Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả điều trị cắt cơn nghiện Heroin bằng thuốc an thần, gây ngủ và hồi sức hỗ trợ tại t

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/6/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
    1.1 Các khái niệm : .3
    1.2. Các chất thuộc họ thuốc phiện (TP) : 3
    1.2.1. Phân loại thuốc phiện: 3
    1.2.2. Đặc điểm dược lý: 5
    1.2.3. Các receptor của Morphin: .10
    1.2.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma túy nhóm Opiats (CDTP) Bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm .10
    1.2.5. Cơ chế sinh dược học của nghiện ma tuý .11
    1.2.6. Đặc điểm chủ yếu của người nghiện: .12
    1.2.7. Thời gian khởi phát và duy trì hội chứng thiếu thuốc: .13
    1.2.8. Các triệu chứng cai nghiện ma tuý .14
    1.2.9. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chúng cai CDTP .15
    1.3. Sơ lược tình hình diều trị cai nghiện ma tuý hiện nay: 15
    1.4. Các barbiturat: 21
    1.4.1. Thiopental (Pentothal, Nesdonal) .21
    1.4.2. Gardenal: 23
    1.5. Clopromazin (Aminazin) : 28
    1.5.1. Cơ ché tác dụng 28
    1.5.2.Tác dụng dược lý 29
    1.5.3. Tương tác thuốc 30
    1.5.4. Dược động học 30
    1.5.5. Tác dụng không mong muốn 30
    1.5.6.Độc tính cấp 30
    1.5.7.áp dụng lâm sàng : .31
    CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
    2.1. Đối tượng nghiên cứu: .32
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: 32
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 33
    2.2. Phương pháp nghiên cứu: .34
    2.2.1. Phương pháp: 34
    Phương pháp mô tả hồi cứu và tiến cứu can thiệp: .34
    2.2.2. Phương tiện nghiên cứu: .34
    2.2.3. Tiến hành nghiên cứu: 34
    2.2.4 Phác đồ sử dụng Thiopental và Gardenal, Aminazine: .35
    2.2.5. Các biện pháp điều trị khác: .36
    2.3. Các chỉ số nghiên cứu: 36
    2.4. Tiêu chuẩn đánh giá thành công: 37
    2.5. Tiêu chuẩn ra viện: .37
    2.6. Xử lý số liệu: .37
    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .38
    3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu .38
    3.1.1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nhóm tuổi .38
    3.1.2. Phân bố về giới .39
    3.1.3. Thời gian nghiện (năm) 39
    3.1.4. Đường sử dụng thuốc .39
    3.1.5. Số lần dùng heroin tối thiểu 24h 40
    3.1.6. Số lần cai nghiện thất bại trước đây .41
    3.2. Đặc điểm lâm sàng 41
    3.2.1. Triệu chứng lâm sàng .41
    3.2.2. Mức độ của hội chứng thiếu thuốc .43
    3.3. Đặc điểm xét nghiệm .46
    3.4. Kết quả điều trị 48
    3.4.1. Kết quả điều trị .48
    3.4.2. Các biện pháp hỗ trợ 51
    3.4.3. Thời gian điều trị 52
    CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN .57
    4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu: 57
    4.1.1. Phân bố về tuổi và giới : .57
    4.1.2 .Thời gian, lý do, đường sử dụng, số lần cai nghiện thất bại trước đây .57
    4.2. Bàn luận về triệu chứng lâm sàng 58
    4.3. Bàn luận về kết quả xét nghiệm .60
    4.4. Bàn luận về điều trị .62
    Kết luận .69
    Đề xuất .70

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Theo Cơ quan kiểm soát ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC), ước tính hiện nay trên thế giới có trên 205 triệu người sử dụng ma túy (chiếm khoảng 5% dân số thế giới trong độ tuổi từ 15-64), trong đó có khoảng 25 triệu người nghiện ma túy nặng.
    Tính đến 6/2007, trên toàn quốc đã có 138.518 người nghiện ma tuý (chưa tính đến 30.000 người trong các cơ sở do Bộ Công An quản lý)
    Theo nhận định từ Bộ Y tế, tình hình lạm dụng ma tuý ở nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp và vẫn có xu hướng tăng mạnh mẽ. Tỷ lệ người tiêm chích ma túy ngày gia tăng cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu lây truyền dịch bệnh HIV/AIDS không chỉ trong nhóm những người nghiện ma tuý mà còn lây lan ra cộng đồng cả nước
    Ngày nay cùng với số người nghiện ngày càng tăng thì nhu cầu cai nghiện được đặt ra hết sức cấp thiết và có tính xã hội hoá cao. Vì vậy đã xuất hiện nhiều trung tâm cai nghiện (nhà nước và tư nhân), điều này đã đáp ứng được phần nào nỗi bức bách của xã hội và đã góp phần đáng kể đưa nhiều người nghiện trở lại cuộc sống bình thường. Song trong quá trình hoạt động đã xảy ra một số biến chứng đáng tiếc và nghiêm trọng, đặc biệt hay gặp ở những người nghiện nặng và nhiều năm.
    Vì vậy việc tìm ra giải pháp để điều trị hội chứng thiếu thuốc nặng cho các đối tượng nghiện Heroin nặng và lâu năm là hết sức cần thiết.
    Nhằm góp phần vào công cuộc phòng chống ma túy Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai vài năm nay đã có nghiên cứu và điều trị cho nhiều bệnh nhân cắt cơn nghiện bẵng cách sử dụng Thiopental truyền tĩnh mạch liên tục, các triệu chứng thiếu thuốc (nhóm opi) rút lui khá nhanh và rõ rệt sau vài ngày sử dụng Thiopental, giúp được những người nghiện ma tuý (nhóm opi) nặng và nghiện nhiều năm vượt qua giai đoạn đầu đầy khó khăn của quá trình cai nghiện.
    Tuy nhiên, trên thực tế, gây mê liên tục tiềm tàng những biến chứng của hôn mê như: suy hô hấp, ngừng thở, ứ đọng đờm rãi, viêm phôi, loét do nằm lâu nhiều trường hợp phải cần các biện pháp hồi sức xâm nhập như đặt nội khí quản, thở máy, catheter tĩnh mạch trung tâm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, bệnh nhân hôn mê không tự ăn uống được, phải ăn qua sonde dạ dày hoặc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, tăng chi phí nằm viện và công phục vụ.
    Xuất phát từ thực tế lâm sàng này, Thiopental ngắt quãng phối hợp với uống Gardenal là biện pháp điều trị phù hợp và thuận tiện hơn, đặc biệt là có thể giúp không phải sử dụng các biện pháp xâm nhập nói trên, do đó tránh được các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm
    Mục tiêu:
    Đánh giá hiệu quả cắt cơn nghiện Heroin bằng Gardenal phối hợp Aminazin, Thiopental tiêm tĩnh mạch và các biện pháp hồi sức hỗ trợ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...