1993 . 27
    vii
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
    79
    2.5.1.2. Thực trạng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định
    của Luật Đất đai 2003 . 30
    2.5.2. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, GPMB ở một số địa phương 30
    2.5.2.1. Bồi thường, GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội 30
    2.6. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
    KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN . 32
    2.6.1. Các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật bồi thường, hỗ
    trợ, tái định cư . 32
    2.6.2. Kết quả thực hiện chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
    cư 34
    Chương 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
    CỨU . 36
    3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 36
    3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 36
    3.1.2. Địa bàn nghiên cứu 36
    3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 36
    3.2.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên 36
    3.2.2. Vài nét cơ bản dự án quy hoạch khu dân cư số 6 của Thái Nguyên . 36
    3.2.3. Đánh giá hiệu quả của dự án bồi thường giải phóng mặt bằng . 36
    3.2.4. Đề xuất giải pháp . 37
    Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
    4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ
    THÁI NGUYÊN . 38
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên . 38
    4.1.1.1. Vị trí địa lý . 38
    4.1.1.2. Địa hình, địa mạo . 38
    4.1.1.3. Khí hậu . 38
    4.1.1.4. Thủy văn . 39
    4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên . 39
    4.1.1.6. Thực trạng môi trường . 40
    4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội . 40
    4.1.3. Tình hình xã hội 42
    4.1.3. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA THÀNH PHỐ
    THÁI NGUYÊN . 43
    4.1.3.1. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Thái
    Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 43
    4.1.3.2. Tình hình thực hiện quy hoạch của thành phố Thái Nguyên 2010 . 45
    4.1.3.3. Phương án quy hoạch của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020 48
    4.2. Vài nét cơ bản về dự án giải phóng mặt bằng xây dựng khu dân cư số 6
    phường Túc Duyên 49
    4.2.1. Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án . 50
    4.2.2. Quy mô của dự án 52
    viii
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
    80
    4.2.3. Quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng 54
    4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI
    NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN . 60
    4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án 60
    4.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội của dự án . 64
    4.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của dự án . 70
    4.3.3.1. Môi trường của khu vực khi dự án chưa bắt đầu tiến hành . 70
    4.3.3.2. Môi trường của khu vực ở thời điểm hiện tại với kết quả điều tra trực
    tiếp 71
    4.4. Kiến nghị và giải pháp 74
    Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 76
    5.1. Kết luận 76
    5.2. Đề nghị . 77

    Chương 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia quý báu, địa bàn để
    phân bố dân cư và các hoạt động kinh tế, xã hội quốc phòng, an ninh; là nguồn
    nội lực để xây dựng và phát triển bền vững quốc gia. Trong quá trình đổi mới,
    đặc biệt những năm gần đây việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu
    đô thị mới đã phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước với mục
    tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
    Thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình
    quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia công cộng, phát triển kinh tế là một khâu
    quan trọng, then chốt của quá trình phát triển. Bồi thường giải phóng mặt
    bằng là điều kiện ban đầu và tiên quyết để triển khai thực hiện các dự án. Có
    thể nói: “ Giải phóng mặt bằng nhanh là một nửa của dự án”. Bồi thường giải
    phóng mặt bằng cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp tác động
    tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư, ảnh hưởng trực tiếp
    đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, đặc biệt với hộ gia đình, cá nhân có
    đất bị thu hồi trên phạm vi cả nước, đến từng địa phương, cơ sở.
    Thái Nguyên là một tỉnh hiện đang nằm trong vùng động lực phát triển
    kinh tế các tỉnh miền Bắc nước ta. Trong những năm qua, quá trình công
    nghiệp hóa, đô thị hóa đã thúc đẩy sự phát triển nhanh về kinh tế với sự thay
    đổi bộ mặt của thành phố, các huyện lỵ .
    Thành phố Thái Nguyên có nền kinh tế đang trên đà phát triển của tỉnh
    Thái Nguyên, cách Hà Nội 80 km về phía Đông Nam. Vị trí địa lý trên đã tạo
    cho thành phố Thái Nguyên những điều kiện lý tưởng để thu hút đầu tư, thực
    hiện CNH, HĐH địa phương, các khu dân cư mới và mạng lưới giao thông
    liên huyện, liên tỉnh nối với Quốc lộ 3, đường Cách mạng tháng 8
    Thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình
    quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia công cộng, phát triển kinh tế trên địa bàn
    tỉnh Thái Nguyên và Thành phố Thái Nguyên cũng có ý nghĩa quan trọng và
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
    2
    những khó khăn bức xúc chung trong công tác t hu hồi đất, bồi thường giải
    phóng mặt bằng của cả nước đặc biệt là khó khăn trong việc tái định cư và
    chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân, hộ gia đình bị mất đất sản xuất và các
    yếu tố về môi trường kèm theo.
    Từ khi có Luật Đất đai 1993 việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu
    hồi đất được thực hiện theo các quy định của Chính phủ tại Nghị định 90/CP
    ngày 17/8/1994, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP. Sau khi Luật Đất đai 2003 có
    hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004
    quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
    Thành phố Thái Nguyên nằm trong khu vực được đầu tư phát triển của
    tỉnh Thái Nguyên, Những năm vừa qua đã có nhiều dự án đền bù giải phóng
    mặt bằng được thực hiện. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
    nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, việc quy hoạc h thiết kế đất đai
    là tất yếu để góp phần cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, vấn đề nào
    cũng có những mặt tích cực và mặt trái c ủa nó. Một bộ phận không nhỏ người
    dân sống tại các dự án bị thu hồi đất, do quá trình chuyển đổi nghề nghiệp
    không đáp ứng được với nhu cầu của xã hội, đất nông nghiệp lại bị mất do vậy
    đã trở nên thất nghiệp. Chính vì vậy để có thể đánh giá được hiệu quả của một số
    dự án giải phóng mặt bằng của Thành phố Thái Nguyên, tôi tiến hành nghiên
    cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư số 6 Túc
    Duyên - Phường Túc Duyên - Thành phố Thái Nguyên” nhằm góp phần thực
    hiện mục tiêu trên với những mục đích, yêu cầu cụ thể dưới đây.
    1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
    1.2.1. Mục đích
    Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu dân cư số 6 Túc Duyên -Phường Túc Duyên - Thành phố Thái Nguyên (hiệu quả về kinh tế, xã hội và
    môi trường)
    Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện việc lập xây dựng các
    phương án quy hoạch giải phóng mặt bằng của thành phố Thái Nguyên - tỉnh
    Thái Nguyên.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
    3
    1.2.2. Yêu cầu
    Nắm vững chính sách, pháp luật đất đai, chính sách bồi thường giải
    phóng mặt bằng và các văn bản có liên quan đã được ban hành.
    Nguồn số liệu, tài liệu điều tra phản ánh đúng quá trình thực hiện các
    chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng qua một số dự án đã được thực
    hiện trên địa bàn nghiên cứu có độ tin cậy và chính xác. Các số liệu điều tra
    thu thập phải được phân tích, đánh giá một cách khách quan khoa học.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
    4
    Chương 2
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
    2.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư
    Từ những năm 60 trở lại đây thì nhận thức về dự án bắt đầu hoàn thiện,
    danh từ dự án dược sử dụng trong nhiều lĩnh vực, các mối quan hệ, mục tiêu,
    phạm vi khác nhau do vậy cơ cấu tổ chức của dự án cũng tương đối khác
    nhau. Các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều khái niệm về dự án. Mỗi một khái
    niệm nhấn mạnh một số khía cạnh của dự án cùng các đặc điểm quan trọng
    của nó trong từng hoàn cảnh cụ thể.
    Xét theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù,
    một nhiệm vụ cụ thể cần phải đạt được thực hiện với phương pháp riêng,
    nguồn lực riêng và phải theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể
    mới. Như vậy theo định nghĩa này thì: dự án không chỉ là một ý định phác
    thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định; Dự án không phải là một nghiên
    cứu trìu tượng mà phải cấu trúc nên một thực thể mới.
    Xét về hình thức: Dự án đầu tư được hiểu là một tập tài liệu tổng hợp
    bao gồm các luận chứng cá biệt được trình bày một cách có hệ thống, chi tiết
    về một kế hoạch đầu tư nhằm đầu tư các nguồn tài nguyên của một cá nhân,
    một tổ chức vào một lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội để tạo ra một kết
    quả kinh tế, tài chính kéo dài trong tương lai.
    Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ hoạch định nỗ lực
    có thời hạn trong việc sử dụng vốn, vật tư, lao động nhằm tạo ra những sản
    phẩm mới cho xã hội. Định nghĩa này nhấn mạnh hai đặc tính: Mọi dự án dầu
    tư đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc xác đ ịnh. Dự án kết thúc khi mục tiêu
    của dự án đã đạt được hoặc khi xác định rõ ràng mục tiêu không thể đạt được
    và dự án bị loại bỏ; Sản phẩm hoặc dịch vụ mới được tạo ra khác biệt so với
    những sản phẩm tương tự đã có hoặc dự án khác.
    Xét trên góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư được xem là một kế hoạch
    chi tiết để thực hiện chương trình đầu tư nhằm phát triển kinh tế, xã hội làm
    căn cứ đưa ra quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
    5
    Dù các định nghĩa khác nhau nhưng có thể rút ra một số đặc trưng cơ
    bản của khái niệm dự án như sau:
    Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Mỗi dự án thể hiện một hoặc một nhóm
    nhiệm vụ cần được thực hiện với một bộ kết quả xác định nhằm thoả mãn một nhu
    cầu nào đó. Dự án cũng là một hệ thống phức tạp nên cần được chia thành nhiều bộ
    phận khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng phải dảm bảo các mục tiêu cơ bản về
    thời gian, chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao.
    Dự án có chu kỳ phát triển riêng và tồn tại hữu hạn. Nghĩa là giống như
    các thực thể sống, dự án cũng trải qua các gia i đoạn: hình thành, phát triển, có
    thời điểm bắt đầu và kết thúc.
    Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ
    phận quản lý chức năng với quản lý dự án . Dự án nào cũng có sự tham gia
    của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư
    vấn, nhà thầu, cơ quan quản lý Nhà nước . Vì mục tiêu của dự án các nhà
    quản lý dự án duy trì thường xuyên quan hệ với các bộ phận quản lý khác.
    Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo. Khác với quá
    trình sản xuất liên tục và gián đoạn kết quả của dự án không phải là sản phẩm
    sản xuất hàng loạt mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự án
    đem lại là duy nhất.
    Môi trưòng hoạt động “va chạm”. Quan hệ giữa các dự án là quan hệ
    chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của một tổ chức. Dự án “cạnh tranh”
    lẫn nhau và với các bộ phận chức năng khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị.
    Tính bất định và rủi ro cao: Hầu hết các dự án đòi hỏi lượng tiền vốn,
    vật tư và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
    Mặt khác, thời gian đầu tư vào vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát
    triển thường có độ rủi ro cao.
    2.1.2. Đặc điểm của dự án
    Mặc dù mỗi một dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau có đặc điển riêng
    của lĩnh vực đó nhưng nói chung dự án có những đặc điểm chung cơ bản sau:
    Dự án có tính thống nhất: Dự án là một thực thể độc lập trong một môi
    trường xác định với các giới hạn nhất định về quyền hạn và trách nhiệm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...