Luận Văn Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đai bụng trong phục hồi chức năng hô hấp trên bệnh

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Sơ lược về giải phẫu chức năng cột sống 3
    1.1.1. Cột sống. 3
    1.1.2. Tủy sống. 4
    1.2. Các cơ có chức năng hô hấp và vùng tủy sống chi phối 6
    1.3. Tiến triển tổn thương tủy sống. 6
    1.3.1. Theo giải phẫu bệnh. 6
    1.3.2 Theo lâm sàng. 7
    1.3. Phân loại theo thương tổn thần kinh. 7
    1.3.1 Phân loại theo tổn thương tủy sống. 7
    1.3.2. Phân loại mức độ tổn thương theo ASIA 8
    1.6. Sinh lý chức năng thông khí phổi 9
    1.6.1. Động tác hít vào. 9
    6.2 Động tác thở ra. 11
    6.3. Một số động tác hô hấp đặc biệt 11
    1.7. Sơ lược về đo chức năng thông khí phổi 12
    1.7.1. Các thể tích,dung tích hô hấp và lưu lượng thở. 12
    1.7.2. Các rối hội chứng trong đo chức năng thông khí phổi. 15
    1.7.3. Tiêu chuẩn trong đo chức năng thông khí phổi 16
    1.8. Đai bụng. 17
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    2.1. Đối tượng nghiên cứu. 18
    2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu. 18
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân. 18
    2.2.Phương pháp nghiên cứu. 19
    2.2.1. Thiết kế nghiên cưu. 19
    2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu. 19
    2.2.3.Các chỉ số đánh giá. 19
    2.3. Phương pháp thu thập số liệu. 20
    2.3. Đạo đức trong nghiên cứu. 20
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
    3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu. 21
    3.1.1. Tuổi 21
    3.1.2 Giới 22
    3.1.4. Vị trí tổn thương tủy sống. 23
    3.1.5. Mức độ tổn thương tủy sống theo ASIA 24
    3.2 Các chỉ số chức năng thông khí phổi 25
    3.2.1. Theo vị trí tổn thương tủy. 25
    CHƯƠNG 4; BÀN LUẬN 27
    4.1. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu. 27
    4.2. Đặc điểm bệnh nhân. 27
    4.2.1. Giới, tuổi, nguyên nhân. 27
    4.2.2. Vị trí tổn thương. 27
    4.2.3 Mức độ tổn thương. 29
    4.3 Các thông số chức năng hô hấp. 29
    KẾT LUẬN 32
    KHUYẾN NGHỊ 33
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1: Các cơ hô hấp và vùng tủy sống chi phối 6
    Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân nghiên cứu. 21
    Bảng 3.2: Vị trí tổn thương tủy . 23
    Bảng 3.3: Mức độ tổn thương tủy theo ASIA . 24
    Bảng 3.4: So sánh FVC so với chỉ số tham khảo . 25
    Bảng 3.5: Chỉ số FVC (L) theo vị trí tổn thương tủy . 25
    Bảng 3.6: So sánh chỉ số FVC (L) giữa 2 nhóm trước và sau khi sử dụng đai bụng 26
    Bảng 3.7: So sánh FVC trước sau giữa các nhóm 26


    DANH MỤC BIỂU ĐỒ


    Biểu đồ 3.1: Độ tuổi trong nghiên cứu . 21
    Biểu đồ 3.2: Thành phần giới của bệnh nhân trong nghiên cứu . 22
    Biểu đồ 3.3: Nguyên nhân tổn thương trong nghiên cứu 22
    Biểu đồ 3.4: Vị trí tổn thương tủy trong nghiên cứu . 23
    Biểu đồ 3.5: Mức độ tổn thương tủy sống theo ASIA 24

