Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả điều trị hạt cơm lòng bàn chân thể sâu bằng bôi dung dịch kẽm Sulphat 10%

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
    CHUYÊN NGÀNH : DA LIỄU
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
    NĂM - 2010
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN. 3
    1.1. BỆNH HẠT CƠM . 3
    1.1.1. Căn nguyên gây bệnh 3
    1.1.2. Phân loại hạt cơm 7
    1.2. HẠT CƠM LÒNG BÀN CHÂN . 9
    1.2.1. Khái quát . 9
    1.2.2. Căn nguyên và sinh bệnh học . 9
    1.2.3. Đặc điểm lâm sàng 9
    1.2.4. Mô bệnh học . 11
    1.2.5. Chẩn đoán . 13
    1.2.6. Điều trị 14
    1.2.7. Điều trị hạt cơm bằng dung dịch kẽm sulphat 10% 19

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 23
    2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU . 23
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 23
    2.1.2. Vật liệu nghiên cứu . 24
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 24
    2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu . 24
    2.2.3. Các bước tiến hành 25
    2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU . 29
    2.4. THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 29
    2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 29
    2.6. ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI 30

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
    3.1.ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH HCLBC THỂ SÂU . 31
    3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 31
    3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 33
    3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HẠT CƠM BẰNG BÔI KẼM
    SULPHAT 10% 36
    3.2.1. Một số đặc điểm của 2 nhóm điều trị: 36
    3.2.2. Hiệu quả điều trị 38

    Chương 4: BÀN LUẬN . 45
    4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HCLBC THỂ SÂU 45
    4.1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu . 45
    4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 48
    4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HCLBC THỂ SÂU BẰNG KẼM SULPHATE 10% 52
    4.2.1. Đánh giá kết quả điều trị . 53
    4.2.3. Kết quả điều trị của 2 nhóm nghiên cứu . 60

    KẾT LUẬN 62
    KIẾN NGHỊ . 64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    DANH MỤC CÁC BIỂU
    Biểu đồ 3.1: Phân bố HCLBC theo giới . 32
    Biểu đồ 3.2: Phân bố vị trí thương tổn 33
    Biểu đồ 3.3. Kích thước thương tổn hạt cơm 34

    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1.1. Các type của HPV và những biểu hiện lâm sàng 6
    Bảng 3.1: Phân bố tỷ lệ mắc bệnh hạt cơm theo tuổi . 31
    Bảng 3.2: Phân bố bệnh theo nghề nghiệp 32
    Bảng 3.3.Bề mặt thương tổn . 33
    Bảng 3.4: Thời gian mắc bệnh 34
    Bảng 3.5: Mức độ bệnh . 35
    Bảng 3.6: Các triệu chứng cơ năng kèm theo 35
    Bảng 3.7: Phân bố lớp tuổi giữa 2 nhóm điều trị 36
    Bảng 3.8. Phân bố giới giữa 2 nhóm điều trị 37
    Bảng 3.9: So sánh thời gian mắc bệnh của 2 nhóm 37
    Bảng 3.10: Phân bố mức độ thương tổn của 2 nhóm 38
    Bảng 3.11: So sánh kết quả điều trị của 2 nhóm 38
    Bảng 3.12 : So sánh kết quả điều trị theo mức độ mắc bệnh 39
    Bảng 3.13: So sánh kết quả điều trị theo bề mặt thương tổn 40
    Bảng 3.14: Kết quả điều trị theo vị trí thương tổn 41
    Bảng 3.15: So sánh kết quả số ngày điều trị khỏi trung bình của 2 nhóm . 42
    Bảng 3.16: So sánh chi phí điều trị trung bình của 2 nhóm 42
    Bảng 3.17: Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh . 43
    Bảng 3.18: So sánh tỷ lệ tái phát . 44
    Bảng 3.19: So sánh tác dụng phụ của 2 nhóm 44

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hạt cơm (HC) là một bệnh da khá phổ biến. Theo nghiên cứu của William HC tại Anh năm 1994 cho thấy tỉ lệ bệnh chiếm từ 7 –10% dân số
    [70]. Hạt cơm xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi [1], [2], [4], [34]. Bệnh do Human Papilloma Virus (HPV) gây nên. Cho đến nay đã phát hiện được trên 100 type HPV khác nhau. Mỗi type HPV có ái tính xâm nhập vào một vùng da và tổ chức riêng biệt gây thương tổn khác nhau trên lâm sàng. Hạt cơm có thể xuất hiện vùng mặt, tay, chân, trên thân người và vùng sinh dục. Nhưng vị trí gặp nhiều nhất là vùng da bàn tay và bàn chân [1], [2], [4], [12].
    Hạt cơm lòng bàn chân có hai thể là thể nông và thể sâu. Thể nông rất ít gặp chiếm khoảng 26% trong tổng số bệnh HCLBC [32], không đau khi đi lại và có tỷ lệ tự khỏi cao. Thể sâu gây đau khi đi lại, ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và thẩm mỹ. Vì vậy, bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt để người bệnh có thể sinh hoạt và lao động được bình thường. Hơn nữa, điều trị sớm còn nhằm mục đích giảm khả năng lan truyền vi rút đến các vùng da khác, sang người khác, bảo đảm thẩm mỹ cho người bệnh [1], [2], [4], [12],[5], [27].
    Có nhiều phương pháp điều trị hạt cơm, trong đó hầu hết các phương pháp là phá huỷ như cắt bỏ, đốt điện, laser CO2, áp lạnh hoặc dùng các hoá chất như Duofilm, acid Trichloracetic 33%, Nitơrat bạc . [1], [2], [7], [15], [18]. Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, phần lớn các bệnh nhân hạt cơm được điều trị bằng laser CO2. Phương pháp này có ưu điểm là loại bỏ thương tổn nhanh. Tuy nhiên, trên thực tế bệnh nhân rất đau khi gây tê lòng bàn chân trước khi điều trị Lase CO2. Đặc biệt ở trẻ em, đôi khi không thể thực hiện được phương pháp điều trị này. Trường hợp có nhiều thương tổn, với diện rộng sau điều trị bằng laser CO2 vết thương rất lâu lành, ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt. Hơn nữa, laser CO2 chưa phải là biện pháp điều trị hạt cơm hữu hiệu nhất [10].
    Tìm ra biện pháp điều trị với hiệu quả cao, ít tái phát, chi phí thấp, không đau và không gây ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân luôn là mục tiêu của nhiều nghiên cứu. Trên thế giới đã có nghiên cứu cho thấy hiệu quả điều trị hạt cơm bằng kẽm sulphat [59], [60], [19]. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả điều trị hạt cơm lòng bàn chân bằng bôi dung dịch kẽm sulphat 10%. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiệu quả điều trị hạt cơm lòng bàn chân thể sâu bằng bôi dung dịch kẽm Sulphat 10%" nhằm mục tiêu:
    1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh hạt cơm lòng bàn chân thể sâu
    điều trị tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương từ 3-8/2010.
    2. Đánh giá hiệu quả điều trị hạt cơm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...