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tổn thương tủy sống là tình trạng bệnh lý gây giảm hoặc mất vận động tứ chi hoặc hai chi dưới kèm theo mất các rồi loạn khác như: cảm giác, hô hấp, bàng quang, đường ruột, dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân khác nhau.Trong số các nguyên nhân gây tổn thương tủy sống thì chấn thương cột sống là hay gặp nhất.
    Theo thống kê số liệu hàng năm trên thế giới thì tỷ lệ tổn thương tủy sống có xu hướng ngày càng tăng. Nạn nhân phần lớn là nam giới trong độ tuổi lao động.Năm 2004 tại Hoa Kỳ,tỷ lệ mới mắc là 11.000 người, tỷ lệ hiện mắc là 250.000 người, trong đó nam giới chiếm 80%, nữ 20%, độ tuổi trung bình là 31,2 tuổi.Đặc biệt trong độ tuổi lao động 16-59 chiếm 60 % [14].Điều này đã ảnh hưởng tới 1 phần dân số tủy nhỏ nhưng vô cùng quan trọng của Hoa Kỳ, hàng năm phải chi trả hàng trăm triệu USD cho việc điều trị nhưng bệnh nhân này [15], ở Pháp có khoảng 1000 trường hợp mắc mới mỗi năm, trong đó tỷ lệ nam giới gấp từ 2-3 lần so với nữ giới [16].
    Tại Việt Nam từ năm 2000 đến 2005 mỗi năm trung tâm Phục Hồi Chức Năng bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận và điều trị khoảng 50 bệnh nhân bị tổn thương tủy sống trong đó tổng thương tủy sống cổ chiếm 42,4 % [1].
    Hô hấp là một hoạt động đảm bảo chức năng sống của cơ thể. Biến về chứng hô hấp là nguyên nhân chính gây tử vong sau chấn thương tủy sống.Các biến chứng về hô hấp phụ thuộc vào vị trí tổn thương tủy sống, trong đó tổn thương tủy sống cổ gây ảnh hưởng nhiều nhất.Tất cả vấn đề vể hô hấp đều cản trở bệnh nhân có 1 cuộc sống bình thường. Nếu ít nghiêm trọng thì bệnh nhân chỉ bị phiền toái trong các hoạt động gắng sức. Dần dần, các vấn đề sẽ trở nên nặng nề hơn. Vì vậy việc phục hồi chức năng hô hấp sớm cho những bệnh nhân tổn thương tủy sống là hết sức quan trọng và cần thiết.
    Trong phục hồi chức năng bệnh nhân liệt tủy, ngoài việc đánh giá sự ảnh hưởng của tổn thương tủy sống tới chức năng hô hấp, đo chức năng thông khí phổi cho phép đánh giá lợi ích và hưu hiệu của các phương pháp PHCN tới khả năng hô hấp. Từ đó chọn lựa các kỹ thuật phục hồi chức năng, vật lý trị liệu thích hợp sao cho có hiệu quả với bệnh nhân. Điều này rất quan trọng vì đánh giá bằng cảm nhận chủ quan sẽ không được thuyết phục và chính xác bằng đo chức năng thông khí phổi [2].
    Có rất nhiều kỹ thuật cũng như phương pháp phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân tổn thương tủy sống, phương pháp sử dụng đai bụng (AB) ít tốn kém và theo nhận xét chủ quan thì đem lại hiệu quả tốt đó. Đai bụng được sử dụng trong phòng khám để điều trị người SCL, VC,FVC được giảm ở những người liệt tủy khoảng 50-60% giá trị tham khảo [17], [18]. Và hiệu ứng của đai bụng (AB) giúp tăng FVC [19], [22], [25] và giảm làm dung tích khí cặn chức năng FRC [20], [21], [22], [23]. Nhưng như đã nói đó là nhận xét chủ quan vì việc việc tiến hành nghiên cứu dựa vào đo chức năng thông khí phổi để làm rõ tầm ảnh hưởng cũng như hiệu quả của việc sử dụng đai ngực là cần thiết.
    Tuy nhiên ở Việt Nam cho đến nay có rất ít tài liệu về vấn đề này, chính vì thế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đai bụng trong phục hồi chức năng hô hấp trên bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tủy” với mục tiêu:
    1. Đánh giá chức năng hô hấp của bệnh nhân liệt tủy
    2. Đánh giá hiệu quả của đai bụng trên dung tích sống thở mạnh FVC của bệnh nhân liệt tủy


    [HR][/HR]
     

    Các file đính kèm: